Hôm nay,  

Liên Doanh

04/09/200900:00:00(Xem: 799884)

Liên Doanh

Tác giả: Phan
Bài số 2718-16208789- vb690409

Tác giả là một nhà báo tại Dallas. Ông từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, và hiện trong nhóm chủ biên của báo Trẻ. Phan đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bài viết mới sau đây là chuyện “lời qua tiếng lại” vui vẻ quanh cái điên thoại của toà báo.

***

"Hà lô… Cái gì mà kêu không biết mệt vậy""
"Trời đất ơi! Toà báo gì kỳ cục! Kêu rát cổ họng, không bắt điện thoại …"
"Chị rát tay bấm điện thoại thì có, chớ tui có bắt điện thoại đâu mà chị nói rát cổ họng. Nói quá!"
"Còn lý sự nữa hả, tui nói ông chủ báo cho biết  à nghen. Nhân viên gì mà quá trời quá đất… vậy hà."
"Xin lỗi nha, tui đi mần."
"Trời ơi! Có phải báo Trẻ không vậy" Tui có lộn số không vầy nè""
"Đúng là báo Trẻ, tự giọng tui hơi… già."
"Già chát chứ hơi gì…"
"Cỡ chị là cùng. Tui nói chị nghe ha, mấy người tươm tướp như chị vậy chớ… bụng ngoài dạ. Tốt lắm à nghen."
"Tui hổng quởn nghe anh nói chuyện tào lao đâu…"
"Vậy chớ kêu tui chi""
"Tui kêu toà báo đặng quảng cáo. Ai kêu anh chi""
"Thì ra là quảng cáo, sao không đợi 12 giờ đêm luôn đi. Quảng cáo gì vậy chị""
"Quên rồi."
"Chị dễ thương thiệt đó! Chị mà nhớ thì tui cũng không biết làm gì đâu…"
"Trời thần ơi! Anh làm gì trong toà báo""
"Quét dọn."
"Hèn gì, nói chuyện không đâu vô đâu…"
"Thấy chị nói chuyện có duyên, dù không đúng mấy, thì tui nói chơi cho vui…"
"Tui nói cái gì sai""
"Chị không có nói sai… tiếng Việt. Nhưng nói sai người, sai giờ… toà báo đóng cửa từ năm giờ chiều, giờ mới gọi!" Ai lấy quảng cáo mười giờ đêm, quảng cáo đồ qủy gì giờ này""
"Nè nha, tui quên. Bên Cali người ta lấy quảng cáo 24, đó. Mình cứ nói vô điện thoại là có người nhận quảng cáo. Sáng ra, người ta kêu mình liền. Bên này còn nhà quê quá ha!"
"Bậy nè, bên này nhà giàu chớ nhà quê gì, người nghèo mới làm làm 24, giàu làm chút thôi, đi xài chớ!"
"Quét dọn mà nói chuyện cắc cớ dữ hen. Giờ này còn đương mần là người nghèo phải hôn" Tuổi gì, nói thiệt đi, tui coi cho một quẻ."
"Có tính tiền hôn""
"Tui biết anh đâu mà tính, khờ quá!"
"Biết tui làm quét dọn cho báo Trẻ. Tui mới không biết chị ở đâu để mắng vốn…"
"Xin lỗi anh nghen. Tui coi… giáp vòng nước Mỹ rồi đó, chỉ có người nhớ lộn ngày tháng năm sanh, mới không như ý. Tui chưa coi trật cho ai nói đúng ngày tháng năm sanh bao giờ."
"Vậy bây giờ, chị tính chuyển qua coi quẻ cho bò hay sao mà qua Texas""
"Cái ông qủy này, nói quở không hà!"
"Vậy thôi. Tui đi làm. Bye."
"Đàn ông gì mà dễ giận còn hơn đàn bà. Cho hỏi thăm chút coi, quảng cáo ở đây tính nhiêu một tuần vậy""
"… Cứ nói tên tui, là free hết."
"Anh là chủ báo hả" Tui coi cho tui sáng nay hen. Hôm nay gặp quới nhơn giúp đỡ. Đúng y chang vậy nghen."
"Đúng gì chị ơi! Tui làm quét dọn thiệt mà. Biết gì đâu mà nói chuyện với chị. Sáng mai, sau chín giờ, chị gọi lại thì có người làm việc với chị. Tui bye nghen."
"Khoan… anh ơi! Tui nói tui… là bạn anh. Có discount hôn""
"Nói là vợ tui mới discount."
"Trời. Quét dọn mà làm như ngon dữ!..."
"Xin lỗi chị à! Tai to mặt lớn tới đâu mới dơ tới đó. Thằng tui vậy chớ, tới đâu sạch sẽ tới đó nghe chị. Bye."
"Nói chuyện có lý quá hen, Nói chuyện chút nữa được hôn""
"Hết giờ rồi! Tui xong việc ở đây rồi, tui phải qua quét dọn cho cây xăng."
"Anh đi làm nguyên đêm vậy hả""
"Khi loài người thức dậy, là người ta xả rác. Chúa, Phật làm ca đêm từ khi người ta đốt nhang hay đọc kinh rồi đi ngủ. Chị không thấy sao""
"Rồi, tui biết anh là ai rồi!"
"Thôi đi bà thầy!"
" H.O hay giáo sư… mất dạy! Hí hí…"


"Bói trật lất! Để tui bói cho mà nghe. Lường gạt tám phương, hết đất sống, qua đây bói cho mấy con bò…"
"Anh khi tui dữ vậy! Nghiệp mà anh… tui đâu muốn…"
"Hey, đừng có khóc à nghen. Hồi đó… thôi, không nói đâu!"
"Nói đi, em nghe…"
"Sao dễ thương quá vậy""
"Ghét"
"Hồi đó… vợ tui khóc miết! Tui bóp cổ chết luôn. Mới ở tù 20 chục năm. Mới ra, đi quét đêm nè. Biết chưa""
"Anh tuổi gì" Chỉ tuổi gì… mà khắc dữ vậy""
"Hỏi chi" Chuyện qua rồi…"
"Em tuổi Thân, anh tuổi gì""
"Tuổi Sửu. Qua Mỹ thì tuổi Sửu hết!"
"Hèn gì anh cực quá hen…"
"Cám ơn. Tui, tới giờ phải đi rồi."
"Biết anh mần ở đâu, em tới phụ anh…"
"12 giờ, tui xong. Muốn nói chuyện thì gọi cell. Bye."

(12 giờ)

"… em tưởng anh gạt em, cho số điện thoại bậy. Ai dè, anh thành thật quá hen."
"Anh cũng đâu tin… em gọi lại!"
"Bây giờ tin chưa" Trời ở ngoài lành lạnh rồi đó nghen. Anh có mặc áo lạnh không vậy""
"Có cần lo sớm vậy hôn""
"Ghét."
"Bà thầy khai lý lịch coi! Cớ gì tới đây""
"Ghê hôn, em nghe nói bên này làm ăn dễ hơn Cali. Qua đây ở nhờ nhà người bạn - bạn coi bói thôi chớ không phải bạn thân. Cô ấy nói giới thiệu khách cho em. Nhưng ế quá."
"Vậy là tính đăng quảng cáo trên báo."
"Chứ phải làm sao""
"Giựt tiền quảng cáo bao nhiêu báo rồi""
"Anh là chủ báo phải hôn" Chứ sao biết!..."
"Tui lạ gì" Coi bói tới tàn mạt mà không biết sao được…"
"Tại bói chưa trúng thôi, chứ chịu khó như anh thì làm sao nghèo được""
"Ai nói" Thôi, đăng quảng cáo gì thì mai gọi. Tui không phải chủ báo nhưng nói người quen thì người ta chắc cũng bớt cho chút đỉnh. Mệt quá!"
"Anh nghĩ dùm em coi đăng quảng cáo sao cho hay…"
"Đăng càng ít chữ càng tốt. Đừng bắt chước người ta. Dộng vô cái ô quảng cáo có chút xíu, một bầy chữ như dòi. Ai đọc. Gớm."
"Nhưng ít chữ quá thì người ta đâu tin mình."
"Bộ nhiều chữ thì tin sao" Thầy này là thầy gì, nói đi…"
"Em chọn nhiều tên lắm rồi! Mà hổng có tên nào hên hết trọi. Anh chọn dùm đi."
"Bây giờ… mọi ô quảng cáo đều màu trắng chữ đen, thì mình đi màu đen chữ trắng. Ghi một số "13" bự chút, dưới là số điện thoại thôi."
"Không có chữ thầy… gì, bao nhiêu năm kinh nghiệm gì hết hả" Ai biết quảng cáo cái gì""
"Chính vì không biết thì người ta mới gọi! Người ta là… người ta. Người ta là như vậy đó!"
"Hay ha… mà sao số 13""
"Thì gặp thầy bói là xui chắc rồi!"
"Chọc em không hà, em qua năm tuổi rồi nghen, tới hồi làm ăn phát đạt rồi đó. Gặp anh là hên rồi nè…"
"Phải hôn vậy""
"Thì hên mới gặp người nói chuyện với mình."
"Xui như tui mới gặp người gọi giờ này. Không cho ngủ nghê gì hết!"
"Bộ… thôi, anh, quảng cáo của anh trang nào vậy" Em đang coi báo Trẻ nè""
"Quét dọn cũng cần quảng cáo nữa sao" Một cái toà báo với một cái cây xăng, đủ trào máu rồi!"
"Anh tính sao vậy" Anh làm ăn đàng hoàng, có uy tín, thì quảng cáo thêm ra… rồi mướn người làm. Mình khỏi làm."
"Người làm dọn nhà thân chủ thì ai ở tù""
"Làm ăn phải có gan chứ  nhát vậy sao được""
"Thôi. Cho tui hai chữ: Bình an."
"Mai, en gọi quảng cáo. Cho anh ké đó. Không bắt trả tiền đâu. Anh quảng cáo đi. Thêm việc mà không có người làm thì em phụ."
"Bỏ nghề uổng vậy""
"Làm bao nhiêu năm rồi… cũng có gì đâu""
"Hình như đang coi quẻ… kiếm chồng""
"Đừng có, thấy em rồi tiếc… hì hì…"
"Tự tin dữ hen."
"Anh nghĩ kỹ đi, quảng cáo chung với em. Cho vui. Đằng nào cũng trả tiền một ô quảng cáo mà có mấy con số không thôi… thì uổng quá!"
"Đó là thất bại muôn năm. Tui không phải thầy bói nhưng tui biết mình đọc cái gì, coi cái gì"..."
"Thì em nghe anh đó! Nói đi."
"Quét dọn với coi bói mà quảng cáo chung thì… Bói ra ma quét nhà ra rác".
"Hay đó anh. Không chừng… mình!"
"…"

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,155,861
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến