Hôm nay,  

Liên Doanh

04/09/200900:00:00(Xem: 799819)

Liên Doanh

Tác giả: Phan
Bài số 2718-16208789- vb690409

Tác giả là một nhà báo tại Dallas. Ông từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, và hiện trong nhóm chủ biên của báo Trẻ. Phan đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bài viết mới sau đây là chuyện “lời qua tiếng lại” vui vẻ quanh cái điên thoại của toà báo.

***

"Hà lô… Cái gì mà kêu không biết mệt vậy""
"Trời đất ơi! Toà báo gì kỳ cục! Kêu rát cổ họng, không bắt điện thoại …"
"Chị rát tay bấm điện thoại thì có, chớ tui có bắt điện thoại đâu mà chị nói rát cổ họng. Nói quá!"
"Còn lý sự nữa hả, tui nói ông chủ báo cho biết  à nghen. Nhân viên gì mà quá trời quá đất… vậy hà."
"Xin lỗi nha, tui đi mần."
"Trời ơi! Có phải báo Trẻ không vậy" Tui có lộn số không vầy nè""
"Đúng là báo Trẻ, tự giọng tui hơi… già."
"Già chát chứ hơi gì…"
"Cỡ chị là cùng. Tui nói chị nghe ha, mấy người tươm tướp như chị vậy chớ… bụng ngoài dạ. Tốt lắm à nghen."
"Tui hổng quởn nghe anh nói chuyện tào lao đâu…"
"Vậy chớ kêu tui chi""
"Tui kêu toà báo đặng quảng cáo. Ai kêu anh chi""
"Thì ra là quảng cáo, sao không đợi 12 giờ đêm luôn đi. Quảng cáo gì vậy chị""
"Quên rồi."
"Chị dễ thương thiệt đó! Chị mà nhớ thì tui cũng không biết làm gì đâu…"
"Trời thần ơi! Anh làm gì trong toà báo""
"Quét dọn."
"Hèn gì, nói chuyện không đâu vô đâu…"
"Thấy chị nói chuyện có duyên, dù không đúng mấy, thì tui nói chơi cho vui…"
"Tui nói cái gì sai""
"Chị không có nói sai… tiếng Việt. Nhưng nói sai người, sai giờ… toà báo đóng cửa từ năm giờ chiều, giờ mới gọi!" Ai lấy quảng cáo mười giờ đêm, quảng cáo đồ qủy gì giờ này""
"Nè nha, tui quên. Bên Cali người ta lấy quảng cáo 24, đó. Mình cứ nói vô điện thoại là có người nhận quảng cáo. Sáng ra, người ta kêu mình liền. Bên này còn nhà quê quá ha!"
"Bậy nè, bên này nhà giàu chớ nhà quê gì, người nghèo mới làm làm 24, giàu làm chút thôi, đi xài chớ!"
"Quét dọn mà nói chuyện cắc cớ dữ hen. Giờ này còn đương mần là người nghèo phải hôn" Tuổi gì, nói thiệt đi, tui coi cho một quẻ."
"Có tính tiền hôn""
"Tui biết anh đâu mà tính, khờ quá!"
"Biết tui làm quét dọn cho báo Trẻ. Tui mới không biết chị ở đâu để mắng vốn…"
"Xin lỗi anh nghen. Tui coi… giáp vòng nước Mỹ rồi đó, chỉ có người nhớ lộn ngày tháng năm sanh, mới không như ý. Tui chưa coi trật cho ai nói đúng ngày tháng năm sanh bao giờ."
"Vậy bây giờ, chị tính chuyển qua coi quẻ cho bò hay sao mà qua Texas""
"Cái ông qủy này, nói quở không hà!"
"Vậy thôi. Tui đi làm. Bye."
"Đàn ông gì mà dễ giận còn hơn đàn bà. Cho hỏi thăm chút coi, quảng cáo ở đây tính nhiêu một tuần vậy""
"… Cứ nói tên tui, là free hết."
"Anh là chủ báo hả" Tui coi cho tui sáng nay hen. Hôm nay gặp quới nhơn giúp đỡ. Đúng y chang vậy nghen."
"Đúng gì chị ơi! Tui làm quét dọn thiệt mà. Biết gì đâu mà nói chuyện với chị. Sáng mai, sau chín giờ, chị gọi lại thì có người làm việc với chị. Tui bye nghen."
"Khoan… anh ơi! Tui nói tui… là bạn anh. Có discount hôn""
"Nói là vợ tui mới discount."
"Trời. Quét dọn mà làm như ngon dữ!..."
"Xin lỗi chị à! Tai to mặt lớn tới đâu mới dơ tới đó. Thằng tui vậy chớ, tới đâu sạch sẽ tới đó nghe chị. Bye."
"Nói chuyện có lý quá hen, Nói chuyện chút nữa được hôn""
"Hết giờ rồi! Tui xong việc ở đây rồi, tui phải qua quét dọn cho cây xăng."
"Anh đi làm nguyên đêm vậy hả""
"Khi loài người thức dậy, là người ta xả rác. Chúa, Phật làm ca đêm từ khi người ta đốt nhang hay đọc kinh rồi đi ngủ. Chị không thấy sao""
"Rồi, tui biết anh là ai rồi!"
"Thôi đi bà thầy!"
" H.O hay giáo sư… mất dạy! Hí hí…"


"Bói trật lất! Để tui bói cho mà nghe. Lường gạt tám phương, hết đất sống, qua đây bói cho mấy con bò…"
"Anh khi tui dữ vậy! Nghiệp mà anh… tui đâu muốn…"
"Hey, đừng có khóc à nghen. Hồi đó… thôi, không nói đâu!"
"Nói đi, em nghe…"
"Sao dễ thương quá vậy""
"Ghét"
"Hồi đó… vợ tui khóc miết! Tui bóp cổ chết luôn. Mới ở tù 20 chục năm. Mới ra, đi quét đêm nè. Biết chưa""
"Anh tuổi gì" Chỉ tuổi gì… mà khắc dữ vậy""
"Hỏi chi" Chuyện qua rồi…"
"Em tuổi Thân, anh tuổi gì""
"Tuổi Sửu. Qua Mỹ thì tuổi Sửu hết!"
"Hèn gì anh cực quá hen…"
"Cám ơn. Tui, tới giờ phải đi rồi."
"Biết anh mần ở đâu, em tới phụ anh…"
"12 giờ, tui xong. Muốn nói chuyện thì gọi cell. Bye."

(12 giờ)

"… em tưởng anh gạt em, cho số điện thoại bậy. Ai dè, anh thành thật quá hen."
"Anh cũng đâu tin… em gọi lại!"
"Bây giờ tin chưa" Trời ở ngoài lành lạnh rồi đó nghen. Anh có mặc áo lạnh không vậy""
"Có cần lo sớm vậy hôn""
"Ghét."
"Bà thầy khai lý lịch coi! Cớ gì tới đây""
"Ghê hôn, em nghe nói bên này làm ăn dễ hơn Cali. Qua đây ở nhờ nhà người bạn - bạn coi bói thôi chớ không phải bạn thân. Cô ấy nói giới thiệu khách cho em. Nhưng ế quá."
"Vậy là tính đăng quảng cáo trên báo."
"Chứ phải làm sao""
"Giựt tiền quảng cáo bao nhiêu báo rồi""
"Anh là chủ báo phải hôn" Chứ sao biết!..."
"Tui lạ gì" Coi bói tới tàn mạt mà không biết sao được…"
"Tại bói chưa trúng thôi, chứ chịu khó như anh thì làm sao nghèo được""
"Ai nói" Thôi, đăng quảng cáo gì thì mai gọi. Tui không phải chủ báo nhưng nói người quen thì người ta chắc cũng bớt cho chút đỉnh. Mệt quá!"
"Anh nghĩ dùm em coi đăng quảng cáo sao cho hay…"
"Đăng càng ít chữ càng tốt. Đừng bắt chước người ta. Dộng vô cái ô quảng cáo có chút xíu, một bầy chữ như dòi. Ai đọc. Gớm."
"Nhưng ít chữ quá thì người ta đâu tin mình."
"Bộ nhiều chữ thì tin sao" Thầy này là thầy gì, nói đi…"
"Em chọn nhiều tên lắm rồi! Mà hổng có tên nào hên hết trọi. Anh chọn dùm đi."
"Bây giờ… mọi ô quảng cáo đều màu trắng chữ đen, thì mình đi màu đen chữ trắng. Ghi một số "13" bự chút, dưới là số điện thoại thôi."
"Không có chữ thầy… gì, bao nhiêu năm kinh nghiệm gì hết hả" Ai biết quảng cáo cái gì""
"Chính vì không biết thì người ta mới gọi! Người ta là… người ta. Người ta là như vậy đó!"
"Hay ha… mà sao số 13""
"Thì gặp thầy bói là xui chắc rồi!"
"Chọc em không hà, em qua năm tuổi rồi nghen, tới hồi làm ăn phát đạt rồi đó. Gặp anh là hên rồi nè…"
"Phải hôn vậy""
"Thì hên mới gặp người nói chuyện với mình."
"Xui như tui mới gặp người gọi giờ này. Không cho ngủ nghê gì hết!"
"Bộ… thôi, anh, quảng cáo của anh trang nào vậy" Em đang coi báo Trẻ nè""
"Quét dọn cũng cần quảng cáo nữa sao" Một cái toà báo với một cái cây xăng, đủ trào máu rồi!"
"Anh tính sao vậy" Anh làm ăn đàng hoàng, có uy tín, thì quảng cáo thêm ra… rồi mướn người làm. Mình khỏi làm."
"Người làm dọn nhà thân chủ thì ai ở tù""
"Làm ăn phải có gan chứ  nhát vậy sao được""
"Thôi. Cho tui hai chữ: Bình an."
"Mai, en gọi quảng cáo. Cho anh ké đó. Không bắt trả tiền đâu. Anh quảng cáo đi. Thêm việc mà không có người làm thì em phụ."
"Bỏ nghề uổng vậy""
"Làm bao nhiêu năm rồi… cũng có gì đâu""
"Hình như đang coi quẻ… kiếm chồng""
"Đừng có, thấy em rồi tiếc… hì hì…"
"Tự tin dữ hen."
"Anh nghĩ kỹ đi, quảng cáo chung với em. Cho vui. Đằng nào cũng trả tiền một ô quảng cáo mà có mấy con số không thôi… thì uổng quá!"
"Đó là thất bại muôn năm. Tui không phải thầy bói nhưng tui biết mình đọc cái gì, coi cái gì"..."
"Thì em nghe anh đó! Nói đi."
"Quét dọn với coi bói mà quảng cáo chung thì… Bói ra ma quét nhà ra rác".
"Hay đó anh. Không chừng… mình!"
"…"

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,475,152
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Nhạc sĩ Cung Tiến