Hôm nay,  

Khách Sạn Ma Ám

26/10/200900:00:00(Xem: 120753)

Khách Sạn Ma Ám

Tác giả: Cánh Chuồn Chuồn
Bài số 2767-1628838- vb9102609

Tác giả tên thật Hồ Việt Tân, một cựu chiến binh Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ gốc Việt, từng nhận giải tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết "Không Được Phép Chết", hiện sống với cha mẹ già bệnh tại Los Angeles. Bài  mới nhất của ông là một chuyện ma, bắt đầu tuần lễ Halloween 2009.

***

Hồi còn trẻ dại tức là hơn một chục rưỡi năm về trước, tôi thường được hãng gởi đi làm xa; cho nên tôi thuộc loại người cơm hàng, áo chợ, vợ ở xa, nhà khách sạn.
Riết rồi quen, cuộc sống xa nhà, ở khách sạn cũng không có gì đáng kể hay đáng nói cho tới khi tôi bay về Oakland từ vùng Trung Đông.
Máy bay đáp xuống phi trường San Francisco khoảng năm giờ chiều.  Lấy hành lý, qua Hải Quan làm giấy tờ xong tôi đi ra đón xe taxi về khách sạn.
-Ông đi đâu"  Người tài xế taxi hỏi. 
-Cho tôi đến khách sạn Holiday Inn bên Oakland.  Tôi đáp.
Mỗi khi về trụ sở của hãng tại Oakland, tôi đều ở khách sạn Holiday Inn nên tôi biết và nói cho người tài xế taxi.
Chạy được vài phút, người tài xế taxi hỏi tôi.
-Ông ở khách sạn bên Oakland vậy ông có nghe nói về cái khách sạn ma ám không"
-Không!  Tôi trả lời.
-Vậy ông có muốn ở thử cái khách sạn này không"  Người tài xế taxi hỏi thêm.
Nếu như ở nước ngoài thì tôi nghĩ rằng mấy người tài xế taxi muốn đưa khách đến ở những khách sạn quen để lấy tiền hoa hồng hay chạy vòng vo để lấy thêm tiền cước, nhưng ở San Francisco hay Oakland thì tôi rành đường đi, nước bước nên không sợ dân lái taxi câu tiền.
Nhìn qua kiếng chiếu hậu thấy tôi đang ngần ngừ, người tài xế taxi nói thêm.
-Cái khách sạn này ở gần trung tâm thành phố, kế bến tàu.
Không biết bay xa, trái giờ giấc, đầu óc mù mờ hay sao mà tôi gật đầu ưng thuận.
Sau khi trả tiền taxi, tôi nhìn bề ngoài của cái khách sạn thì thấy cũng tạm được   kiểu như Motel 6.  Tôi nhủ thầm nếu khách sạn bê bối thì hôm sau tôi sẽ đổi khách sạn khác.
Vu vi gió thổi ngọn tùng,
Gian nan là nợ anh hùng phải vay!  Mà!!!
Thế là tôi mạnh dạn bước vào quầy tiếp tân để lấy phòng.  Sau khi cầm chìa khóa phòng ở lầu hai, tôi hỏi cô gái tiếp tân.
-Có phải khách sạn này bị ma ám không"
-Ông nghe từ đâu vậy"  Cô gái tiếp tân không trả lời mà hỏi ngược lại tôi.
-Người tài xế taxi đưa tôi từ phi trường về đây nói vậy.  Tôi đáp.
-Thì ông nghĩ sao cũng được!  Cô gái tiếp tân cười một cách bí hiểm.
-Nếu khách sạn bị ma ám thì tôi hy vọng đó là ma nữ!  Nghề của chàng được tung ra.

Hành lang trên lầu hai có bật đèn, sáng sủa như những khách sạn khác, không âm u, ghê rợn gì hết.  Không có gì để đáng nói!
Lên phòng thảy hành lý vào một góc, tôi vô phòng tắm tắm nước nóng một hồi lâu cho tỉnh.  Không biết có tỉnh ra hay không, hay có con ma nào xúi tôi mà sau khi tắm xong tôi lại cầm điện thoại lên gọi phòng ăn của khách sạn và đặt đồ ăn đem lên phòng. 
Ở gần trung tâm thành phố Oakland, gần khu phố Tàu và Việt Nam, kế bến tàu là khu du lịch của thành phố Oakland   tôi không ra phố ăn uống mà lại đặt đồ ăn đem lên phòng; có lẽ tôi bị bệnh làm biếng nặng hay khùng khùng.
Trời chạng vạng chưa tối lắm, khoảng sáu, bảy giờ gì đó.
-Reng, reng!  Tiếng chuông điện thoại reo lên sau khi tôi bấm số phòng ăn.
-Hello!   Phòng ăn đây!  Tôi có thể giúp ông được gì không"  Tiếng của một người nữ nào đó hỏi tôi.
-Làm ơn cho tôi đặt đồ ăn đem lên phòng.  Tôi nói.
-Vâng!  Ông muốn gọi gì"
-Hamburger, khoai tây chiên, và Diet Coke.  Tôi gọi mấy món thức ăn căn bản của nước Mỹ.  Khi ra nước ngoài làm thì tôi ăn đồ ăn của người bản xứ, và khi về lại Mỹ thì tôi ăn đồ ăn căn bản của Mỹ.
-Ông còn muốn thêm gì không"  Người nữ nào đó hỏi thêm.
-Vì cô hỏi cho nên tôi gọi thêm cánh gà chiên (Buffalo wings).  Tôi gọi thêm.  Tiền ăn ở do hãng đài thọ mà!  Không ăn cho mập cái thây thì uổng của trời.
-Và còn gì nữa không"
-Gởi lên phòng tôi một nữ tiếp viên trẻ đẹp!"!  Nghề của chàng lại được tung ra.


-Ông nói giỡn hay thiệt!  Ông ở phòng 2##"  Người nữ nào đó hỏi số phòng của tôi cho chắc để đem đồ ăn lên phòng.
-Vâng!
-Xin ông làm ơn chờ khoảng nữa tiếng!
-Chỉ có nữa tiếng thôi à"!"  Nếu có một cô tiếp viên thông minh, trẻ đẹp thì tôi sẵn sàng chờ hết khoảng đời còn lại của tôi. 
Lỡ phóng lao thì phải theo lao.
-Ông thiệt hài hước!  Chào ông! 
Tôi vừa cúp điện thoại thì nghe tiếng gõ cửa.  Tôi đi tới cửa phòng,  nhìn ra lổ kiếng thì không thấy ai; tuy vậy tôi cũng mở cửa ra nhìn hai đầu hành lang   trống trơn, không có ma nào qua lại!
Tôi cảm thấy như có một luồng gió lạnh từ ngoài hành lang lướt qua tôi để vào trong phòng. 
Tôi nghĩ thầm - mấy con ma này lẹ thiệt hay mấy thằng nhỏ ở trong khách sạn này buồn tình, phá phách, gõ cửa rồi bỏ chạy trốn.  Chuyện này cũng thường xảy ra ở khách sạn, không có gì đáng nói.
Đóng và khóa cửa lại, tôi nhảy lên giường, cầm remote bật TV lên coi tin tức chiều.  Không có gì đáng để nói!
Tôi thiếp đi từ lúc nào; đến lúc giật mình tỉnh dậy, nhìn đồng hồ trên bàn nhỏ kế đầu giường - đã gần mười giờ tối.  Nhìn ra cửa sổ thì thấy trời đã tối đen, đèn đường sáng trưng.
Đói bụng mà chưa có đồ ăn. 
Không lẽ phòng ăn đem đồ ăn lên phòng, gỏ cửa mà tôi ngủ say quá nên không nghe tiếng gỏ cửa; nếu tôi không mở cửa trả lời thì họ phải gọi điện thoại báo cho tôi biết chứ - trong đầu tôi vừa trách mình, vừa trách phòng ăn của khách sạn.
Tôi bước đến bàn, cầm điện thoại lên gọi phòng ăn. 
Vừa đặt cái điện thoại lên lỗ tai, thì tôi rùng mình, nổi da gà cùng người.
Cái điện thoại chết! 
Lần theo dây điện thoại thì tôi phát hiện ra sợi dây cắm vào ổ điện thoại trên tường đã sút ra và rớt xuống đất từ bao giờ.
Tôi lại rùng mình và bắt đầu sợ ma!
Vu vi gió thổi ngọn tùng,
Gian nan là nợ anh hùng phải vay!  Mà!!!
Sợ thì sợ, nhưng tôi vẫn cầm giây điện thoại lên và cắm vào ổ điện thoại.  Cái điện thoại sống lại và phát ra tiếng u, u.
Tôi bấm số phòng ăn để kiểm chứng là tôi có đặt đồ ăn đem lên phòng.
-Phòng ăn đây!  Tôi có thể giúp ông được gì không"  Tiếng của một người nam nào đó hỏi tôi.
-Vào khoảng bảy giờ tôi có gọi đặt đồ ăn, sao đến giờ vẫn chưa thấy"  Tôi hỏi dò.
-...và số phòng của ông là"""
-Tôi ở phòng 2##.   Tôi đáp.
-Ông làm ơn chờ một chút, để tôi kiểm tra lại xem.  Người nam nào đó lịch sự nói.
...
Sau vài phút thì người nam nào đó nói.
-Không!  Tôi không thấy có ai từ phòng 2## đặt đồ ăn tối nay.
-Anh chắc chứ"  Tôi hỏi thêm.
-Chắc như bắp!
-Lạ thiệt!  Tôi có gọi đặt đồ ăn đem lên phòng vào khoảng bảy giờ.  Tôi có nói chuyện với một người nữ nào đó ở phòng ăn.  Tôi nói.
-Ông có chắc là ông gọi phòng ăn không"  Đến lượt người nam đó hỏi lại tôi.
-Chắc như bắp!  Tôi đáp.
-Lạ thiệt!  Vì tôi làm tại đây và trả lời điện thoại nguyên đêm nay mà.  Anh ta nói.
-Vậy thì cám ơn anh nhiều!
-Ông có muốn đặt đồ ăn lại không"  Hay ông xuống đây ăn, chúng tôi còn mười lăm phút nữa mới đóng cửa.  Người nam ở phòng ăn lịch sự mời tôi.
-Thôi khỏi!  Cám ơn anh nhiều!  Tôi cúp điện thoại.

Tôi rùng mình, nổi da gà và sợ ma. 
Tối đó tôi ngủ chập chờn với cái bụng đói và tất cả đèn trong phòng được bật sáng.
Tới bây giờ tôi vẫn không biết là tôi đã nói điện thoại với ai chiều hôm đó; có thật là luồng gió lạnh đã lướt qua tôi để vào trong phòng không; và sợi dây điện thoại đã rớt ra khỏi ổ điện thoại trên tường lúc nào   trước hay sau khi tôi gọi đặt đồ ăn lúc bảy giờ, trước hay sau khi luồng gió lạnh lướt qua tôi để vào phòng.
Gần đây khi trở lại bến tàu ở thành phố Oakland, tôi muốn chỉ cho thằng bạn sợ ma của tôi cái khách sạn ma ám   nhưng cái bến tàu đã được đổi mới, nới rộng và tân trang cho du khách. 
Cái khách sạn ma ám đó đã bị phá sập; một tiệm sách, rạp chiếu phim và một bãi đậu xe được xây lên trên miếng đất đó.
Cánh Chuồn Chuồn
 Halloween 2009

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,929,446
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến