Hôm nay,  

Cho Con Đi Hướng Đạo

27/09/200900:00:00(Xem: 112980)

Cho Con Đi Hướng Đạo

Tác giả: Thanh Huyền
Bài số 2739-16208810- vb892709

Tác giả và gia đình định cư tại Pháp, là phụ huynh liên đoàn hướng đạo Văn Lang Antony, kể  chuyện cho các con cháu từ Pháp bay qua California dự trại Hướng Đạo Thế Giới. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

***

Tôi sinh ra trong gia đình đông con ở VN, nên cách dễ dàng kiểm soát bầy con là ba má tôi không cho sinh hoạt bất cứ hội đoàn gì, ngoại trừ đi học. Học và sinh hoạt những gì nhà trường biểu là đủ rồi. Sang bên này, tôi đi làm ở văn phòng, ít con, nên những mơ ước sinh hoạt thuở nhỏ không thể thực hiện, tôi dồn hết vào con tôi. Bởi vậy hơn chục năm nay, tan giờ sở trong tuần, tôi chạy như xe ôm trên chiếc scooter 50cc để chầu chực đưa đón con đi sinh hoạt đủ mọi thứ hầm bà lằng, luôn cả ngày thứ bảy, chỉ được nghỉ ngơi ngày chủ nhật để dọn dẹp nhà cửa.
Từ vài năm nay, tôi muốn các con có chút ít sinh hoạt với VN nên ghi danh vào hướng đạo VN tại Antony. Từ đó tôi mất luôn quyền được ngủ nướng sáng chủ nhật và cứ mỗi hai chủ nhật, tui tôi phải dậy sớm vượt cả Paris gần 1h  để tới chỗ họp. Trong khi con sinh hoạt khoảng 2h, vợ chồng tôi lang thang khu chợ trời. Chưa bao giờ ông chồng tôi lại thoải mái cho tôi cà dê kê ngỗng lượn hết hàng này sang hàng khác, ghé cửa hàng quần áo tha hồ thử mà mặt chàng vẫn tươi như hoa !
Sinh hoạt hướng đạo, con tôi cũng bắt đầu có bạn VN, bắt đầu đọc những truyện cổ tích VN như chú Cuội, chị Hằng... Tôi mừng và rất cảm động. Ngày trại đầu tiên vào tháng 11, trời bắt đầu lạnh, các cháu phải vào rừng, dựng lều ngủ vài ngày, phải tự nấu ăn, rửa chén ... tôi lo lắm. Đêm thứ nhì có lửa trại, vợ chồng tôi mò tới. Đậu xe hơi ngoài bìa rừng, hai vợ chồng lần theo đường mòn tiến vô rừng. Đoạn đầu còn có đèn điện, càng tiến sâu vào rừng, không còn ánh đèn nào. Trời tối thui, đường rừng nhầy nhụa vì có trận mưa đêm hôm trước, tôi tự hỏi, không biết tôi làm đúng hay đang đày đoạ thằng bé 9 tuổi" Tôi tự bảo, nếu cháu đòi về, tôi sẽ đem về liền.
Đang dò dẫm từng bước, bỗng tôi nghe tiếng cháu, rồi ánh đèn pile chiếu xuống ngay chân để hướng dẫn tôi đi. Cháu líu lo kể, một trưởng thấy tụi tôi tới nên sai cháu ra đón. Cháu nói cháu đã quen với bóng tối nên đi lại rất dễ dàng. Tôi hỏi cháu có cực không" có sợ không. Cháu toe toét cười và còn có ý muốn doạ ma tôi nữa. Cháu kể tối hôm qua trời mưa, các trưởng bắt vô lều sớm, tụi cháu sửa soạn ngủ thì có trưởng Dung đội mưa tới kiểm soát xem lều có bị mưa thấm vào không, các cháu có đủ ấm không" Tôi nghe mà an tâm quá chừng.
Các trưởng cũng giống như tôi, cũng là cha mẹ, nhưng giỏi hơn là biết hy sinh ngày nghỉ vacances, ngày nghỉ weekend, làm thiện nguyện không công để hướng dẫn các cháu có những sinh hoạt hữu ích. Lửa trại nổi lên, nhìn các cháu vui đùa, nhảy múa, hát tiếng VN, tôi muốn ứa nước mắt. Một vài bản nhạc sinh hoạt tôi đã từng hát trong ngôi trường tiểu học ngày xưa, ai dè đâu bây giờ lại được cất vang trong khu rừng Tây xa xôi, hẻo lánh này. Tôi an tâm ra về và thật sự biết mình đì con rất đúng vì sau đó nghe trưởng Hạc khen con tôi lau chùi cầu tiêu mỗi ngày rất sạch sẽ :-) (ở nhà không bao giờ cháu làm) . Từ đó thỉnh thoảng cháu trổ tài làm spaghetti và chê tôi nấu ăn dở. Nhưng chỉ đuợc "thỉnh thoảng" thôi còn sau đó thì vẫn như cũ, vẫn tôi làm con sen cho cả nhà.
Năm 2006, sẵn dịp sang Cali thăm gia đình, tôi ghi danh cho 2 cháu tham dự trại Thẳng Tiến 8. Trại nằm cách khu Little Saigon 2h xe hơi, khu sa mạc nóng cháy da người. Cô em chồng của tôi ở Cali nên rất rành rẽ khí hậu, tuy các con đều đi sinh hoạt mỗi tuần và ở ngay tại chỗ, nhưng cô không cho đi trại. Thôi chết tôi rồi, đúng là điếc không sợ súng và đã ghi danh, đã trả tiền, đã qua tới nơi, tôi không thể lùi được . Tự an ủi, có gần 2000 trại sinh tham dự, có thêm trưởng Vân Hạc đi theo. Chả lẽ ban tổ chức thí mạng cùi mọi người chết thui hết sao"
Ngày khai mạc trại, tôi là quan khách nên được ở trong lều mát, nhìn từng đơn vị, cờ quạt diễn hành đi qua khán đài. Vì số lượng quá đông, nên các cháu phải xếp hàng trước đó vài giờ, rồi tuần tự đi vào vị trí. Cơn nóng sa mạc buổi trưa mới khủng khiếp, các trưởng đi theo với bình xịt nước như tưới cây để phun vào các cháu nhưng vẫn không ăn thua gì. Phái đoàn Pháp đi ngang qua tôi, cậu con trai tôi lúc đó chỉ hơn 10 tuổi, nhìn tôi với ánh mắt toé lửa, mồ hôi chảy ra như tắm, mặt đỏ bừng, cháu "sủa" 1 tràng tiếng Tây, cũng may... chỉ mình tôi hiểu, Tuy nhiên với thái độ của cháu, các cha mẹ đứng kế bên cũng đã hiểu.
Buổi lễ khai mạc bắt đầu, bài quốc ca VN, nhạc Hướng Đạo nổi lên, các cháu hướng về quốc kỳ và nghiêm chỉnh chào. Giây phút đó quá cảm động, trong các bậc phụ huynh lớn tuổi trên khán đài, có người rươm rướm nước mắt.
Tham dự xong phần khai mạc, tôi theo các cháu ăn trưa, các cháu thấy xe hơi In 'n Out là reo hò lên. Trưởng Hui giải thích, tụi nhỏ bên này thích món đó lắm. Con trai tôi được chị Vân Hạc gửi gấm vào nhóm Florida, con gái thì vào nhóm Cali. Thằng nhỏ vẫn còn hậm hực không thèm nhìn tôi. Ăn trưa xong tôi bàn với chồng dzọt lẹ về Orange County, đến tối xuống đón tụi nhỏ về nhà ngủ rồi ngày mai trả lại trại cho tụi cháu đỡ bị bơ vơ lạc lõng, nhất là cháu trai không biết tiếng Mỹ, tiếng Việt thì bập bẹ. Sau đó tụi tôi trốn luôn các cháu cho tới đêm cuối cùng mò tới dự lửa trại, văn nghệ. Trên đuờng tới, tôi hơi hồi hộp, không biết con cái ra sao. Tới trại tìm cháu cả giờ, chúng xuất hiện, ô hay, miệng cười toe toét, hết nóng, hết lạ và bây giờ lại có bạn bè đi chung cả đàn. Không hiểu làm sao tụi nó có thể hiểu nhau" Đúng là Hướng Đạo có phép lạ! Tan trại TT8, cháu ôm về bao nhiêu là quà cáp, huy hiệu trao đổi lẫn nhau và điều quan trọng là cháu rất vui, có thêm kinh nghiệm họp trại Thế Giới.


Cháu vẫn trung thành sinh hoạt HĐ mỗi hai tuần, tham dự tất cả các kỳ cắm trại, và vui hơn nữa là trại 100 năm ở Thụy Sĩ, lại thêm huy hiệu quốc tế trao đổi, có thêm ông bạn HD già Canadien :-) mà cháu khen rất dễ thương và ông đã từng là lính ở VN .
Năm nay 2009, có trại TT9 tại bắc Cali. Tôi muốn gửi cháu đi, nhưng chả có trưởng nào rãnh, các cháu lớn mắc thi tú tài. Tháng Tư, đi đón cháu tan trại, cho Hiếu (con trưởng Vân Hạc) ké xe về. Tôi dụ Hiếu đi TT9, lúc đầu Hiếu chần chừ vì mắc đi làm hè nhưng sau vài phút nói dài, nói dai, nói ... đúng của tôi, Hiếu OK. Tối đó tôi phone cho chị Hạc, rồi hai chị em bắt đầu lên net mua vé máy bay, rồi chị liên lạc sang Mỹ ghi danh.
Mọi chuyện xong xuôi thì tuần sau đó, Mai Phương, cũng là 1 trưởng HD, mẹ của Minh Đạt, bạn thân HĐ cùng tuổi với con trai tôi phone nói là con trai tôi dụ sao hay quá, nào đi trại HĐ được ăn KFC, Mc Do, In'n Out ngon, chơi vui, bây giờ Minh Đạt đòi đi theo. Tôi nghĩ trong đầu, em gái tôi ở Cali lái xe hơi, đón 2 hay 3 đứa cũng vậy, nhà nó chứa 2 hay 3 cũng như nhau nên ừ với Phương liền rồi hạ hồi phân giải với nhỏ em sau. Tôi vào site tìm vé cho M Đạt cùng chuyến với Hiếu và con tôi. Hiếu 20 tuổi, nên tôi và Mai Phương yên chí có người dẫn hai nhóc đi tham dự trại TT9.
Ngày ra phi trường, ba bà mẹ nhìn con hơi lo lắng, 3 nhóc vừa qua khỏi chỗ kiểm soát giấy tờ là cười toe toét, hưởng không khí tự do đi máy bay một mình, không có cha mẹ theo. Tôi canh giờ mỗi chiều lúc 17h Paris là phone sang Cali. Em tôi kể, lần đầu tiên Hiếu sang Mỹ nên ngồi trong xe hơi nó chụp hình lia lịa, cái gì cũng khen to quá, lạ quá. Hiếu rất ngoan, bước xuống xe chở đi shopping cũng cám ơn cô rối rít. Tiền euro đổi qua dollar có giá quá nên shopping luôn mồm khen rẻ. Tấm hình chụp đầu tiên gửi về, Phương nói với tôi, cái quần jean MĐạt mặc và đôi giày là mới mua đó. Ba chàng bắt đầu đại náo khu Phước Lộc Thọ, Hiếu cứ trầm trồ, Việt Nam đông quá. Con nhỏ em tôi cũng tố mấy thằng Tây con này không chịu ăn đồ VN, cứ đòi ăn đồ Mỹ, tốn tiền quá xá.
Tôi email nhờ bạn bè nghiên cứu đường xe lửa đi Los Angeles từ Orange County rồi chỉ cho cô em để cho 3 đứa tự túc đi. Các người lớn bên Mỹ đều hết hồn, nhưng tôi thì an tâm vì đã sống ở Tây, đã biết đường xe lửa, xe metro chằng chịt, bên Mỹ làm sao sánh bằng. Phải cho tụi nhỏ đi, thế mới là Hướng Đạo chứ. Nhỏ em tôi không an tâm cho mấy nên bắt thằng con trai 17 tuổi đi theo.
Cuối cùng buổi tối thằng con nó về nhà khoe ầm lên, lần sau có ai từ Pháp sang, con sẽ dẫn đi bằng xe lửa, khỏi phải chờ mẹ chở xe hơi vào down town lạc lên lạc xuống, rồi còn tìm parking nữa. Chi. Lan Thy, một phụ huynh rất tích cực của HD Cali cũng tới chở 3 cháu đi biển rồi về nhà chị ăn phở. Trưởng Lý Nhật Hui cũng sắp xếp phương tiện xe để chở các cháu lên trại . Liên lạc qua lai giấy tờ, tôi lại có hân hạnh quen thêm trưởng Võ Thành Nhân ở Washington, nói chuyện qua lại mới biết trưởng cũng quen thân với trưởng Hoàng Hoà ở Florida, cũng là bạn .. HD của tôi. Ngẩm lại tôi cũng phát phì cười cho chính mình, trưởng Nhân là trung ương trưởng Thế Giới thì trưởng nào trưởng Nhân lại không quen.  Ngày các cháu vào trại là tôi cũng mất liên lạc luôn, mặc dù đã trang bị cho cháu cái cell phone 30 dollars jetable :-) , 10h, hết phút là dụt luôn cái phone (Mỹ là xài xịn như thế đó) . Tôi email cho đám bạn ở San José, Orange County, San Diego. Tối đó, các cháu bị bao nhiêu người chạy tới hỏi thăm và đưa cả cell phone để tôi nói chuyện. Nhỏ bạn ở Sydney theo con sang đó cũng tới tìm và xin đổi huy hiệu Pháp lấy con Koala. Cháu phone khen các anh HD bên này nói tiếng Việt super giỏi, khí hậu super nóng, và ăn super dở :-) . Thì ra TT9 chỉ nấu đồ ăn VN chứ không như TT8 . Bạn tôi báo cáo các cháu là vedettes ở trại vì toàn là dân nói tiếng Anh, tự dưng lọt 3 thằng nói tiếng Tây nghe dễ thương quá, rồi nào mấy cô bé ở lều kế bên cũng hay chạy sang để nghe mấy nhóc nói tiếng Anh với French accent.
Xong trại, tôi được các trưởng gửi cho xem mấy đoạn phim youtube về ngày khai mạc trại, văn nghệ. Tôi thầm nghĩ, đâu cần phải về VN để biết nguồn cội " Với các cháu sinh đẻ bên xứ người, các cháu đã quen với lối sống tự do, cạnh tranh lành mạnh, ganh đua để cầu tiến. Các trưởng hướng đạo, các bậc phụ huynh đã liên kết chặt chẽ để làm được trại Thẳng Tiến với số lượng tham dự gần 3,000 người. Theo tôi đoán, chưa có một hội đoàn nào ở Hải ngoại có khả năng đảm nhiệm, tổ chức, qui tụ số lượng đông đảo như vậy trong gần 1 tuần lễ. Ngày khai mạc, đầy đủ nghi lễ VN, tiếng trống giục giã, làm bồi hồi người tham dự, người xem vidéo,. Những gian hàng với áo dài tứ thân, những gánh hàng rong, những chiếc áo bà ba, những màn kịch ngọng nghệu tiếng Việt, cười ra nước mắt. Các anh chị, các bác bỏ công bỏ của, chỉ tới để phục vụ và hướng dẫn các cháu. Nhìn gương đàn anh đi trước, các cháu sẽ luôn tự hào mình là nguời Việt Nam, có ăn học, giáo dục và văn hoá VN cho dù sinh đẻ và lớn lên ở xứ người.
Ra đón 3 cháu ở phi trường CDG, thấy 3 cháu đen thui, đội mũ Thẳng Tiến 9, hành lý nhiều hơn lúc đi, do 10 ngày shopping không mệt mỏi. Tôi hỏi các cháu lần TT 10 có muốn đi nữa hay không thì cả ba đều OUI liền lập tức. Tuy nhiên các cháu than phải chờ 5 năm nữa, tới 2014, lúc đó tụi con đứa nào cũng học đại học hết rồi . Thôi thì an ủi, năm tới 2010 có trại ở Canada, 2011 có trại ở Suède ... tha hồ mà đi, và tôi tha hồ ăn mì gói để dành tiền cho con thực hiện ước mơ mà thời thơ ấu tôi không thể thực hiện đuợc.
Thanh Huyền

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,453,815
Tác giả là một thuyền nhân, hiện là cư dân Quận Cam, đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010 với bài viết Bài viết “Từ Câu Chuyện Cậu bé Thành Padua," thể hiện sự phẫn nộ trước việc nươc Tàu cộng sản trắng trợn lấn đất, lấn biển của Việt Nam, bắn giết ngư dân Việt. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là tác giả đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài viết mới của ông là một hồi ức dễ thương về đảo tị nạn Galang 2, với lời ghi “để nhớ hai người bạn đã đưa tôi đến Galang, Hải quân Trung uý Đạt và Hoa.
Tác giả họ Vũ, hiện là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Bài thứ hai , “Trường Đời: Học Làm Chồng” là một truyện về ông gia trưởng gốc Việt học phép làm chồng từ ông Mỹ hàng xóm. Đây là một truyện vui nhanh chóng đạt số lượng người đọc đáng nể. Bài mới sau đây, tiếp tục cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ hiện phổ biến bài viết của năm 2013. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết.
Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, Chúc Chân còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã góp nhiều bài viết với kiểu “viết như nói” và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài thứ hai, Một Mảnh Đời Tị Nạn, kể về những ngày đầu mới tới nuớc Mỹ. Bài thứ ba: “Tôi Là Đốc Tờ Nail”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ năm của Lê Thị, trong số 7 bài tác giả đã liên tiếp gửi về cho toà báo. Trong số này, có 4 bài viết về đề tài đồng tính. Lê Thị -cư dân Chicago, 35 tuổi- với tài viết và sức viết mạnh mẽ khác thường, hiện là tác giả dẫn đầu số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ trong hơn hai tháng qua.
Tác giả là một huynh trưởng viết về nước Mỹ, thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, vừa phải báo “tạm rút” năm nay. Điện thư của ông ngày 25 tháng 6, nguyên văn như sau:
Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
"Hồi Ức Tháng Tư của Long Mỹ" là bài viết của Paul LongMy Choate, Đại Tá Hải Quân, một cấp chỉ huy trên Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử lớn nhất của Hoa Kỳ USS CARL VINSON (CVN-70). Đây là con tầu đã tung ra các đợt tấn công đầu tiên trên không ở Afghanistan sau biến cố 9/11 và cũng chính nó đem thi hài Osama Bin Laden thủy táng trên biển. Tháng Tư 2012, cũng con tầu này đã tiến vào Thái Bình Dương, thăm Úc, đánh dấu việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược sang Á Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến