Hôm nay,  

Tình Yêu Sẽ Chỉ Lối

03/09/200900:00:00(Xem: 117081)

Tình Yêu Sẽ Chỉ Lối  

Tác giả: Võ Trang
Bài số 2717-16208788- vb590309

Tác giả 56 tuổi, cư dân San Diego; Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ là người vừa nhận    giải danh dự dành cho tác giả và tác phẩm đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2009.  Ba bài viết của ông hợp thành một tự sự ba hồi: Ký ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân tại Huế; Tiếp theo là tâm trạng của một trí thức gốc Việt tại Mỹ, vừa biết ơn quê hương thứ hai, đồng thời cũng vừa "hận người Mỹ đã bỏ rơi đất nước mình"; Và sau cùng là “một thoáng hạnh phúc” tìm thấy từ nước Mỹ tử tế không chỉ với đồng loại mà với cả muôn loài.
Bài viết mới của ông nhân mùa Vu Lan được kết với lời ghi trân trọng “viết để dâng Mẹ.”

***

Lần đầu tiên khi nghe người ca sĩ da đen Lionel Richie trình bày bài nhạc do chính anh sáng tác "Love will find the way" (xin được tạm dịch "Tình yêu sẽ chỉ lối") tôi đã có ngay ý tưởng phải chăng những tâm hồn lớn thường gặp nhau"   vì đây cũng chính là câu tôi thường nghe mẹ nói lúc còn rất nhỏ.  Thời ấy dĩ nhiên ông Richie còn chưa ra nghề và cái quê hương của ông còn cách quê hương tôi cả một đại dương Thái Bình.
Có lẻ chỉ gần đây thôi, khi tóc đã hai màu, tôi mới hiểu tôi thật thương mẹ mình.  Có lẽ các bạn sẽ không tin, tưỡng chừng như vô lý.  Nhưng cũng như hơi thở, có bao nhiêu lần tôi trực nhận được cái cần thiết đó trong từng giây phút của cuộc đời mình"
Lúc còn nhỏ tôi tìm đến mẹ như một nhu cầu   trong cả ý thức lẫn vô thức để được bảo vệ, để được sinh tồn.  Khi lớn lên, dù đã đủ lông đủ cánh tôi vẫn tấp về "bến mẹ" như một nguồn an ủi, nhất là khi không hài lòng với cuộc đời.  Có mấy khi tôi chịu lắng lòng để hiểu mẹ mình nghĩ gì và thật sự cần gì, mình cần phải làm gì để trả lại công ơn sinh thành, nhất là trong đời sống tâm linh của một con người đã vào đoạn cuối của cuộc đời"
Hình ảnh của mẹ tôi được thấy lại nhiều hơn qua nước mắt và trong khổ đau bởi vì có lẻ chỉ trong thật sự đau khổ và qua nước mắt thì những hy sinh của mẹ mới được hiểu và biết ơn.  Trong hạnh phúc tràn ngập cho riêng mình, tôi thường quên mẹ - và nuối tiếc có nghĩa là đã qua rồi! 
Mẹ tôi có cái rất "dễ thương".  Không ai trong chúng tôi biết được ngày sinh thật sự của bà vì các giấy tờ chứng minh củ đều đã thất lạc,  Cho nên khi còn sáng suốt, bà đã nhẹ nhàng dời cái "ngày ấy" đến cho trùng với ngày của mẹ (Mother Day) ở Hoa Kỳ - để được nhớ đến!.  Anh em tôi ai cũng hiểu nhưng đều vui cười và chúc mừng cho bà.
Mẹ tôi có cái rất "dễ ghét".  Khi bà đã thương ai rồi thì nhất định "mù quáng" bảo vệ.  Hồi còn học Đại Học Khoa Học Sài Gòn tôi đã có có người yêu và đã được mẹ chấp nhận.  Hàng xóm có cô học sinh để ý tôi và mẹ tôi biết nên bà luôn luôn đóng vai con kỳ đà cản mủi ở tất cả các cuộc gặp gở .  Nhờ vậy mà tôi vẫn trọn vẹn với người tôi yêu cho đến bây giờ...  
Mẹ tôi là chứng nhân của một cuộc cách mạng tình cảm trong chế độ phong kiến  ngày xưa.  Là con quan đuợc đặc biệt nuông chiều, mẹ tôi là người con gái duy nhất trong 4 chị em được ông ngoại tôi gởi lên Đà Lạt theo học chương trình Pháp, tại trường Couvent des Oiseaux.  Lên xe, xuống xe còn đòi đích thân ông ngoại tôi phải đưa, đón... Thế mà bà chịu lấy ba tôi, một học sinh nghèo, bất chấp chống đối của cả gia đình, một sự chọn lựa mà bà đã phải trả với cái giá của sự chật vật hầu như suốt cả một đời.
Mẹ tôi là hiện thân của đối chọi giữa một tình cảm lãng mạng và lòng chung thủy cực đoan.  Chiến tranh đã chia cắt mối tình đầu mà giờ đây chính bà vẫn nhìn nhận.  Nhưng trong cuộc đời hiện thực thì bà đã dành cho ba tôi một sự chung thủy tuyệt đối.  Ba tôi qua đời lúc bà chỉ 44 tuổi.  Thế mà bà vẫn sống độc thân như vậy cho đến bây giờ.  Tôi nghĩ là nhiều lúc bà phải rất cô đơn và đau khổ.  Lòng chung thủy như thế này có lẻ là cái gia tài quí báu nhất mà bà để lại cho tôi.  Nhiều lúc nghĩ lại tôi có cảm nhận rằng cả cái nhìn về lòng chung thủy của con nguời, về quê hương và  với muôn loài của tôi có lẻ đã chịu ảnh hưởng của bà.  Cái đối chọi giữa lý tưởng và hiện thực này là cái bài học thực nghiệm mà tôi đã áp dụng vào cuộc đời của chính mình, để hoá giải những mâu thuẩn nhiều lúc rất gay gắt, tàn nhẩn - ngay cả trong tâm hồn...


"Cái cò lặn lội bờ ao..."  hình ảnh mẹ tôi cô đơn từ khi tôi bắt đầu hiểu cuộc đời.  Cũng như nhiều người mẹ Việt-Nam mà tôi đã gặp và hiểu, mẹ tôi có sức chịu đựng phi thường.  Tôi tìm đến mẹ để được an ủi nhưng rất ít khi chịu hiểu mẹ tôi tìm ai để an ủi mình"  Ở đây và trong cái xã hội văn minh này, bộ môn Tâm Lý Học đã được phát triển rất mạnh để phân tích đến từng "lổ chân lông" của "vấn đề".  Một niềm đau nho nhỏ có khi còn được đặc biệt phóng đại để thảo luận trên cả hệ thống truyền thanh và truyền hình...  Các em nhỏ  ngày nay, trong đó có cả con tôi, cứ phàn nàn người lớn không hiểu mình   ... "you don t understand" this   "you don t understand" that...  "Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột..."   Có cảm nhận được sức chịu đựng của người mẹ Việt-Nam mới hiểu được đời "đá, vàng"...  
Mẹ tôi là một cánh hoa Chùm Gửi.  Từ ngày ba tôi mất đi, về tình cảm, bà đã hoàn toàn lệ thuộc vào cái gia đình còn lại.  Tôi nhớ có lần trong một Show truyền hình ca nhạc, một MC đã hỏi "vậy tử tử thì tòng cái chi", nhân nói về cách cư xữ của phụ nữ trong nền luân lý cổ điển Việt-Nam:

Tại gia tòng phụ, 
Xuất gía tòng phu,
Phu tử tòng tử...  

Câu trả lời của mẹ tôi là: 

Tử tử tòng cháu và 
Cháu tử thì tòng chắc (con của cháu)!
Còn biết bao nhiêu kho tàng của mẹ mà đến giờ tôi vẫn chưa nhận ra"  Dù trong tình thương tuyệt đối tôi dành cho mẹ, tôi vẫn hiểu mẹ tôi không phải là một "Quán thế Âm".  Trong tình thương, mẹ tôi cũng có lúc trở thành ích kỹ.  Nhưng làm người thì có ai là hoàn toàn.  Đôi khi chỉ cần làm được một chuyện có nghĩa cũng đáng một đời người.  Với tôi đây là bài học "Tình thương sẽ dạy cho con cách đối xữ" mà tôi vẫn ghi nhớ.
Hôm qua, khi đưa mẹ tôi đi thăm một người cháu vừa mới sinh con, bà quyết định ở lại săn sóc người cháu và bảo tôi về một mình.  Sợ tôi buồn, bà nói lời cám ơn nhiều lần.  Trên đường về tôi cảm thấy bần thần khôn tả.  Ra hồ tôi ngồi im trong nhiều giờ.  Đây là lần thứ hai tôi nghe mẹ nói câu cám ơn.  Tôi giận mẹ vì bà không biết tôi rất thương bà.  Rồi tôi giận mình vì không biết làm cho mẹ hiểu được mình.  Mẹ tôi không cần cám ơn tôi gì cả.  Chỉ có tôi mới cần phải nói lời cám ơn với bà, từ đáy lòng.  Rồi tôi tự hỏi mình đã không để ý đến những vui buồn của mẹ từ khi nào"  Tôi săn sóc mẹ bằng ý muốn của mình.  Tôi cho mẹ những gì tôi thích.  Cả câu kinh tôi cũng chọn cho mẹ để cầu... tôi chỉ vì tôi chứ không hề vì mẹ. 
Và rồi tôi đã khóc.  Mấy chục năm rồi tôi mới có dịp nhỏ một giọt lệ cho mẹ mình mà không biết hàng chục năm qua mẹ tôi đã khóc cho chúng tôi biết bao nhiêu lần rồi.   Một giọt nước mắt rớt xuống, dợn con sóng nhỏ trên mặt hồ, làm tan biến mái tóc đã 2 màu để trả lại cho tôi cái tôi của mẹ ngày nào.  Với mẹ, tôi chỉ muốn là một đứa trẻ được ngũ yên trong tiếng ru con muôn đời...  
Ạ à ơi ...
Đến bao giờ con cá chép hoá rồng
Cho con đền đáp công ơn sinh thành.

...

San Diego đang chuẩn bị để làm lể Vu Lan cho mùa báo hiếu của năm 2009. Năm nào đi chùa tôi cũng được các thầy giãng giải về lòng hiếu thảo nhưng không phải lúc nào tôi cũng cảm nhận được sâu xa.  Năm nay tôi sẽ không cầu nguyện cho mẹ được ăn ngon mặt đẹp, được nhà cao cửa lớn.  Tôi chỉ cầu nguyện cho mẹ thấy được con đường còn lại để biết tự mình cần phải làm gì.  Dù hiểu giáo lý công bằng về luật nhân quả, tôi vẫn xin được chia sẽ với mẹ những "quả" có thể làm mẹ đau lòng.  Tôi cầu nguyện đức Địa Tạng Vương Bồ Tát cho tôi đủ sáng suốt để hiểu mẹ thêm, để được cùng mẹ vui buồn đi hết quảng đường còn lại này. 
Viết để kính dâng mẹ  
Vu Lan năm 2009.
VÕ TRANG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,064,653
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Nhạc sĩ Cung Tiến