Hôm nay,  

Bão Tuyết Và “hạnh Phúc”

10/02/201000:00:00(Xem: 222994)

Bão Tuyết Và “Hạnh Phúc”

Tác giả: Anne Khánh Vân
Bài số 2861 -1628961- vb4021010

Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, Anne Khánh Vân hiện sống tại Virginia và làm việc tai AECOM. một trong 500 đại công ty hàng đầu thế giới Với 45,000 nhân viên, hoạt động trong các dự án giúp phát triển kinh tế tại hơn 100 quốc gia, lợi tức của AECAM trong năm tài khoá 2009 là 6.1 tỷ. Trong báo xuân Việt Báo năm nay, Anne Khánh Vân có bài “Nến Trăm Đầu”, kể đủ thứ chuyện, về đủ loại trợ cấp xã hội, từ Pháp sang Mỹ, từ Mỹ sang Tầu, Ấn Độ, Việt Nam... Phần trích đăng lại “Nến Trăm Đầu” được lùi lại một ngày, nhường chỗ cho bài viết mới nhất về cơn bão tuyết dữ dằn tại miền Đông.

***

Đồng hồ chỉ 10 giờ sáng, tôi nhìn ra ngoài trời.  Những hạt tuyết nho nhỏ bắt đầu thưa thớt rơi.  Kỳ này, mấy nhà khí tượng phỏng đoán hơi bị... chính xác.   Nhưng tuyết ướt nên rơi xuống bao nhiêu, tan ngay bấy nhiêu.  Đường xá chỉ ướt nên giao thông và mọi sinh hoạt của ngày thứ sáu, 5 tháng 2, có vẻ vẫn bình thường... Vậy hổng biết cái phần phỏng đoán tuyết sẽ lên cao 2, 3 feet có sẽ chính xác cỡ nào... Làm ơn phỏng đoán trật cù đèo dùm một cái cho bà con miền Đông nước Mỹ nhờ.
Hơn một tháng trước, weekend trước Giáng Sinh, miền Đông nước Mỹ, nhất là vùng Northern Virginia, Washington DC, Maryland... đã bị một trận tuyết xếp hạng của thế kỷ.  Ai đã mong White Christmas thì tha hồ mà... trắng với xóa. Chỉ tội nghiệp những người phải đi làm.  Phần đông là những chiếc xe tải đi rảy muối, đi cào tuyết,  Những chiếc xe cũng bự cở cở thì là những đoàn cứu thương, giúp nạn,... Và...vậy mà, trong số những người đi làm cũng có mặt cái thân chí mén của tôi...
Nào có phải do tôi thích bon chen vô danh sách những người... hùng.  Bữa đó, vì là kỳ lương ngay trước Giáng Sinh, quá trình làm lương và chuyển tiền vào từng tài khoản bị rút ngắn hai ngày.  Để tất cả mọi nhân viên từ trong nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới nhận lương "đúng giờ", phải có một người "anh dũng... băng rừng, xẻ núi" trong bão tuyết... ngày weekend.
Sau khi hoàn tất công việc đúng hạn định, tôi gõ mail trình báo mấy người boss quan trọng rằng "Mission accomplished!" ("Sứ mệnh đã hoàn tất!").  Gửi mail đi, tôi tắt máy, tìm cách lội tuyết ra về... May quá, luôn được trời thương!  Trời đã gửi đến cho tôi một "Ông... Noel".  Trên những ngài Hươu khổng lồ với những chiếc sừng mạnh mẽ, sức lực dẻo dai, tôi được ông Noel phi như bay trên không, đưa về đến nhà bình yên, không sứt mẻ. 
Trong lúc đó, mấy cái ông boss ở khắp nơi thấp thỏm lên mạng, check mail... "Không biết nhỏ Anne có qua nổi keo này hay không""... Ôi chao!  Xong rồi kìa!... Mấy ông boss viết thư trả lời, "Tụi tao mắc nợ mày 'a big one' nghen Anne."
Tôi trả lời thư họ, "Mấy người hãy cảm ơn ông Noel đã giúp tôi hoàn tất sứ mệnh.  Còn phần cố gắng của tôi thì xin làm quà Giáng Sinh cho mọi người khắp nơi..."
*
Trận tuyết kỳ này sẽ còn kinh... khủng hơn.  Tuyết sẽ dầy hơn lần trước kha khá nhiều.  Nó sẽ được xếp hạng trận tuyết lịch sử từ trước đến nay của vùng Northern Virginia, Washington DC, Maryland... May phước một điều, kỳ lương vừa làm xong nên tôi thong dong nằm nhà nguyên ngày thứ sáu, ngắm tuyết rơi.  Chiều tối tới, tuyết bắt đầu nặng hạt và dầy đặc hơn.  Tuyết bắt đầu đọng lại, trắng hết mọi cảnh vật.  Đi bộ hay đi xe gì cũng không thể nào thấy đường.  Đi bộ thì tuyết cứ tạt vào mặt; đi xe thì tuyết cứ xối ào ào vào kiếng xe; cặp quẹt nước không quẹt xuể...  Tôi cũng đã qua nhiều trận bão tuyết và lần mà tôi nhớ nhất là chuyện kể trong "Tình Người Sưởi Ấm Trái Tim."  Trận bão kỳ này trầm trọng hơn, không biết sẽ ra sao" 
Tuyết cứ thế rơi suốt đêm thứ 6, rơi sang suốt ngày thứ 7.  Chiều ngày thứ 7, tôi thử ra ngoài bước đi vài bước "đo tuyết" xem sao.  Nè, đo nè... Một bước, hai bước... Người tôi lún trong tuyết qua cả bắp vế.  Chiếc xe tôi thì tuyết lên cao tới nửa cửa xe... Có nghĩa, nhìn quanh, sẽ hổng thấy "da thịt" của nó đâu cả vì bị bít bùng trong biển tuyết.
Tôi trở vô nhà, lên Net tìm xem tin tức... Internet cà xịch cà đụi, khi up khi down... Qua nhiều lần thử mới xem được vài phóng sự...
Đô Trưởng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn tuyên dương cả ngàn nhân viên cào tuyết đang làm việc cật lực khắp nơi...
Nhân viên cào tuyết "trách yêu" người dân... "Tuyết như vầy, công nhận đẹp thiệt, thích thiệt... nhưng bà con phải nghĩ tới những người cày tuyết của tụi tui một chút xíu.  Tụi tui đã cố gắng hết sức, làm việc ngoài lạnh trong lúc mọi người trùm mền thật ấm trong nhà.  Vậy thì bà con cứ làm ơn làm phước ở ấm trong nhà để tụi tui yên ổn cào dọn ít nhất là lớp tuyết đầu tiên.  Sau đó bà con muốn ra đào bới hay đi chơi ngang dọc đâu thì tha hồ... Nhưng bà con đâu có chịu làm như vậy.  Cứ đi lung tung ra ngoài, đào bới tán loạn khi đường xá còn đầy tuyết.  Thế là tuyết bừa bãi, tung tóe; hết xe này kẹt đến xe kia sụp... Làm bọn tui cứ phải vừa cào tuyết, vừa dọn thêm những thứ đáng lẽ không cần làm, rồi vừa phải tránh mấy người, nhất là những người đi bộ, cứ đi sờ sờ ngang sương giữa đường... Làm tụi tui mất nhiều thời gian hơn.  Thay vì cào được 2, 3 vùng thì chỉ cào được 1 vùng.  Những vùng kia phải tê liệt nằm chờ,... Và thế rồi sau đó, sẽ có người than phiền 'mấy ông cào tuyết' đi đâu không biết, chẳng cào vùng tôi, tôi không đi làm được... Quý vị cứ hãy kiên nhẫn ở yên trong nhà, mọi người sẽ được ra khỏi nhà sớm.  Còn nôn nóng ra ngoài sớm thì nhiều người sẽ bị kẹt trong nhà lâu hơn."
Mà thật vậy, thấy tuyết đẹp, ai cũng ham vui... quên mất lực lượng cào tuyết cần sự hiệp sức của chúng ta ra sao... Mọi tiến triển cần phải theo một trật tự nếp nang, có kết hợp hài hòa thì sinh hoạt của thành phố mới chóng trở lại bình thường... Còn không, mọi sinh hoạt sẽ không chỉ bị tắt nghẽn mà còn đi đến chỗ tê liệt.
*


Sáng Chủ Nhật, bắt đầu thấy bóng dáng các xe tải cào tuyết đến vùng tôi.  Đây là lần cào và rảy muối thứ 2.  Nói là muối nhưng thật sự đó là một hổn hợp gồm muối, cát và mạc cưa để giúp tuyết tan mà không trơn, bánh xe sẽ có thêm độ dính.  Họ bắt đầu làm những con đường lớn.  Chắc không lâu nữa sẽ đến khu nhà tôi.  Nguyên cả hai ngày thứ 6 và thứ 7, tôi ở yên trong nhà nên lối ra vào nhà vẫn ngập tuyết.  Xe đậu trước nhà thì vẫn bị chôn trong tuyết.  Phải đẩy tuyết khỏi lối ra vào nhà thì mới ra được tới xe để "cứu" xe ra khỏi tuyết.   Và phải làm sao để khi xe tải cào tuyết đi ngang khu nhà mình, mình đã xong việc, sẽ không cản trở lưu thông. 
Trong khi chờ bạn đến cào tuyết phụ, tôi quấn khăn, đội nón, mang giầy ra... "lao động là... vinh quang".  Đang lay hoay với cái xẻng có kích thước cũng bự ngang ngửa mình... thì từ xa, có một người cũng cầm xẻng đi đến.  "Cô có cần giúp không"" -  Đến gần, tôi nhận ra một anh Xì...Dầu (không phải giàu).  "Công việc này hơi nặng nề cho một phụ nữ (nhất là nhỏ con như tôi - chắc ý anh ta muốn nói vậy"), để tôi phụ cô một tay, không sao đâu."  Anh ta là "cứu nhân" ai gửi đến vậy"  Vậy thì... "sure,... làm ơn đào tuyết phụ tôi!"  Thế là tôi thì cào tuyết bên trên xe xuống, còn anh Xì Dầu thì đào tuyết từ cửa nhà tôi đi ra lề đường. 
Vừa làm việc, chúng tôi vừa trò chuyện rất vui... mà hình như toàn là tôi hỏi và anh Xì Dầu thì trả lời... "phỏng vấn".  Ban đầu tôi cứ tưởng anh ta làm việc cho Home Association của khu tôi ở và có phận sự cào tuyết trên vỉa hè; xong việc rồi nên anh ta đi lanh quanh phụ... Nhưng nói chuyện thêm thì không phải.  Anh Xì này có vợ và 3 con.  Anh để vợ con ở ấm trong nhà.  Anh vác cuốc đi "kiếm ăn".
"Vậy từ hôm qua tới giờ, anh giúp được bao nhiêu người rồi""
"Tôi clean được mấy cái nóc nhà và clean được một số lối ra vào như nhà của cô."
"Ủa, tôi đâu bao giờ nghe chuyện cào tuyết trên mái nhà.  Sao ngộ quá vậy""
"Cô mà vô mấy xóm nhà thời xưa, vui lắm.  Mái nhà họ thẳng và thấp. Tuyết mà ngưng đổ một chút, bà con sẽ không cào tuyết dưới đất liền đâu mà kéo nhau lên nóc nhà cào.  Cứ hai ba người một nóc nhà.  Họ truyện trò cười nói trên nóc nhà, vui nhộn lắm."
Anh Xì Dầu này nói phải.  Nhà xây thời trước, mái nhà có độ cách nhiệt ít,... Để 4, 5 tấc tuyết dầy trên nóc, trong nhà sẽ rất lạnh.  Khi tuyết còn sốp, nên cào tuyết xuống sớm.  Chứ để tuyết cứng lên và đông thành đá thì những chỗ nào tuyết tan được, nước tan ra đó mà bị đá đông chận lại không có lối thoát, nó sẽ thấm ngược vào trong, gây ẩm, dột... (Mỹ gọi là "Ice dam")
Ở xứ lạnh, khám phá được nhiều chuyện về tuyết cũng thú vị và hữu ích thiệt.
Sau khi tôi đẩy xong 3, 4 tấc tuyết trên xe xuống để thấy lại "da thịt" của chiếc xe thì anh Xì Dầu cũng đã đào xong cho tôi một con... "đường mòn" từ nhà đi ra với hai bên có hai vách tuyết, vừa đủ bề ngang lui tới, ra vào.  Anh chuyển sang xúc đi số tuyết xung quanh xe mà tôi vừa cào khỏi xe...  Chúng tôi lại tiếp tục trò chuyện.
Anh Xì Dầu này ở Mỹ 20 năm rồi.  Anh ta làm thợ xây nhà sửa cửa.  Thời gian qua, việc làm xây sửa bị xuống thấp, anh ta không có việc đều đặn nên tìm được việc gì khác thì anh làm việc nấy.
Nghe anh Xì kể chuyện, tôi nhớ má Hai Lúa.  Má Hai Lúa hay nói, "Siêng năng thì nhìn đâu cũng thấy có việc làm; còn lười biếng thì dù nằm trên một núi việc vẫn không thấy và khi có người lên tiếng nhờ cũng hổng nhúc nhích cục kịch..."
Công nhận phải nể mấy người Xì này.  Trong cái tình trạng mọi thứ gần như tê liệt... họ vẫn nghĩ ra cách làm việc, thay vì nằm ủ rủ trong nhà, đổ thừa thời thế, thiên tai...  Mấy anh Xì này thật biết cách "đi tìm... hạnh phúc"!
Tôi dzí dzỏm với anh Xì, "Một chốc nữa, khi bạn tôi đến, bạn tôi sẽ wao wao... vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy mọi thứ sạch boong.  Tôi sẽ được phong chức 'lực sĩ' cho xem!" hi hi hi.
"Mà cô cũng lực sĩ thiệt.  Nếu không, cô đã nằm yên trong nhà, đâu ra đây để mà tôi thấy và đến phụ."
Khoảng một tiếng sau, phía trước nhà tôi nhìn khác hẳn.  Từ cửa nhà, ra cửa xe sạch sẽ trơn tru. Trước khi anh Xì đi, tôi biếu anh ít tiền, đủ một bữa ăn cho cả gia đình anh.
Có lẽ anh Xì đến giúp tôi với tinh thần tình nguyện nên anh hơi ngần ngại khi tôi đưa tiền.  Cũng có thể vì tôi biếu anh Xì hơi nhiều so với những lần thưởng công anh ta nhận được mấy ngày qua nên anh có vẻ xúc động... Khi nhận tiền, anh nói, "Tôi đã chỉ muốn giúp cô, nhưng bây giờ là cô giúp tôi!" 
Tôi quý anh Xỉ này ở chỗ khi chuyện trò, anh ta không hề than thở hay kể lể để tôi động lòng. Tôi thêm quý tinh thần tìm việc, làm việc và giúp người của anh. 
Và... cứ thế, anh Xì với cái cuốc, tiếp tục đi xâu vào xóm nhà giàu, tìm xem có ai một mình đào tuyết không nổi, anh ta sẽ phụ... và tùy hỉ người được giúp, muốn thưởng công bao nhiêu thì thưởng công... Gặp phải người nào nghèo như anh, thì sau khi xong việc, họ sẽ tặng nhau một tách trà, trao nhau một nụ cười.
Anh Xì nghèo này làm tôi nhớ lại hình ảnh những người cha Việt đã còng lưng đạp xích lô, đạp xe đạp đi bán cà-lem, bán bánh giò... những năm từ sau 75 đến đầu 90.  Thương vợ con, những người cha này bất cần biết trước kia mình đã từng là tướng hay tá. Thời cuộc thay đổi, siêng năng làm lụng để kiếm tiền nuôi vợ nuôi con. Họ làm việc quên mệt mỏi chỉ vì nghĩ đến tương lai của các con.  Nhìn thấy cha mẹ mình cực khổ, các con sẽ thêm kiên trì, cố gắng để thành tài, thành nhân...
*
Thật sự là tôi đã rất vui sáng nay.  Tôi cảm thấy đã san sẻ được một chút công ăn việc làm, một chút hạnh phúc với anh bạn Xì Dầu chịu thương chịu khó.  Nhờ có anh Xì phụ một tay để đào chiếc xe ra khỏi tuyết, nó sẽ không bị kẹt lại vài ngày, tôi có thể đi làm ngày mai.  Với số tiền nhỏ nhoi chia sẻ với anh Xì, tôi lại có thêm một ngày lương mà còn được boss khen siêng năng làm việc; và khi bạn của tôi tới, tôi còn được hoan hô, phong chức "lực sĩ"... hi hi hi.
Sức sống của thành phố được góp phần hồi phục từ những người xúc tuyết lẻ loi...
Đúng như bài Kinh Hạnh Phúc mà tôi đã được học.  Hạnh phúc mà san sẻ thì nó sẽ được nhân lên, sẽ được tỏa đều.  "Hạnh Phúc" nghe sao mà "sang cả"... nhưng nguyên ngữ thì "Hạnh" là sung sướng, "Phúc" là Bụng. Hạnh phúc chỉ đơn giản là sướng... cái bụng.  Khi kể lại câu chuyện bão tuyết này cho quý bạn ở những vùng nắng ấm nghe, tôi cũng đang sướng... cái bụng vì được hưởng chính cái hạnh phúc mình san sẻ...  Và mong rằng hạnh phúc được tiếp tục san sẻ. 
Anne Khánh Vân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,086,487
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Nhạc sĩ Cung Tiến