Hôm nay,  

Bên Ly Rượu Tết

21/02/201000:00:00(Xem: 850432)

Bên Ly Rượu Tết

Tác giả: Phan
Bài số 2870 -1628970- vb8022110

Tác giả là một nhà báo tại Dallas. Ông từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, và hiện trong nhóm chủ biên của báo Trẻ, đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là bài viết đầu năm của ông.

***

Ông Hiển loanh quanh trong khu bán gia vị nấu đủ thứ bún Việt Nam: Bún bò mụ Rớt, bánh canh mụ Lượm, bún riêu cô Hồng-đâu mất chữ “g”, bún mộc lộn dấu thành bún mốc… nhìn gói gia vị nấu bún thang, có than cũng chẳng ai nghe. Ong thở dài, nhìn quanh kiếm người hỏi thăm thì chợ hình như chỉ có bà chủ đang chăm chú ngồi khai phá sản, - gương mặt chiều ba mươi- cải úa hoa tàn, cái kính lão đeo vô sợ già tháo ra lộn… số, cứ nhấp nhá đeo lên lột xuống, đến chóng mặt. Ông tưởng tượng ra những hình bóng mỗi độ xuân về trong trái tim đơn phương, rồi cười ruồi. Bước thời gian tàn nhẫn thế sao ta!
Ông đứng nhìn bà chủ chợ như con ốc leng, mặc áo ba-đờ-xuy dài tới gót nên tưởng bà bị cướp bỏ vô bao bố; con chó nhà ai vừa bán cho ông mua chó dạo, không cam tâm nên giãy nảy trong bao… Năm tàn tháng tận đến lục phủ ngũ tạng cũng buồn như mấy khay phá lấu. Mấy người khách lưa thưa, người này nói với người kia một câu tiếng Việt rõ ràng, “rau thơm gì héo queo, mua về chưa kịp ăn đã hư…” Vậy mà người kia trả lời, “ờ-hở”. Ờ-hở là tiếng gì vậy kìa" Hồi nhỏ ăn đòn môn tiếng Việt tới mẻ thước cô giáo, có thấy từ “ờ-hở” bao giờ!
Ông định hỏi bà chủ, “Thưa bà, gia vị nấu phở để đâu, làm ơn chỉ giùm"” Nhưng lấn cấn sợ bà nổi giận. Tuổi giã biệt kinh kỳ dễ sang ngang, như người “sai” nhưng dùng chữ “nhờ” đi mua gia vị nấu phở. Chỉ ngồi đọc ráng hết bản tin trên báo mà mặt mày bí hiểm như OmbomHussen.
Vừa lúc có ba mẹ con tản xuân vô khu bán gia vị. Lại một cảnh hội nhập lạ kỳ, tản xuân thì đi chợ hoa chớ sao lại tay bế tay bồng con thơ mẹ trẻ vô chợ thúi. Người Mỹ rất nhàn tản trong chợ Mỹ, khác với người Việt chen lấn trong chợ Việt, chen lấn nói tiếng Anh pha tiếng Việt trộn tiếng Mễ nêm thêm chút tiếng Tàu với mấy ông Mễ bắt cá, làm cá kiểu gì" Rồi chen lấn trả tiền để thoát thân không bằng. Văn hoá chen lấn là tàn dư của chủ nghĩa xã hội còn xót lại trong những người đi sau 75 thì dễ hiểu. Nhưng người đi từ 75, trước 75 cũng chen lấn một mất một còn… như kẻ chợ.
Chả hiểu, mẹ trẻ con thơ tản xuân trong chợ Việt, có gì vui" Càng nghĩ càng tức tụi nhỏ sinh đẻ bên đây, hễ nghe lệnh theo mẹ đi chợ là hỏi lại liền, đi chợ Mỹ thì hí hửng theo mẹ để dẹo cho được một cây kẹo hay món đồ chơi vặt. Nhưng mẹ bảo theo mẹ đi chợ Việt Nam thì bịt mũi, “Con không đi chợ thúi đâu!” Không tin, cứ để ý từ 5 tuổi trở lên là biết dẹo với mẹ khi phải theo đi chợ Việt. Sao chủ chợ Việt Nam không hội nhập bằng cách làm cho ngôi chợ Việt thơm phức như chợ Mỹ, mà chọn chi cách hội nhập là chủ chợ thì phải mặc ba-đờ-xuy như tài tử Hollywood, bất kể đầu đuôi dựng đứng dựng ngược cũng mới qua lưng quần người ta chút xíu.
Tiếng con bé theo mẹ đòi ăn, làm ông để ý. Người mẹ trẻ nhá ra cái bánh bông lan, đút cho con một miếng, rồi giấu nhanh vô túi áo lạnh thùng thình. Đứa con ngồi trên xe chợ, ré lên đòi ăn. Người mẹ lại lấm lét nhìn quanh, nhìn ông đang chăm chú tìm kiếm… người mẹ đút vội cho đứa con nhỏ hơn miếng bánh bông lan, rứt từ trong túi áo lạnh. Ba mẹ con loanh quanh trong hàng gia vị, có lẽ là hàng ít người nhất để ăn vụng khỏi trả tiền.
Con bé mới chừng lên năm, nhưng nhanh tay lẹ mắt, thoáng cái nó đã xé được gói me bột để nấu canh chua, con bé trút ra tay, vốc vô miệng, hét lên! Thằng bé ngồi trên xe chợ, khóc bè theo chị, đòi bịch me vung vãi trên sàn nhà… Mẹ chúng dùng chân lùa vội me đổ, xoá dấu vết. Giấu cái bịch không vô hàng hoá trên kệ để phi tang. Đâu đó, người mẹ dỗ con bằng bánh bông lan trong túi. Miếng cuối cùng cho vào miệng mình, giấu miếng ny-lon gói bánh bông lan vô hàng hoá trên kệ để phi tang. Mấy mẹ con loanh quanh, khui chai giấm táo. Chắc tưởng nước ép trái táo thơm ngọt, người mẹ làm một ngụm… nuốt không trôi, nhổ không xong. Con thì khóc rống lên đòi uống. Người mẹ vội giấu đi chai nước nhìn đẹp nhưng uống chua lè, đẩy đứa con nhỏ, lôi đứa con lớn đi theo qua hàng kế tiếp.
Ông Hiển thở dài, chả ra hiền nhân thánh sống. Nghĩ đến việc nấu nồi phở để tết có ai ăn thì ăn. Ai ngán thịt mỡ dưa hành thì ăn, nghĩa là không chắc có ai ăn. Giá vợ ông thấy được có người không có gì ăn thì đã không sai ông đi mua gia vị nấu phở mà phải đúng hiệu, đúng loại…
Ông lại thở dài, nhìn mỏi mắt cũng tìm không ra quới nhân, đành chìa cái bao bì gia vị nấu phở ra trước mặt người mẹ trẻ, khi ba mẹ con họ trở lại hàng gia vị. Ong nói, “Thưa cô, làm ơn chỉ giùm tôi loại gia vị nấu phở này, để ở đâu"” Người đàn bà trẻ nhìn chằm chặp vào mặt ông. Sự khiếm nhã quen quen, nhưng ông không nhớ kịp đến khi cô ấy lên tiếng, “Chú Hiển phải không" Phải chú Hiển không"”


“Dạ phải, tôi là Hiển. Còn cô"”
“Chú không nhớ cháu hả. Cháu là Loan nè, gia đình cháu ở chung apartment với chú, cũng lâu rồi …!”
Ông chả phải người lịch duyệt, nhưng đời quá nổi trôi nên hiểu ý người ta. Mấy chữ “cũng lâu rồi” nghe ra lời cầu khẩn bi thiết lắm! Ong đáp, “À, chú nhớ rồi. Ba mẹ cháu khoẻ không" Mấy anh em cháu chắc đã lập gia đình hết rồi hả"”
“Dạ… ba cháu mất rồi, chết bệnh. Mẹ thì về Việt Nam từ tết năm ngoái, về thăm gia đình người dì. Không biết sao bên đó báo sang là mẹ làm mất hết giấy tờ nên không trở lại Mỹ được.”
“Vậy anh em cháu bên đây có liên lạc với ai để xin cấp lại giấy tờ không"”
“Các anh chị của cháu không muốn mẹ sang Mỹ lại nên không ai lo giấy tờ, cháu thì không lo nổi.”
“Nhưng mẹ cháu có muốn trở lại Mỹ"”
“Dạ không, mẹ cháu muốn ở Việt Nam luôn.”
“Cũng tốt, nhưng cháu nói với các anh chị và cháu phải lo giấy tờ cho mẹ trở lại Mỹ một lần. Xin tiền già xong xuôi thì về Việt Nam sống cũng được. Chú mới đọc báo thấy nói, bây giờ Mỹ đã chịu trả tiền già cho người được hưởng nhưng không cần phải sống tại Mỹ như xưa…”
“Vậy hả chú, cháu sẽ…
Cô và anh Hải có khoẻ không"”
“Khoẻ, cô cũng vẫn đi làm, Hải thì ra trường năm ngoái. Không tìm được việc làm ở Mỹ, nó đi làm bên Indonesia.”
“Tết này, anh Hải có về không chú"”
“Chắc là không"”
“Chúa ơi! Anh ấy buồn chết…”
Ông Hiển nhớ lại liền mối tình đơn phương của con bé Loan yêu sớm. Năm còn ở apartment, thằng Hảo lớp 7 thì nó lớp 5. Nó đã khóc hết nước mắt với mẹ để xin mua áo ngực, nhưng mẹ nó là người nhà quê, ai đời đi nói với con gái, “vú mới bằng quả cau khô, không cần. Đồ con nít ranh…” Cái Loan ấm ức sang tâm sự với bà Hiển, bà Hiển là đồng minh thứ thiệt của mẹ nó nên làm cho con nhỏ một trận. Con bé khóc thảm thương…
Nhưng nữ tính của nó cao, con bé trộm áo ngực của mẹ, rồi độn giấy báo vào cho oai, đổi tướng đi õng à õng ẹo… Gặp bọn con trai cùng lớp nhưng người Mễ, Mỹ đen, chúng xúm nhau lột áo cái Loan ngoài sân chơi của apartment. Lôi ra hai cục giấy báo người ta cố tình không cho ai hay, lại bêu rếu, chọc ghẹo… Thế là thằng Hải nổi máu giống nòi, ra tay. Bị tụi kia dần cho một trận tím tái. Vợ ông ốm rộc đi cả chục ký lô vì lo lắng, lo thằng con dại dột báo thù, thằng bố xót con xả súng thì tan nát hết gia đình. Cuối cùng năm ấy, bà nhắm mắt ký tên, mua căn nhà cũ nát, giá trên trời cũng không sao, miễn thoát khỏi apartment…
Ông Hiển đứng tần ngấn nhớ lại như mới hôm qua, con bé Loan không xinh lại hay đỏng đảnh. Người bé choắt nhưng giọng oang oang. Hôm găp nó đứng không yên, ngồi không yên ở đầu đường nhà ông. Ong biết nó tìm ai rồi! Về hỏi thằng Hải thì thằng Hải chỉ cười. Phải nhờ vợ hỏi nó mới nói, “Con Loan vừa lên Trung học, chung trường với nó. Con nhỏ trách móc là anh Hải đi khỏi apartment làm em nhớ mấy năm nay, em ráng học để lên High School gặp anh… con nhỏ đeo riết nên nó phải tránh mặt, đối phó với bạn bè chọc ghẹo…”
Thật lạ cho con trai, thấy ai vừa mắt là theo đuổi. Không xong thì quên luôn cho tiện bề sổ sách. Con gái ngược lại, đã thích ai thì cất kỹ trong lòng, hễ nhắc tới là giọt vắn giọt dài… làm ông mủi lòng, lúng túng, ông nói: “Nó còn độc thân thì sống ở đâu chả được. Cháu không cần bận tâm.”
Người mẹ trẻ lặng yên như lựa lời, cuối cùng nói với ông: “Chú cho cháu gởi lời thăm anh Hải. Chúc anh ấy may mắn và hạnh phúc…”
Ông Hiển lúng túng, muốn hỏi thăm con bé Loan nhưng nhìn kỹ mẹ con nó luộm thuộm, ăn vụng trong chợ. Hỏi làm gì những câu khó trả lời. Ong bảo hai đứa bé, “Nè, khoanh tay thưa ông cho thật ngoan. Ong lì xì các cháu nhé!” Cái Loan nhanh nhảu giúp con chỉnh tề để thi lễ với ông Hiển.
Ông Hiển đã có hộp bột nấu phở đúng hiệu trong tay, nhớ đến chẳng còn đồng nào trong ví. Chả lẽ vài đồng bạc mà trả thẻ cũng kỳ. Ong gởi lại chỗ tính tiền với lý do quên ví ngoài xe. Ong ra xe lấy bạc cắc cũng dư trả. Nhưng bà chủ chợ nhanh miệng, “Anh quên thì thôi, hôm khác trả luôn.” Ong cảm ơn nữ chủ ba-đờ-xuy mà cố nhịn cười. Ong ra xe rồi trở lại để trả tiền, không muốn nợ qua năm. Mẹ con cái Loan cũng vừa đẩy ra bao gạo, miếng thịt ba chỉ, hộp trứng, bó hoa, bó nhang… ông Hiển vui vẻ từ giã: “Cháu cứ về trước đi, gài áo lạnh cho mấy đứa nhỏ lại Loan à! Năm mới vui vẻ, may mắn cháu nhá. Cho cô chú gởi lời thăm má cháu…”
Ba mẹ con cái Loan khuất cửa chợ, bà chủ hỏi ông Hiển: “Anh quen biết cô ấy à"”
Ông lúng túng nói, “Ngày xưa, ở chung apartment với tôi.”
“Chả thấy chồng cô ta đâu, vài hôm thì ba mẹ con lại vào chợ ăn vụng. Hôm nay mới mua bao gạo ăn tết…”
Ông Hiển cảm ơn bà chủ thật tử tế, đời bây giờ còn mấy người biết người ta ăn trộm của mình mà làm lơ. Nhưng bà nghĩ có gì đâu, gói bột nấu phở có đáng gì. Ong chào từ giã, không quên chúc tết bà chủ chợ. Đời ông không có thói quen cầu khấn, nhưng ông vừa đi vừa vái Trời Phật cho ngôi chợ này xung túc hơn. Giá bà đừng mặc ba-đờ-xuy thì chắc ông sẽ đi chợ thường…
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,583,752
Tác giả Nguyễn Hưng chuyển bài đến bằng điện thư. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm sau cơn thiên tai Katrina tàn phá New Orleans, bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện viết về những cư dân gốc Việt trong một xóm đạo ở vùng bị đất thiên tai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc
Tác giả Nguyễn Hưng lần đầu dự viết về nước Mỹ. Đề tài bài viết đầu tiên của ông là mộng hão huyền và thực tế Mỹ. Nhân vật là một người hãnh tiến đến cùng, được mô tả bằng bút pháp tinh tế. Bài được chuyển tới bằng điện thư. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc địa chỉ liên lạc cùng vài dòng tiểu sử. Những điều ông biết về nước Mỹ
Cho dù đang sống với hiện tại, hình như những cái bóng của quá khứ đủ mầu lúc nào cũng đeo đuổi chúng ta. Gia đình tôi thuộc cỡ trung bình của người Việt Nam, nghĩa là gồm ba mẹ và tám anh em. Sinh ra giữa đám anh em trai, thưở nhỏ tôi thích những trò chơi tạc lon, thả diều hơn là bế em, giải gianh. Tính con gái của tôi chỉ thể hiện
Thịnh Hương,cư trú và làm việc tại miền Bắc California, là một trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu. Sau đây là hồi ký viết vội của bà, kể chuyện cùng con trai lái xe từ San Jose về Westminster
Chuyện xảy ra vào năm một ngàn chín trăm hồi đó, lúc mà gia đình tôi vừa từ Bình Giả, một vùng đất đỏ, không có điện đóm gì cả đến mảnh đất Hoa Kỳ này. Đúng là đổi đời.Tuy đã được học sơ về nước Mỹ và thói quen của người Mỹ một vài ngày ở Thái Lan nhưng tôi không khỏi kinh ngạc khi bước chân tới phi trường Los Angeles, nào là cửa tự động mở,
Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. "Cách đây khoảng ba năm, chú em út của tôi,
"Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen lá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà." Tôi không biết tại sao mình nhớ bài thơ nầy. Có lẽ "tiều vài chú" gắn liền với định mệnh tôi: lấy chồng Tiều. Mặc đầu chồng tôi là người Tiều Châu (Trung Hoa) ), không phải người tiều phu (đốn củi) mà
Hoa Kỳ là một nước văn minh giàu có. Có thể nói là giàu nhất thế giới. Từ bao nhiêu năm, qua hằng bao Thế Kỷ, đã có biết bao người mơ ước được đến sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ. Nhiều dân tộc đã đổ xô di dân đến Mỹ, vì Mỹ là vùng "Đất Hứa", là Cõi Thiên Đường. Người ta đã ví cho Mỹ là như vậy. Người Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản từ sau 1975, cũng đã ôm ấp giấc mơ này
Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng
Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ
Nhạc sĩ Cung Tiến