Hôm nay,  

Little Saigon Trên Đất Hoa Kỳ...

27/08/201000:00:00(Xem: 138823)

Little Saigon Trên Đất Hoa Kỳ...

Tác giả: Võ Trang
Bài số 2975-28275-vb6082710

Tác giả thuộc lớp tuổi 50 , cư dân San Diego; Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009, với ba bài viết hợp  thành một tự truyện gồm ký ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân tại Huế, tâm trạng một trí thức gốc Việt  vừa biết ơn quê hương thứ hai, đồng thời cũng "mang trong lòng một mối hận người Mỹ đã bỏ rơi đất nước mình". Sau đây là bài viết mới nhất của ông, về danh dưng “Little Saigon”.

***

Hôm 13 tháng 8 2010, Dân Biểu Liên Bang Khu vực 53, bà Susan Davis có viếng thăm khu thương mãi của người Việt vùng East San Diego, nơi cộng đồng đang vận động để đuợc nhìn  nhận danh xưng là Little Saigon của San Diego. 
Mục đích của cuộc viếng thăm, theo bà, là để biết dân tình của người Việt-Nam trong vùng này, những nguyện vọng của người Việt, cơ sở thương mại, những dự kiến trong tương laivề mặt phát triển bản sắc dân tộc mà chính quyền địa phương có thể giúp được.
Sau phần tiếp đón, Ủy Ban Vận Động Thành Lập Khu Little Saigon ở San Diego đã hướng dẫn bà Susan Davis và các thành phần tham dự quan sát một số cơ sở thương mại và sinh hoạt tại đây.   Trong buổi tiếp xúc, cọng đồng tham dự đã nhờ bà, trong khả năng giúp đở những việc sau đây:
1. Thành Lập một Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hoá Việt-Nam
2. Vận động để chính thức công nhận vùng East San Diego, nơi có nhiều cơ sở thương mại của người Việt-Nam, là khu Little SàiGòn của thành Phố San Diego.
3. Xây dựng một cổng chào cho khu Little Saigon trên đại lộ El Cajon.
Hiện diện trong buổi thăm viếng có một số chủ cơ sở thương mại và chuyên môn trong khu vực East San Diego, Uỷ Ban Vận Động thành lập khu Little Saigon ở San Diego, nhân viên người Mỹ gốc Việt đang làm tại các cơ quan chính quyền thuộc thành phố San Diego, đài truyền thanh Tiếng Nước Tôi, truyền hình KUSI và một số  báo điạ phương. 
Nếu cuộc vận động thành công, San Diego sẽ là thành phố thứ 4 (") có khu thương mãi lấy tên là Little Saigon, sau Westminster (1998), San Francisco (2004),  và San Jose (2008).
*
Trong buổi sinh hoạt hôm ấy có người hỏi tôi tại sao người ta không chọn tên "Little Việt-Nam" mà là Little Sàigòn - viện dẫn lý do cho đến ngày nay người Việt ở Hoa Kỳ không phải là ai cũng đến từ Sài Gòn... Từ lý luận như thế, anh ta cho rằng sẽ không công bằng nếu những người như chúng tôi cứ cố gắng reo rắc mối hận thù của đời chúng tôi sang đời con cháu, những người tuổi trẻ hoàn toàn không có một khái niệm hận thù với cộïng sản trong cuộc chiến vừa qua... 
Một hai  trăm năm nữa, khi thế hệ tôi và ngay cả thế hệ con tôi sẽ ra đi theo luật của thời gian thì câu hỏi về nguồn cội của người Việt tại Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác như ở Úc Châu, Âu Châu... chắc chắn sẽ trở thành một "huyền thoại" lịch sử, cũng như sự hiện diện diện của các dân tộc khác ở đây   như của người Trung Hoa ở các khu China Town, của người Đại Hàn, Phi, Do Thái, các khu da den nguyên thủy như khu Harlem... lúc ấy con cháu chúng ta nên có những lời giải thích như thế nào nhỉ" 
Làm sao để người Việt tìm được những vùng đất hứa  trên toàn thế giới"  Đó không phải là sự may mắn của những người phiêu lưu hàng hải như kiểu Columbus, của nhóm người đi tìm đất sống mới từ Anh Quốc như người Hoa Kỳ thuở mới khai sinh (") là những người Trung Hoa đi làm đường sắt, là sự trôi nổi tự nhiên của những người Đại Hàn, Nhật Bản, là sự hội nhập theo quân đội Hoa Kỳ của người Phi.
Câu hỏi đã thúc đẩy tôi viết bài này - như một đóng góp thêm cho thế hệ mai sau, trong đó có con cháu của chúng tôi, về một lịch sửõ dù sự thât sẽ không mấy hài lòng đối với một số người.   Sàigòn không chỉ là tên của một thành phố mà còn là đại diện cho một chế độ chính trị tự do tại Việt Nam đã bị xóa bỏ trong cuộc chiến tranh cưỡng chiếm của Cộng Sản Việt-Nam.  Hậu quả là nỗi điêu linh cho cả một dân tộc và sự ra đi của cả triệu người, nhiều nhất là ra hướng biển.  Thảm họa cho những người đi tìm tự do này đã làm rúng động lương tâm cả nhân loại với một danh từ mới:  thuyền nhân! 
Từ những mảnh đời lưu lạc này, họ phấn đấu để dần dần hội tụ  thành những cọng đồng trên xứ người. Không phải đơn giản mà thực tế là phải mất hơn 20 năm trời. Trong sinh hoạt, họ sống với tình quê hương trên một miền đất hứa nhỏ gọi là Little Saigon... Cho nên cái danh xưng này quả có dụng ý, có giới hạn. Cái ý nghĩa của nó một lần nữa không phải là khó hiểu như có người tiếp tục tranh luận.   Cái quá khứ và ý nghĩa đó đã được tạo nên bởi biết bao máu và nước mắt của cả triệu người và làm thành cái "linh hồn" cho những cộng đồng Việt-Nam ở hải ngoại.  Cái quá khứ và ý nghĩa đó không thay đổi theo thời gian như người ta có thể vận dụng, bởi vì đó là một sự kiện lịch sử. 
Trong các tác phẩm Viết Về Nưóc Mỹ, với biết bao cảm xúc tôi có đọc một bài viết tựa đề "Linh Thiêng Như Những Linh Hồn" của tác giã Nguyễn Kiến Việt (1).  Bài viết về một  phát hiện nhẹ nhàng nhưng thật sâu xa, theo tôi, của một người con trai khi anh thu xếp di vật của mẹ mình.  Người mẹ là  một hình ảnh điển hình của người đàn bà miền Nam Việt Nam sau ngày miền Nam thất thủ - nghiệt ngã phấn đấu để sống còn, nuôi con, chờ chồng đi tù cải tạo trở về. 
Với mơ ước được thoát khỏi ngục tù Việt-Nam, cuối cùng bà và gia đình cũng đã có được cơ hội gạt lệ ra đi theo chương trình di trú nhân đạo của Hoa Kỳ.  Những mẫu chuyện hội nhập trong cuộc đời mới của họ hầu như cũng "na ná" như rất nhiều câu chuyện hội nhập khác của người tị nạn trong những ngày đầu:  "cười ra nước mắt" mà không cần phải trau chuốt, văn chương...  Thế mà cuối cùng bà cũng đành phải chấp nhận một định mệnh khắc nghiệt trên vùng đất hứa.  Anh ta đã tìm được cái gì" - Một lá cờ nhỏ bằng kích  thước của một cái thẻ tín dụng của chế độ Sài Gòn ngày xưa, được giấu kín như một kho tàng bởi vì như mẹ anh ta đã nói: nó cũng Linh Thiêng Như Những Linh Hồn...  Làm sao tôi có thể truyền lại cho thế hệ mai sau, như cho con của tôi, cảm nghĩ về sự linh thiêng của một khổ giấy nhỏ này để chống lại những bôi bác bất công như là hình ảnh của một "ba que xỏ lá" hay nhẹ nhàng hơn: "chỉ là phản ảnh của một thói đời bất mãn""


Trong khi những "tội ác" của các bậc cha, anh của chúng tôi đã và đang được phân tích, rêu rao trong một hệ thống giáo dục "chính qui" mà ở đó sự hiểu biết phải được kiểm chứng qua những kỳ thi cấp đại học thì ở đây, trong những cộïng đồng của chính những người tị nạn, nói về những sự thật ấy là tiếp tục reo rắc hận thù"  Hơn 40 năm đã qua kể từ khi ba tôi qua đời mỗi lần nghĩ lại tôi vẫn còn xúc động nhưng quả thật không có những ý niệm trả thù, không biết phải trả thù ai nữa.   Những xúc động đó, với thời gian, ngược lại đã ngấm vào hồn để chuyển hóa thành những nhận thức sâu xa về  Chủ Nghĩa Cộng Sản ở Việt-Nam, về con người và tình nhân loại.  
Tôi cũng có những người bạn, sau 30 tháng 4 năm 1975 đã ra hợp tác với nhà cầm quyền cộng sản, phấn đấu lên Đoàn, lên Đối Tượng Đảng... Gặp lại họ ở xứ người tôi vẫn dành cho họ sự kính trọng khi họ nói giờ đây họ chống cộng sản Việt Nam không vì một tư thù mà vì họ nhìn thấy cái chế độ ấy là phi nhân và làm cản trở những cơ hội tiến lên của dân tộc.   Đây cũng là câu trả lời cho những ai còn xuyên tạc lý tưởng đấu tranh cho tự do dân chủ tại quê nhà của người Việt-Nam khi họ nói rằng chiến tranh đã chấm dứt 35 năm rồi sao còn tiếp tục thù hằn... Vì thế chúng tôi có bổn phận phải giáo dục thế hệ kế tiếp những nhận thức về cộng sản mà không thể không dẩn chứng sự kiện lịch sữ.  Không nhắc lại những vết thương của quá khứ nữa, nhưng đối với những người có dụng tâm khuyên nhủ người Việt tị nạn hãy quên hận thù thì phần kế tiếp vẫn không có câu trả lời: họ đã và sẽ  phải làm gì hữu hiệu đối với chế độ cộng sản trong hiện tại"  - Và cho một thỏa hiệp xây dựng tương lai mà không hiểu cộng sản là gì và phải thỏa hiệp như thế nào"  
Gần đây, có một tổ chức của nhóm người trẻ tuổi nhiệt huyết (") muốn hoạt động cho "Một Việt-Nam" cũng xuất hiện với một lập trường  không muốn nhắc lại quá khứ mà chỉ muốn hướng về tương lai...    Họ được giới thiệu như là kiến thức từ các trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ như Yale, Harvard, Berkley, Standford... để bảo chứng cho những nhận định đúng đắn của họ" Đối với những "người em" này tôi muốn noí tôi cũng như họ, cũng muốn có Một Việt-Nam. Những khó khăn khi phải diễn dịch cảm nghĩ, cảm tưởng của mình bằng Anh ngữ đã chứng minh "Tôi là ai rồi" nhưng không thể không có câu hỏi: Một Việt-Nam nào"  Nếu những khác biệt trong nhận thức chỉ là  những tranh luận trong thế giới ảo hay trong những buổi trà dư tửu hậu thì có lẽ không thành vấn đề.  Nhưng khi những hệ quả của nó trở thành máu và nước mắt của cả triệu người thì không phải cần đến một sự hợp tác với cộng sản mà chỉ với thái độ im lặng nhiều khi cũng đã là một sự đồng lõa tàn nhẫn rồi".
Những người cộng sản kêu gọi xoá bỏ hận thù, không chấp nhận bạo lực..."  Ai cũng hiểu rằng cái họ gọi là cách mạng vô sản là cuộc cách mạng bạo lực cả trong sách vỡ lẫn hiện thực, không phải chỉ ở Việt-Nam mà trên toàn thế giới.  Ngay giờ đây, để tiêu diệt những thành phần chống đối, hay  chỉ là những thành phần bất đồng chính kiến bằng đường lối hòa bình, bất bạo động, người cộng sản đã và sẽ sẵn sàng xữ dụng bạo lực, nhà tù.   Trong một bài bình luận khác viết về đề tài này (2) tôi đã trình bày quan điểm này một cách rõ ràng.  Ở đây, tôi muốn chia sẻ trong một góc cạnh khác...  để hướng về tương lai thì đâu bắt buộc phải quên quá khứ.  Cái quá khứ này nó khó chịu như thế nào" Như những "tội ác" khiến họ phải sợ hải trốn chạy như thế"   Và nạn nhân của quá khứ bỗng dưng trở thành kẻ có tội vì không chịu bỏ quên"  Những lý luận như thế này dĩ nhiên không phải khó hiểu với những người cộng sản nhưng trở thành khó hiểu đối với những người mặc áo tị nạn, nhận mình là người Việt Quốc Gia! 
Con người ta sống cần một linh hồn. Nếu không phải là cái linh hồn theo giải thích của tôn giáo thì cũng là cái hồn làm cho con người khác với những đời sống thực vật.  Vì không thể thay đổi được quá khứ, cái thái độ của con người đối với quá khứ  mới chính là câu trả lời.  Cái hiện thực khách quan đó không ai có thể thay đổi được.  Khi người ta muốn trốn chạy cả những sự thật  của quá khứ thì cuộc sống đối đãi còn lại phải chăng chỉ là những ước lệ giả dối"
Một ngày nào đó chắc chắn quê hương Việt-Nam sẽ thật sự được giải phóng và tình người Việt-Nam sẽ là nhân tố cho tất cả các sự phục hồi.  Ngày ấy, người Việt-Nam dù vẫn chấp nhận quá khứ như là một hiện thực,  sẽ thành tâm dốc hết sức lực cho tương lai.  Ngày ấy, những bà mẹ Việt-Nam không cần phải giấu diếm lá cờ của chế độ Việt-Nam Cọng Hòa.  Ngày ấy, lá cờ nào sẽ đại diện cho cả Việt-Nam cũng không còn quan trọng nữa vì lá cờ nào cũng là sự chọn lựa của Một Việt-Nam mà thôi.  Nhưng ngày ấy, tình người ấy sẽ không bao giờ thật sự đến khi phải đánh đổi bằng một sự trốn chạy hay phải chấp nhận vì bạo lực, bị lường gạt bởi những gian dối và xảo trá!
Võ Trang

Ghi chú:
(1)  Linh Thiêng Như Những Linh Hồn  http://www.vietbao.com/"ppid=51&pid=164&auid=5065&nid=157925

(2)  Bài "Hãy quên quá khứ để hướng về tương lai" đã đăng trong mục bình luận của Việt Báo và 1 số các diễn đàn:
http://www.vietbao.com/"ppid=45&pid=114&nid=153331
http://saigonecho.com/main/cdviettynan/xaydungcdviet/14761.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,965,067
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình: mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay sắp sửa thành "anh xui." Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ
Lễ Vu Lan năm nay tám chị em chúng tôi vẫn còn may phước để trân trọng gài cái bông hồng trên áo. Má tôi năm nay trên tám chục tuổi rồi mà má vẫn còn khoẻ mạnh, tiếng nói còn sang sảng, tinh thần còn minh mẫn tuy rằng đi đứng đã có phần chậm chạp. Tại sao chỉ có ngày lễ Vu Lan cho Mẹ mà không có ngày lễ Vu Lan cho Cha"
Một tối ăn sinh nhật ở nhà người bạn láng giềng đã vãn. Bà con bè bạn về gần hết, chỉ còn lại mấy thằng bạn thân quây quần quanh cái bàn nhỏ ở patio, chưa chịu chia tay. Anh H, chủ nhà, bữa nay 49, coi bộ hơi "xừng xừng", và muốn cuộc vui "birthday" của mình tiếp tục "tới bến", nên xách
Hơn tuần nay tình hình chiến sự ở miền nam Lebanon vẫn tiếp tục sôi động, kể từ khi máy bay Do Thái xâm phạm lãnh thổ Lebanon để truy kích các mục tiêu của bọn khủng bố Hezbolla, sau khi bọn này bắt cóc hai người lính Do Thái, rồi liên tục pháo kích vào lãnh thổ của họ. Nhằm bảo vệ tính mạng của công dân Mỹ sinh
Nhạc sĩ Cung Tiến