Hôm nay,  

Ly Cà Phê Mưa

15/10/200900:00:00(Xem: 766656)

Ly Cà Phê Mưa

Tác giả: Phan
Bài số 2756-1628827- vb5101509

Tác giả là một nhà báo tại Dallas. Ông từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, và hiện trong nhóm chủ biên của báo Trẻ. Phan đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là bài viết mới của Phan.

***
Tôi chào chị vội vã nhưng cũng chỉ kịp ra tới cầu thang, mưa mờ trời, bãi đậu xe xa lắc. Chị mời tôi trở lại căn apartment. Anh chiều mưa chạng vạng trong căn phòng độc thân, thoang thoảng bình hoa hồng cắm vội, chị hỏi: "Bây giờ, thì mời anh một ly cà phê, được rồi chứ"" Tôi cảm ơn. Chị đi pha cà phê.
Mưa vẫn thét gào mùa giông bão ngoài kia, những hạt mưa ghen tuông, vỡ oà trên kiếng cửa. Tôi mân mê quyển sách đọc dở của chị trên bàn. Những lời giới thiệu sách được viết bởi một người quen. Nhưng đọc sao chẳng giống nhà văn lớn, chữ nghĩa của một cò sách xa lạ nào đâu. Tác giả cũng lạ hoắc, viết tự truyện, dạng nhật ký, một tác phẩm đầu… lâu. Vắt cạn óc ra chữ, chỉ còn cái hộp sọ lăn lóc trên những trang giấy. Nhưng người giới thiệu cứ ương bướng cho là những áng văn tuyệt kỷ. Người viết lời giới thiệu tác phẩm này chắc phải ăn đến hoa hướng dương chứ hoa hồng thì nhỏ lắm…
   Tôi để ý đến mấy tấm ảnh trắng đen, đã úa màu thời gian, kẹp trang sách đang đọc hay chỉ vô tình kẹp vào quyển sách cũng không chừng. Hình hai người bước ra khỏi quán ăn. Hình hai người sóng bước, tay trong tay, nụ cười người phụ nữ có vẻ bẽn lẽn, gương mặt người đàn ông hèn hèn hơn là hãnh diện. Hình người đàn ông mở cửa xe, người đàn bà trong tư thế ngồi vào… Chiếc xe Honda-Accord đời 86-87 gì đó vì hai đèn trước mắt nhắm mắt mở, là đặc điểm của loại xe này. Khi xe còn mới thì nó nhắm hay mở hai mắt, nhưng cũ rồi thì hai con mắt khóc người một con. Nhìn chung, ba tấm ảnh có vẻ thám tử chụp chứ không phải tài tử.
Chị bưng cà phê ra tới nơi, cắt đứt những suy diễn khập khiễng của tôi. Chị nói: "Hình mẹ tôi đó, thấy tôi giống mẹ tôi không"" Câu hỏi bất ngờ như đánh giá tính trung thực của người đối diện tới đâu! Tôi trả lời: "Chị có rất ít nét giống mẹ và hoàn toàn không giống cha." Chị buông người xuống cái ghế bành của gia chủ, mời tôi uống cà phê như một người bưng cà phê ngoài quán. Không phải bạn bè. Tôi lạc lõng trên cái sofa quá dài và trống trải.
   Câu chuyện của chúng tôi chỉ tiếp tục với những bản tin địa phương về tai nạn giao thông do trời mưa. Những đoạn đường kẹt xe, những đoạn đường bị đóng do mưa ngập… Tôi khuấy cho chị ly cà phê, rồi làm cho mình tương tự. Chị vẫn chăm chú nhìn những tấm hình-như không phải của mình. Tự chị nói chứ tôi đã biết là không nên hỏi:
"Anh nghĩ gì về những tấm hình này""
"Do thám tử chụp chứ không phải tài tử chụp chơi…"
"Đúng. Tôi cũng nghĩ vậy, về những tấm hình này."
"Ba mẹ chị còn chứ""
"Ba tôi mất rồi, mẹ còn. Nhưng lâu không gặp."
"Vậy người đàn ông trong hình là nguyên nhân""
"Anh có khiếu làm cảnh sát..."
"Đa số sự việc tự nói lên, nếu mình quan sát."
"Tôi kể cho anh nghe, để hỏi anh một câu!"
"Tôi không dám làm người đầu tiên được nghe chuyện đời tư của chị."
"Người thứ hai, đừng lo."
"Người thứ nhất""
"Từ từ…"
Ly cà phê mưa, không gian căn phòng thiếu sáng, gương mặt người phụ nữ ánh lên theo mỗi lằn chớp sấm sét ngang trời. Hoàn cảnh kinh điển, thiếu động lực thúc đẩy một tác phẩm ra đời. Đại loại như một tấm ảnh nghệ thuật, bức tranh hụt hẫng, câu thơ không đề… Hay một kẻ bất tài ngồi nhìn người vô dụng, sắp xếp hoài không xong thời gian tính, cốt truyện và diễn biến cảm xúc của từng nhân vật trong câu chuyện sắp kể. Không chừng một thiên tài đang soạn giải Nobel, về…
   Mưa bên ngoài đã thôi giông, trời chưa quang nên mưa buồn bã, mưa rỉ rả. Thèm một tiếng ếch kêu, câu vọng cổ dưới chiếc đò không khách sang sông. Sao cứ mưa là nhớ cầu khỉ xa xăm. Nghèo có gì hay mà nhớ hơn tiện nghi, sang cả. Một chủ đề khá hấp dẫn và chẳng biết bắt đầu từ đâu nên chưa có tác phẩm "Nghèo". Nhạc nghèo dễ bán CD; ca sĩ nghèo dễ ăn khách; sách nghèo không chừng tái bản lia chia…
Tiếng người phụ nữ vô đề, không đằng hắng mớ đàm thuốc lá, rượu bia như đàn ông. Tiếng thở dài não nuột… "Mấy năn tôi học trung học, gia đình tôi không vui. Khi ấy, còn trẻ quá nên tôi chỉ mong sớm hết trung học để thoát ra. Tôi chọn một trường đại học thật xa để khỏi về nhà thường. Nhưng cũng không kịp, ba mẹ tôi ly dị trước khi tôi đi đại học. Không ai hiểu vì sao một gia đình êm ấm, khá giả. Bỗng. Tôi cũng không có anh chị em để chia sẻ, bạn bè thì lúc ấy còn trẻ nên mặc cảm, không dám thố lộ."


"…"
"Hôm ra toà, mẹ tôi dành quyền nuôi con nên được ông toà ưu đãi nhiều thứ. Ba tôi chỉ tuân lệnh ông toà và không ý kiến gì hết. Chỉ một tháng sau hôm ra toà, ba tôi ghé về nhà để chở tôi ra phi trường, đi nhập học trên miền bắc. Tôi liên lạc với ba mẹ bằng hai số điện thoại nhà. Thời đó, cell phone còn mắc nên ít ai xài. Ba sắm cho tôi cái beeper. Ba gọi thưa dần theo thời gian vì công việc của ba hay gì khác hơn thì tôi không biết. Nhưng tôi nhớ mãi những lời khuyên nhủ, chia sẻ, an ủi… tôi mang ơn ba tôi lớn lắm."
"…"
"Giáng sinh đầu tiên trong môi trường đại học, tôi gọi về thì mẹ đi chơi xa, không ở nhà. Nên tôi cũng không về. Tính thử ở lại trường một giáng sinh xem nỗi cô đơn lớn cỡ nào, phần gia đình không vui nên cũng không muốn về. Khi bạn bè chung phòng, từng người, từng người… khép cửa phòng. Người cuối cùng khép lại cánh cửa, tôi rơi vào hoang mang chưa từng có. Muốn khóc, mà bây giờ mới hiểu là khóc cũng cần người nghe. Khóc một mình, khóc trong căn phòng bốn bề im lặng, khóc không thành tiếng và không có nước mắt.
Tôi rúc đầu dưới gối vì sợ. Không thức, không ngủ, đổ vỡ, hoang tàn... Tiếc nuỗi lời mời của một cô bạn chung phòng. Cô ta đưa điện thoại cho tôi nói chuyện với mẹ cô ta. Mẹ người, tôi không biết mặt nhưng tha thiết mời mình về nhà họ nghỉ lễ. Người mẹ, đã đi chơi xa…
Đêm về khuya, những ánh đèn giáng sinh hiếm hoi trong khuôn viên đại học, từ cửa sổ bên building đám con trai ở lại trường, lập lòe, ma quái. Thường đêm, cửa sổ nào cũng sáng đèn vì ai cũng học khuya. Bây giờ, trong tâm trạng sợ hãi thì lại nhiều cửa sổ im ỉm đóng. Tôi thức hết đêm. Tính hết cách vẫn không có một nơi để về…"
"…"
"Sáng hôm sau, tiếng người bảo vệ quen thuộc ngoài cửa phòng, cho tôi biết: Cô có cha cô đến thăm. Tôi khóc rống lên. Có người nghe mình khóc rồi. Mừng quá!
   Ba tôi sợ xanh mặt, tưởng tôi bị điên. Từ đó, ba tôi thăm tôi thường. Mẹ thì không, mẹ trách tôi bỏ mẹ… và tôi đã hiểu được nguyên nhân ly dị của ba mẹ tôi, khi có người đàn ông khác bắt điện thoại nhà. Tôi không gọi về nhà nữa. Biết mình không phải, cũng là việc duy nhất tôi không nghe lời ba tôi.
   Đời sống tiếp nối thành quen. Năm cuối ở trường, chúng tôi nghỉ Spring break. Người bạn trai của tôi, mời tôi về chơi nhà anh ấy, cho gia đình biết mặt. Tôi ngại, nên xin phép cho thêm một cặp bạn thân với chúng tôi cùng đi. Tôi gọi xin phép ba tôi, ông đồng ý, vì ông cũng đã gặp người bạn trai của tôi.
   Chúng tôi đang vui chơi ở Cali thì điện thoại bệnh viện gọi tôi, số điện thoại ba xin để ba cần thì gọi. Tôi ân hận suốt đời. Cứ nghĩ là ba kỹ lưỡng… tôi tức tốc bay về với ba. Tất cả đã muộn. Hơn tháng sau, ba tôi mất vì ung thư."
"…"
"Tôi về dọn căn phòng apartment của ba. Căn phòng như phòng tôi bây giờ, không có dấu vết gì của một người khác phái. Tất cả quần áo, đồ gia dụng của ba, tôi cho hết Goodwill Store. Tôi chỉ lấy cái xe của ba vì tôi không có xe lúc đó, với ba tấm hình này, kẹp trong cuốn Kinh thánh…
Anh nói tôi nghe thử, tại sao ba tôi biết người đàn ông chen vào hôn nhân của ba từ khi người đó bắt đầu. Mà ông im lặng""
"Nếu tôi trong hoàn cảnh ấy, cũng không xử sự khác hơn. Cái gì hư hao, có thể sửa chữa, trừ lòng người. Người đàn ông bỏ gia đình, người vợ có thể lôi về nếu bà ấy bình tĩnh và khôn ngoan. Nhưng ngược lại thì vô phương. Lịch sử chứng minh tình cảm của người đàn bà kiên định hơn đàn ông, và khi đã thay đổi thì trời cứu. Xong câu hỏi của chị chưa. Tôi tới giờ phải về."
"Cảm ơn anh lắng nghe…, tôi chỉ muốn hỏi: Trong tâm cảm đàn ông, tôi từ chối hôn nhân với người bạn trai duy nhất của tôi. Vì những đổ vỡ tinh thần. Anh ấy có hận tôi suốt đời không" Anh ấy là người thứ nhất, đầu tiên nghe tôi kể chuyện này."
"Anh ta có vợ chưa""
"Đã"
"Coi như hai người có duyên mà không nợ. Hãy để ngày ấy lụi tàn…"
"Cảm ơn."
Chị bạn tiễn chân tôi ra cửa. Sau cơn mưa mà trời chẳng sáng chút nào. Anh chớp sấm sét, cứ tưởng tay thám tử nào chụp hình mình. Đi thăm một người phụ nữ độc thân, với bó hoa trên tay. Ly cà phê và một cơn mưa đủ dài... Không biết người đàn bà trong hình có bạn bè để kể lể, người đàn ông trong hình có kể lể với bạn bè" Tâm sự, chỉ có thể làm cho người ta tạm quên những điều không muốn nhớ trong giây lát. Không có niềm vui mới dưới cái bóng vỡ tan như lời giới thiệu tác phẩm. Cuốn sách chỉ để kẹp mấy tấm hình.
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,412,752
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến