Hôm nay,  

Học Làm Phụ Huynh

21/09/200900:00:00(Xem: 118392)

Học Làm Phụ Huynh

Tác giả: Nguyên Thi
Bài số 2733-16208804- vb292109

Tác giả là cư dân Bắc California, đã nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2008 với nhiều bài viết giá trị về nhà trường và gia đình. Bà hiện là một Facilitator -giúp  hướng dẫn những buổi học thảo nói về hệ thống học đường tại California. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Khoảng gần giữa tháng 8, trước ngày khai giảng các trường trung / tiểu học 2 tuần, bà Liên nhận được thư mời đến tham dự "English Learner New Parent Institute", buổi hướng dẫn dành cho những phụ huynh có con em nói Anh văn là ngôn ngữ thứ hai mới ghi danh vào học khu của vùng Milpitas.  Họ nhờ bà cùng với một số phụ huynh khác đến để nói lên cảm nghĩ khi cho con đi học trong học khu này. Vì đây là lần đâu tiên trong suốt mười mấy năm mới có buổi họp này nên bà Liên nhận lời ngay.
Theo như trong thư mời thì có hai buổi họp sáng (9   11am) và chiều (6:30   8:30pm), phụ huynh muốn đến buổi nào cũng được.  Buổi họp được tổ chức tại hội trường của trường tiểu học Randall.  Có lẽ vì tổ chức vào buổi sáng thứ ba trong giờ làm việc nên bà Liên thấy chỉ có khoảng 40 - 50 phụ huynh tham dự.  Và chắc chắn học khu đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các buổi họp phụ huynh, nên khi bà Liên vừa bước vào phòng họp đã thấy hai bàn dài để sẵn các tài liệu (nhằm hướng dẫn phụ huynh biết cách giúp con đi học có hiệu quả) bằng tiếng Việt, Anh, Tây ban nha và tiếng Trung hoa.  Phía trước gần sân khấu có một bàn để các thức ăn nhẹ và nước giải khát.  Các phụ huynh được nhắc nhở có người chăm sóc trẻ em ở phòng kế bên nếu họ muốn gửi con em bên đó, và ở đó cũng có thức ăn cho các em.
Mở đầu chương trình cô Crista Koch, phụ tá chương trình EL (English Learner), nói vài lời cám ơn các phụ huynh đã đến tham dự rồi cô chuyển micro cho ông Karl Black, giám đốc học khu, nói lời chào mừng đến toàn thể mọi người hiện diện trong buổi họp. Sau đó là cuộc nói chuyện của truờng trung học tráng niên trong vùng. Mặc dù có bốn người đại diện kể cả bà hiệu trưởng Alecia Myers, nhưng họ nói rất ngắn gọn, đại ý họ mời các phụ huynh nếu thấy mình cần học hỏi Anh văn khá hơn để giúp con em trong việc học hoặc việc làm thì có thể tham gia những lớp học Anh văn miễn phí của học khu. Bốn người là bốn thứ tiếng Anh, Việt, Tây ban nha và tiếng Trung hoa kèm theo những tờ giấy thông tin cho biết ngày giờ thi xếp lớp cũng như số điện thoại để liên lạc bằng ngôn ngữ của mình.
Cô Crista yêu cầu mọi người lấy tập giấy trắng được phát ra lúc mới vào hội trường để ghi chép.  Mọi người nắn nót theo chữ cô viết trên màn ảnh phóng lớn: "First 6 Weeks of School" (Sáu tuần đầu đi học).  Mở qua trang kế, cô viết chữ "Back to School Night" (Đêm giới thiệu trường) và giải thích đó là lúc nhà trường khuyến khích phụ huynh nên tham dự càng đông càng tốt. Trong buổi tối này thường là vào tuần lễ thứ tư của tháng 9, các trường tiểu học và trung học đệ nhất cấp và đệ nhị cấp sẽ họp khoảng 6:30 pm nhưng khác ngày.  Các phụ huynh sẽ có dịp viếng thăm trường học của con mình và nhất là có cơ hội ngồi trong lớp của con và nói chuyện thẳng với giáo viên về giáo trình học vấn của con em cho nguyên năm học. 
Cô Crista lưu ý mọi người rằng ở trường tiểu học các em chỉ có một hoặc hai giáo viên nên phụ huynh chỉ họp khoảng 20 phút duy nhất trong một lớp; qua đến trung học các em sẽ có từ 5   7 môn học và cũng từng ấy giáo viên, như vậy có nghĩa là phụ huynh sẽ theo thời khóa biểu của con mình và cứ mỗi 8 phút ở trong một lớp khi nghe tiếng chuông reng thì lại di chuyển đến lớp kế.  Một phụ huynh ngồi kế bà Liên kể cho bà bạn:  "Tôi có thằng con năm ngoái học lớp 9, nếu không có nó đi họp chung với vợ chồng tôi thì chắc tụi tôi đã đi lạc rồi.  Nó học gì mà mỗi lớp là ở một cái building khác nhau.  Hèn chi mỗi ngày đi học về mới có 3:30 chiều mà nó đã than mệt rồi lục tủ lạnh than đói."
Mở qua trang kế, cô Crista viết "CELDT   California English Language Development Test".  Đây là bài thi khảo sát trình độ Anh văn của các học sinh lớp mẫu giáo đến lớp 12 mà nói một ngôn ngữ khác ở nhà.  Các em thi trong khoảng tháng 7 đến tháng 10 và được khảo sát về trình độ Đọc, Viết, Nghe, và Nói Anh văn.  Dựa theo cô thì học khu sẽ cho khoảng 3.000 học sinh thi ngay vào ngày khai giảng.  Đa số phụ huynh có con đi học mẫu giáo giơ tay thắc mắc: "Con tôi chưa đi học ở trường ngày nào thì làm sao thi được"" Cô Crista trả lời rằng đó chính là lý do tại sao các thầy cô sẽ đặc biệt khảo sát từng em một của lớp mẫu giáo và lớp 1, nhờ bài thi khảo sát này các giáo viên sẽ biết trình độ của từng em hầu dễ dàng trong việc giáo huấn các em.
"Packet of Forms", nhìn vào hàng chữ trên màn ảnh lớn mọi người cười ồ.  Cô Crista giơ tay yêu cầu mọi người yên lặng và nói cô biết phụ huynh không thích nhận phong bì đầy những văn kiện, nhưng thủ tục vẫn là thủ tục.  Tất cả các văn kiện đều viết bằng 4 thứ tiếng, cô hy vọng khi phụ huynh nhận các đơn này vào ngày khai giảng thì sẽ đọc kỹ trước khi ký tên.  Cô bảo một hồi nữa sẽ chia thành ba nhóm Anh, Việt, và Tây ban nha, để các phụ huynh có thể hỏi bất cứ điều gì về các văn kiện này bằng ngôn ngữ của mình.


Cô Crista viết chữ "Newsletters" (Tờ thông báo) lên trang giấy cuối, và nhắn nhủ phụ huynh rằng đây là sợi dây liên lạc của trường học.  Tờ thông báo một vài trang này do trường học đảm trách và phát cho học sinh vào mỗi thứ sáu hoặc mỗi tháng.  Trong đó có những thông tin cần  lưu ý của các Hội Phụ Huynh Giáo Chức, School Site Council, Hội ELAC, GATE....  Ngoài ra hàng tuần giáo viên của bậc tiểu học cũng có những thông báo về bài tập làm ở nhà hoặc những việc liên quan đến lớp học.  Khi học sinh lên bậc trung học thì một số học sinh có khiếu về Anh văn và một thầy / cô sẽ phụ trách viết "Trang báo của trường", trong đó bao gồm thông cáo, thơ, truyện ngắn, bài phỏng vấn và hình ảnh về các đề tài liên quan đến trường. 
Vì thời gian không còn nhiều nên cô Crista mời bà Martha và bà Liên lên nói vài cảm nghĩ khi có con đi học ở Milpitas.  Bà Martha nhấn mạnh sự quan trọng của học vấn và các phụ huynh cần phải liên lạc chặt chẽ với nhà trường và thầy cô, bà cũng không quên mời mọi người tham gia Hội Phụ huynh Giáo chức để hiểu thêm các sinh hoạt của trường.  Bà Liên tiếp lời rằng văn hóa Việt Nam thường coi thầy cô như bậc cha mẹ thứ hai, nhưng ở Mỹ thầy cô không được la mắng hoặc đánh đập học sinh, do đó chính phụ huynh cũng có trách nhiệm trực tiếp trong việc giáo dục con cái; nếu phụ huynh không thông thạo Anh văn thì nhà trường sẵn sàng cung cấp thông dịch viên khi cần.
Sau đó, phụ huynh được chia làm ba nhóm Việt, Anh, Tây ban nha để trả lời các thắc mắc của phụ huynh cũng như nói thêm về các văn kiện phụ huynh cần ký cho nhà trường.  Ở nhóm Việt Nam, thầy John và bà Liên giải thích cho các phụ huynh, đa số là các bà mẹ, biết điều gì họ cần làm trước khi các em vào học mẫu giáo như cho con mặc đồng phục ngày khai giảng, lớp mẫu giáo chỉ học có 3 tiếng nên cần cho các em ăn sáng trước khi đến trường, cần dạy các em biết nói và viết tên họ, điện thoại của cha mẹ, biết nghe / hiểu / nói những từ ngữ thông thường bằng tiếng Anh (đi, đứng, ngồi, dừng lại, ăn, uống, học, chơi, nhà vệ sinh...)
Vào buổi chiều tối, số phụ huynh đến họp đầy cả hội trường, bà Liên ước chừng gần 200 phụ huynh tham dự.  Cô Crista lập lại những điều đã nói buổi sáng.  Khi chia ra nhóm, phụ huynh Việt Nam lại đa số là các người cha có con học lớp 3 trở lên.  Thầy John hướng dẫn mọi người nên đọc 9 tờ văn kiện bằng tiếng Việt cho dễ hiểu trước khi ký tên đồng ý hay không đồng ý.  Một phụ huynh than phiền tờ nào cũng chữ là chữ, lại nhỏ li ti nên bà Liên tóm tắt từng trang cho cả nhóm. 
Đến tờ nói về việc nhà trường giảng dạy sinh lý của tuổi dậy thì cho học sinh lớp 5, 6 và 7, thì một ông bố đưa ra ý kiến: "Hồi bên Việt Nam mình đâu có học cái này. Con cái bên Mỹ rất dễ bị cám dỗ.  Tôi đề nghị mình không nên cho nó học để nó bắt chước."  Một bà mẹ hỏi: "Lúc lên lớp 9, lớp 10 họ có dạy điều này không""
Bà Liên giải thích: "Nếu phụ huynh đồng ý cho con học, thì đến ngày ấn định vào mùa xuân giáo viên môn khoa học sẽ cho học sinh lớp 5 xem phim "Always Changing About You" khoảng 32 phút và trả lời những thắc mắc của các em về tuổi dậy thì.  Những em không có giấy ký tên của phụ huynh sẽ không được vào lớp này và phải làm bài tập khác.  Học sinh lớp 6 và lớp 7 sẽ học về những khía cạnh sinh học, tâm lý, xã hội, luân lý và đạo đức của sinh lý con người cũng như vấn đề ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm như AIDS và HIV."
Một phụ huynh đứng đối diện thầy John nói: "Theo tui thì con em chúng ta sinh trưởng ở Mỹ nên vấn đề tăng trưởng của các em cũng như Mỹ.  Ở mỗi lớp các em có những nhu cầu học hỏi khác nhau tùy theo tuổi tác.  Chúng ta nên để những giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn con em hơn là để các em tự tìm hiểu hoặc học hỏi sai từ bạn bè."
Một ông bố nói giọng miền Nam, chắc ở Việt Nam mới qua chưa được bao lâu chen vào: "Tui nghĩ nếu mình cấm không cho nó học, chẳng lẽ mình lại dạy chúng nó chuyện ong bướm ở nhà thì biết gì đâu mà dạy!  Cái này cũng giống như tờ đơn bố mẹ phải ký chịu trách nhiệm cho con được xài internet trong trường.  Không ký không được vì bài vở chúng nó học hỏi nghiên cứu toàn ở trên trang mạng.  Nếu mình sợ nó coi hình bậy bạ trên mạng mà cấm thì điểm học của nó bị thấp!" 
Qua đến tờ "Military Recruiters" một bà mẹ hỏi: "Con tôi mới học tiểu học sao lại phải điền đơn đi lính""  Bà Liên chỉ vào chữ "High School Only" ở đầu trang và nói:  Tờ này chỉ dành cho học sinh trung học đệ nhị cấp.  Theo luật của Liên bang từ năm 2001 thì nhà trường buộc phải cung cấp tên họ, địa chỉ và điện thoại của học sinh trung học cho trung tâm tuyển mộ quân đội khi có yêu cầu.  Nếu phụ huynh không muốn điều này thì ký tên không đồng ý."
Mải nói chuyện về đơn từ, không ngờ nhóm Việt Nam là nhóm cuối cùng rời hội trường.  Ngoài đường phố đã lên đèn, các phụ huynh vui vẻ chào nhau ra về.  Bà Liên rất mừng đã tham dự hai buổi họp hôm nay.  Bà thầm cám ơn học khu Milpitas đã tổ chức ngày "Parent Institute" để các phụ huynh nói ngoại ngữ khác khỏi bỡ ngỡ khi con em bắt đầu niên học mới tại vùng này. 
Trên đường về nhà, bà Liên vẫn còn nghe văng vẳng bên tai tiếng cô Crista nói cả buổi sáng lẫn buổi chiều: "Con em của quý vị rất may mắn nói được hai ngôn ngữ. Tôi hy vọng quý vị tiếp tục khuyến khích các em đọc và nói tiếng mẹ đẻ của các em.  Dựa theo các cuộc nghiên cứu gần đây, trẻ em biết nói hai thứ tiếng sẽ học giỏi hơn những em chỉ biết nói một ngôn ngữ mà thôi."
Nguyên Thi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,446,832
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài mới nhất là một truyện tình đầu chung thuỷ.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Tuần trước, là chuyện “Đi săn Cá Sấu Gar”. Lần này là chuyện thủ phủ Cali mùa “cá bẹ”. Nơi đàn cá đi qua, có cả vùng bờ sông đầy vàng lẫn trong cát...
Tác giả là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Bài viết đầu tiên, “Tôi Vẫn Là Tôi”, Vietbao Online từ 19 tháng 5, 2012, hiện đã có 10054 lượt người đọc. Sau đây là chuyện tiếp theo.Tựa đề cũng là tên bài hát nổi tiếng “There is a Place for Us” của Leonard Bernstein.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký công phu mà vui vẻ hiếm thấy.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của cô là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm., và tự gọi mình là “Chi nhánh “Hội Trời Đày”. Số dân “bị trời đầy” kiểu này tại Mỹ khá đông, cũng không ít dân gốc Việt. Mr Bond góp cho Viết Về Nước Mỹ không chỉ một bài mà là một loạt bài với đầy đủ hình ảnh sống động và hấp dẫn. Bài đầu tiên là chuyện ông Mít trời đầy một mình lặn lội tới sông Trinity, Texas, vùng đất nổi tiếng của đảng KKK kỳ thị chủng tộc, để câu cá sấu gar (Alligator Gar Fish). Đây là loại cá nước ngọt lớn nhất ở vùng Bắc Mỹ, dài từ 8 đến 10 feet, nặng trung bình trên 200lb/90 kg., có con nặng tới 279lb/127kg.
Tác giả là cư dân Portland, Oregon. Bài viết về nước My đầu tiên là chuyện cảm động trong một viện dưỡng lão. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến