Hôm nay,  

Hai Đoạn Phim Trên Youtube

09/11/200900:00:00(Xem: 270636)

Hai Đoạn Phim Trên YouTube

Tác giả: Khôi An
Bài số 2779-1628850- vb2110909

Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" tự sự của một thuyền nhân, kể về chuyến tầu vượt biển bị hải tặc săn đuổi suốt đêm, vào lúc cùng quẫn chạy hết  nổi thì  thấy lá cờ Mỹ và được cứu sống. Đến Hoa Kỳ năm 1984, Khôi An hiện là cư dân Bắc California. Nghề nghiệp: kỹ sư điện tử tại công ty Intel. Bài mới của Khôi An, như tựa đề cho thấy, có nhiều tính thời sự, nhưng được viết bằng tấm lòng “Tôi viết những dòng chữ này mà nước mắt tuôn ra.” Mời bạn cùng trân trọng chia sẻ.

***

Năm 1975, khi những người Việt Nam tị nạn Cộng Sản đầu tiên đặt chân tới Hoa Kỳ, San  Jose là một nơi hầu như không ai biết tới. Khi nhắc đến San Jose người ta phải nói thêm  cách San Francisco chừng một tiếng lái xe  để người nghe mơ hồ ước tính vị trí của cái thành phố lạ hoắc này. Ngày đó, mấy ai biết rằng San Jose là một nơi may mắn nằm ngay giữa Thung Lũng Điện Tử, nơi những phát minh được nung nấu từ góc nhà để xe ở những tư gia, hay từ những góc phòng thí nghiệm ở các trường đại học, rồi từ đó lớn lên, vươn tay ra làm thay đổi đời sống nhân loại.
Tôi có một ngươì bạn thân trong hãng đã về hưu được gần mười năm nay. Lúc còn làm chung, cô hay kể cho chúng tôi nghe thời 1975 khi cô mới sang Mỹ, thiếu thốn đủ điều, lắm khi không đủ tiền để mua hai gallon sữa cùng một lúc cho hai thằng con trai đang lớn. Sau đó, nghe bạn bè rủ, vợ chồng cô dọn về San Jose, rồi cả hai cùng vào làm hãng điện tử. Đời sống của họ ngày càng sung túc song song với sự lớn mạnh của ngành điện toán. Cô kể "Sau khi rời miền Đông lạnh lẽo, chúng tôi vẫn liên lạc với ông bà bảo trợ ở bên đó. Họ cứ đùa là San Jose đã quá hậu đãi chúng tôi!" Ngày về hưu, hai vợ chồng cô ở trong một căn nhà lộng lẫy nằm trên đồi cao, ban đêm nhìn hút mắt những đốm sáng như sao sa của vùng Thung Lũng Hoa Vàng. Thật ra, thung lũng này không chỉ hậu đãi vợ chồng cô. Sự thành công cuả họ không phải là chuyện hiếm có trong cộng đồng người Việt ở Bắc California. Và đó là lý do chính đã làm San Jose thu hút ngươì Việt để trở thành một trong những cộng đồng Việt Nam lớn nhất ở Hoa Kỳ. Thế hệ người Việt thứ nhất ở San Jose với những thành công về kinh tế đã có điều kiện để nuôi dạy một thế hệ thứ hai ưu tú. San Jose đã từng được mệnh danh là thủ đô văn hoá của người Việt ở  California với những thành tích rực rỡ từ những học viện tới ngoài xã hội, là thủ phủ tình thương mà người Việt ở khắp nơi trên thế giới đều biết tới.
 Cuối tháng 10 năm 2009, cái tên SanJose lại được xôn xao nhắc tới trên báo chí, trên các diễn đàn trên Internet, ngay cả trong thư từ của các nhóm bạn bè liên lạc với nhau. Đáng tiếc là lần này, San Jose được nhắc tới vì những chuyện đáng buồn: cảnh sát dùng sức mạnh quá đáng trong khi thi hành công vụ, đánh đập quá tay một du học sinh từ Việt Nam và bắn chết một thanh niên bị bệnh tâm thần khi anh này không chịu buông con dao.
Mọi chuyện bùng nổ khi một khúc phim - có lẽ được quay bằng điện thoại cầm tay - đuợc tung ra trên YouTube với cảnh người sinh viên bị đánh.
Sự việc này làm tôi nhớ tới một đoạn phim cũng ở trên YouTube mà một người quen gởi cho tôi cách đây không lâu. Tôi đã mở đoạn đó phim ra xem và nửa chừng tôi đã phải đóng lại. Đoạn phim có tựa đề "Dân Oan Tụt Quần Lót Tố Cộng".
Không, tôi không đóng phim lại vì ngượng ngập. Cảnh một người đàn bà đã già   có lẽ trên sáu mươi tuổi - khô héo xác xơ, phẫn uất đến nỗi gần như điên cuồng, đến nỗi dám liều thân cởi quần để làm xấu mặt đám người vô lương tâm mà bà đang chống đối đâu có gì làm cho tôi ngượng. Cảnh tượng đó chỉ làm tôi đau đớn tới nghẹn ngào, tới nổi da gà. Chao ôi, quê hương tôi, quê hương Việt Nam của tôi đang phải trả nợ cho những oan trái nào mà ngươì dân bị đoạ đày tới vậy"
Đoạn phim làm sống lại một ký ức mà mấy chục năm qua vẫn còn đau như cắt. Trước mắt tôi hiện ra một bé gái chừng bảy tuổi ôm một bé nhỏ hơn, núp trong góc nhà, kinh hoàng nhìn bọn công an đang lục tung đồ đạc trong buổi  kiểm kê đánh tư sản'. Tôi vẫn thấy rõ mồn một chúng nó đang lục tung bàn thờ, đổ cát trong lư hương ra để tìm xem có dấu vàng bạc trong đó không. Tôi thấy một cụ già cản lại và la lên  Các anh làm gì mà xúc phạm tới cả nơi thờ cúng của nhà người ta vậy! '. Tôi thấy hai tên công an xô mạnh bà cụ, bà ngã đập đầu vào cạnh tủ. Bà hét lên, đưa tay xoa mặt làm nhoè nhoẹt những những giòng máu đỏ tươi đang ròng ròng chảy.  Hai đưá bé trong góc nhà ôm nhau rú lên  Bà ơi !!'. Hai đứa khóc không thành tiếng nhưng vẫn không dám rời chỗ đứng. Khi bọn công an bỏ đi, hai đứa bé mới uà ra ôm chặt lấy bà cụ đang nằm run rẩy nửa mê nửa tỉnh. Tôi vẫn thấy, rõ như mới hôm qua, đôi mắt tròn đen như hạt nhãn của con bé nhỏ hơn đang long lanh khác thuờng, nó đưa bàn tay nhỏ xíu sờ lên mặt bà cụ và nói trong tiếng nấc  Bà ơi, bà đừng khóc, con sẽ tìm cách làm hại chúng nó.  Trời ơi, con bé mới năm tuổi đầu, thánh thiện như thiên thần, chưa bao giờ nặng tay với một cành hoa, con kiến! Bọn ngươì tàn ác đó nhân danh chủ nghĩa nào để cướp bóc  làm con trẻ căm thù đến thể" Chế độ nào đã làm cho người dân uất hận đến nỗi từ già tới trẻ, con người ta không còn là chính mình như vậy"


Tôi rùng mình, tôi quặn ruột khi chứng kiến sự căm hận tới điên cuồng của bà cụ trong đoạn phim vì tôi đã từng gặp cảm giác đó. Tôi biết con người ta phải đau đớn, oan ức đến chừng nào mới liều thân như vậy. Khổ thân bà! Phương tiện sinh sống, tương lai con cháu, công lao của gia đình hơn bốn mươi năm, niềm tin, hy vọng... bà đã mất hết rồi! Trong đoạn phim, bà vưà xỉa xói vừa la lạc giọng  Năm 64, cách mạng lâm thời cấp cho gia đình chồng tao 4 công đất, Mỹ Ngụy còn không thu hồi, mà tại sao bây giờ chúng bay thu hồi, bắt tao đóng thuế"  Bà gào thét hàng trăm lần như điên dại  Chúng bay ác quá! Chúng bay ác quá! ', bà lồng lộn như một con thú bị sa bẫy đang dùng hết tàn lực tìm đường sống cuối cùng.
Khúc phim cảnh sát San Jose quá tay với du học sinh Hồ Quang Phương đã gây chấn động dư luận California và nhiều nơi khác trên nước Mỹ, mặc dù trước đó Phương đã chĩa dao hăm người bạn ở cùng phòng  Nếu là ở Việt Nam, tao sẽ giết mày'. Scott Herhold, một cây bút kỳ cựu của SanJose Mercury News, tờ báo lớn nhất SanJose đã lập tức lên tiếng; ông ta nói dù biết rằng Phương không phải là  thiên thần , dù biết Phương có hành vi bạo động, nhưng ông ta vẫn quan tâm vì "quá rõ ràng là cái đau đớn của anh ta (Phương) không chỉ trên thể xác. Cái đau nằm trong sự choáng váng khi bị mất niềm tự trọng..."
(...it's abundantly clear that his pain wasn't just physical. It lay in his shock at losing his sense of self-respect.)
Một vị trong hội đồng thành phố San Jose cũng nói "Chúng ta tránh có thành kiến (với cảnh sát) trong vụ này nhưng cũng không nên để điều đó làm giảm đi sự bứt rứt trong lương tâm chung trước tiếng kêu khóc đau đớn của Phương Hồ."
(Our restraint from prejudging the situation shouldn't make Phuong Ho's cries of pain any less disturbing to our collective conscience.)
Và đó chính là cái đẹp của nước Mỹ, là lý do làm tôi yêu xứ sở này, làm tôi cảm thấy may mắn được là công dân của đất nước này. Tôi đang được sống ở một nơi có luật pháp, có công bằng. Hồ Quang Phương là một du học sinh ngoại quốc với thành tích không hoàn hảo, với xuất thân không mấy ai biết rõ, nhưng điều đó không quan trọng gì khi so với quyền làm người và sự công bằng trong xã hội. Báo chí ở San Jose và nhiều nơi khác cùng với các nhân vật quan trọng nhất trong chính quyền thành phố San Jose từ thị trưởng, cảnh sát trưởng, tới dân biểu, ai cũng lên tiếng trong mục đích muốn làm sáng tỏ sự việc, muốn nhắc nhở rằng sẽ có thưởng phạt công minh.
Cách đây vài ngày tôi nghe Hồ Quang Phương trả lời phỏng vấn trên radio, chính anh ta cũng tin rằng những ngươì cảnh sát có lỗi sẽ nhận được những hành xử đúng mức. Anh ta cho biết là các thầy trong trường đã thông cảm và giúp đỡ anh ta, anh ta vẫn tin tưởng là mọi chuyện sẽ được thay đổi tốt đẹp hơn và điều làm tôi chú ý nhất là anh ta vẫn mong được ở lại Mỹ để đi học.
Như thế đó, nhân vật chính trong sự việc này, người đã bị  choáng váng khi mất đi niềm tự trọng , vẫn tin tưởng vào sự công bằng của luật pháp Mỹ, anh đã nói rằng với những bằng chứng trong đoạn phim  công lý sẽ đứng về phiá mình , và anh ta vẫn còn cảm thấy nơi chốn này đủ tình người, đủ tốt đẹp, đủ hứa hẹn tương lai để anh ta lưu lại.
Vâng, cũng như bao nơi khác, nước Mỹ có bạo hành, có thiên tai, có suy thoái, có thất nghiệp, có lạm quyền, có bao che, có những tai nạn khủng khiếp. Có hết, nhưng đó chỉ là những trường hợp cá biệt xảy ra trên một xứ sở mênh mông. Và khi một việc đáng trách được công bố, sẽ có người quan tâm, sẽ có ngươì lên tiếng, và sẽ có xét xử, thưởng phạt.
Còn người dân trên quê hương Việt Nam của tôi trải qua bao đau khổ, tội tình, có ai được ngó ngàng"  Bà cụ cởi quần bày tỏ sự uất hận đã phải đau đớn tới chừng nào" Xã hội đã vắt kiệt những ngươì như bà cụ hay những cô gái bán thân nhan nhản ở những đường phố tới mức nào, có còn để lại cho họ chút tự trọng nào để mất hay không" Phim ảnh tràn lan trên Internet, trên YouTube với những cảnh đau đớn tới xé lòng, người dân kêu cứu thất thanh bằng máu, bằng nước mắt, bằng nhân phẩm khi bị bán làm nô lệ, bằng thân thể già nua khô héo đem phơi bày trước trụ sở chính quyền, bằng thân thể non trẻ nhục nhằn khi xếp hàng cho ngoại nhân chấm điểm, tại sao vẫn không làm lay động được ai"
Tôi viết những dòng chữ này mà nước mắt tuôn ra. Tôi có cảm giác như đang nhìn thấy một cô bé bán diêm đang đốt lần tới que diêm cuối cùng để níu lấy sự sống trong đêm bão tuyết mà chung quanh ngươì ta đang yến tiệc với lưả hồng man dại và rượu tràn như suối. Tôi làm sao để chia xẻ một tấm chăn, hay những gì tôi chia xẻ làm sao vá víu được một miền đất rách nát tội tình mà người ta vẫn đang ra sức đào bới, cắt xén và huỷ diệt. Tôi chỉ biết viết xuống, mong rằng qua câu chuyện không vui ở San Jose sẽ giúp cho một số người học được chút công bằng, học được chút nhân bản mà con người cần có để đối xử với nhau. Tôi mong những ngươì trong nước đang lớn tiếng lên án rằng hành động của cảnh sát Mỹ là không thể chấp nhận được sẽ động lòng trắc ẩn trước những cảnh khốn cùng gấp trăm, gấp ngàn lần trường hợp anh du học sinh Hồ Quang Phương.
Nếu ở San Jose, những ngươì không cùng quê hương với Hồ Quang Phương đã không để lương tâm chung ngủ yên khi Phương bị đánh thì lương tâm chung của Việt Nam ơi, làm ơn có chút xót xa trước đồng bào ruột thịt đang quằn quại ở khắp mọi miền đất nước. Nếu ngươì ta vẫn tiếp tục tàn ác cướp đi sự sống cuả người khác, vẫn nhẫn tâm chà đạp lên nhân phẩm và ước mơ của kẻ yếu, vẫn coi pháp luật là đặc quyền của những người có tiền, có chức, thì trong tương lai xã hội Việt Nam sẽ đi về đâu" Và vài mươi năm nữa, ai bảo đảm đuợc rằng chính những kẻ đang trong thế mạnh hay người thân của họ sẽ không bị mất hết những gì họ đang thu góp hôm nay"
Khôi An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,195,598
Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi Minh Thành từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm.". Bài gần nhất là: “Nội soi ruột già.” Bài mới được ghi là “Thuật lại lời kể của người anh họ tôi.”
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai là tác giả nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Hình bên là quang cảnh “Ngày Summer Picnic” ở bệnh viện tác giả đang làm việc. Bài viết kể về những suy nghĩ, trò truyện từ sinh hoạt vui vẻ này.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài mới của ông là một hồi ức thời vượt biển.
Bài viết sau đây của Phương Dung kể chuyện Viết Về Nước Mỹ 2011, đã phổ biến trên báo in, nhưng vì sơ xuất kỹ thuật, bị “thất tung” trên Việt Báo Online. Sắp tới họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12, xin mời cùng đọc lại.
Tác giả đến Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ, từng cộng tác với một số tạp chí và các trang Việt ngữ trên mạng internet. Viết Về Nước Mỹ 2012, bà đã góp hai bài viết “Tiệm Tạp Hoá” và "Người Đàn Bà Ấy Là Mẹ Tôi." Sau đây là bài viết mới nhất.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là chuyện của nhiều câu chuyện vui buồn trong nghề thông dịch.
Tác giả cho biết trước năm 75, khi còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990, hiện là cư dân Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ. Bài viết mới của cô là một chuyện tình.
Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài viết "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010-2011. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện ngắn của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ.
Nhạc sĩ Cung Tiến