Hôm nay,  

Tôi Bị Đi Cấp Cứu

25/02/201000:00:00(Xem: 121407)

Tôi Bị Đi Cấp Cứu

Tác giả: Minh Tâm
Bài số 2873 -1628973- vb5025110

Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Anh cũng đã du lịch nhiều nước và ghi lại trong hai quyển du ký với tựa đề Á Châu Quyến Rũ tập 1 & 2 hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Việt Báo xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Dưới đây là bài viết mới nhất của tác giả về Người Già Ở Mỹ.

*****

Gần đây, tôi hay bị đau ngực. Đó là những cơn đau nhói ở phía bên trái gần trái tim. Nhưng những cơn đau nầy cũng mau hết nên tôi cũng không lo lắng gì cho lắm.
Hôm nay cơn đau lại tái phát nên tôi quyết định phải đi khám bác sĩ.
Lúc 5 giờ chiều, sau khi đi làm về, tôi gọi điện thoại đến văn phòng bác sĩ. Sau khi nghe tôi nói muốn  khám bịnh vì bị đau ngực (chest pain), cô nhân viên trực hỏi thêm là tôi đau như thế nào và có cần nói chuyện với bác sĩ hay không". Thông thường khi tôi gọi đến phòng khám thì người ta cho mình hẹn chớ đâu có hỏi lung tung như hôm nay. Chắc có gì lạ đây. Cô nhân viên còn hỏi tôi số điện thoại để liên lạc và nói để cô hỏi bác sĩ rồi sẽ gọi lại cho tôi.
Mười lăm phút sau, điện thoại reo. Đó là bác sĩ của tôi gọi lại. Bà cho tôi biết đau ngực có thể là triệu chứng của những bịnh rất nguy hiểm và tôi cần phải đi khám cấp cứu ngay tức khắc. Tôi hỏi tôi có thể gặp bác sĩ hay không thì bà nhắc lại là tôi phải đi khám cấp cứu (ER) ở bịnh viện chớ không phải đi gặp bà ta. Bà nói là nhân viên sẽ chỉ cho tôi địa chỉ bịnh viện để tôi tới đó liền.
Nghe tới chữ cấp cứu thì tôi đã lo lắng lắm rồi. Bởi vì đối với tôi, cấp cứu có nghĩa là khẩn cấp, có thể nguy hiểm tới tánh mạng như bị xe đụng, té ngã, điện giựt ... Mình bị đau ngực chắc họ sợ mình bị nhồi máu cơ tim hay chăng". Không biết thì thôi, nếu bác sĩ đã nói mình phải đi khám thì phải lo mà đi liền chớ đâu thể chần chờ...
Bà xã đang đi làm, tôi liền gọi điện thoại gọi bà xã về để "hộ tống" tôi vô nhà thương. Trong khi chờ đợi, tôi lục tủ lạnh hâm một tô cơm để ăn vì lúc nầy cũng đã 5 giờ chiều rồi. Tôi biết là khi vô cấp cứu, có thể mình phải chờ khá lâu chớ không phải là được ra về liền. Mà cũng không chừng, nếu rủi mình có bịnh thì người ta giữ mình ở lại nhà thương thì chịu đói hay sao" Dĩ nhiên nhà thương không để mình đói nhưng cũng mất công. Dĩ thực vi tiên mà.
Gần 6 giờ, bà xã về tới. Tôi nói "Em kiếm cái gì ăn rồi đi, chớ có thể chờ lâu đó".
Bà ấy nói không cần ăn nhưng cũng đem theo một gói bánh nhỏ để phòng hờ.
Đi cấp cứu gì mà chậm như rùa. Lục đục mãi mới ra khỏi nhà. Tới bịnh viện thì đã hơn 6 giờ chiều.
Phòng cấp cứu của bịnh viện ở thành phố của tôi trông giống như một phòng khám bịnh thông thường, không thấy cảnh nhốn nháo như ở các bịnh viện bên Việt Nam. Tại phòng tiếp nhận, sau khi hỏi tên và ngày sanh, cô nhân viên cho biết tôi đã có tên trong máy vi tính rồi và không cần khai gì thêm. Khi biết tôi đến khám đau ngực cô nói tôi vô đo Điện Tâm Đồ liền. Sau đó, họ cân, đo huyết áp, nhiệt độ ... rồi bảo tôi ra ngoài ngồi chờ.
Trong thời gian chờ đợi, tôi để ý coi người bịnh tới đây để cấp cứu là những ai" Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy không giống như tôi tưởng tượng là ở phòng cấp cứu sẽ có người gãy tay, gãy chân, hay có người nằm trên băng ca, rồi hai ba cô y tá đẩy người ấy vô phòng khám như trong phim ảnh. Cũng không thấy băng bó hay máu me gì hết. Người đến khám cấp cứu cũng như người khám bình thường mà thôi. Tuy nhiên đa số có người thân đi theo. Họ khám bình gì thì mình không biết nhưng không có vẻ gì khẩn cấp hết. Chỉ có vài người phải đeo khẩu trang và hơi ho khúc khắt. Tôi nghĩ rằng họ bị cúm cấp tính vì hiện giờ cũng còn đang mùa cúm. Tôi đã chích ngừa cúm cả hai loại cúm thông thường và cúm H5N1 (còn gọi là cúm heo) rồi nên không lo. Bà xã thì chưa chích ngừa cúm nên cứ sợ sẽ bị lây cúm. Kinh nghiệm hôm nay cho thấy ta nên chích ngừa cúm mỗi năm để khỏi lo bị lây bịnh nhứt là khi bắt buộc phải đến phòng cấp cứu như hôm nay.
Phải 45 phút sau, y tá mới gọi tôi vào lấy máu để xét nghiệm hàm lượng một loại enzyme nào đó. Nếu mình bị nhồi máu cơ tim tức là động mạch vành quanh tim bị hẹp, máu không tới nuôi tim được thì tế bào tim sẽ bị huỷ hoại. Nếu tế bào tim bị hư hại, nó sẽ tiết ra những chất enzyme. Nếu nồng độ enzyme trong máu cao thì suy ra là tế bào tim đã bị huỷ hoại.
Phải hơn 40 phút sau nữa, người ta lại gọi tên mình để đi chụp hình tim phổi. Chụp X-Quang xong lại bảo ngồi chờ.
Không biết khi bị nhồi máu cơ tim thì người ta cấp cứu như thế nào, chớ mình chỉ đi khám đau ngực thì nhân viên phòng khám cũng hơi tà tà. Không biết là họ bận rộn chuyện gì khác hay chờ kết quả xét nghiệm. Tôi thì bình tĩnh ngồi chờ nhưng có mấy người bịnh khác cứ hỏi mấy cô y tá hoài là chừng nào mới được bác sĩ tới khám. 


Gần 9 giờ, người ta mới gọi tôi vào để ... nhập viện. Họ bắt thay đồ bịnh viện rồi lên giường nằm. Họ gắn các loại máy đo tim mạch, nhịp thở ... Họ gọi bà xã tôi vào ngồi kế bên. Ông y tá còn nói thêm là sẽ có bác sĩ tới khám trong vòng ... 2 tới 3 giờ nữa. Không biết họ theo dõi hay chờ kết quả, hay chờ bác sĩ ... Thôi thì họ bảo sao thì mình phải nghe vậy.
Một cô nhân viên của bịnh viện đem đến một xấp giấy tờ và nói là cô làm thủ tục nhập viện cho tôi. Cô hỏi tên tuổi, lý lịch, thẻ bảo hiểm ... Họ bắt lên giường nằm để theo dõi nên tôi hơi lo sợ là mình có bịnh rồi nên ấp úng mà trả lời không xong. Ngay cả địa chỉ, và số điện thoại tôi cũng không nhớ. Bà xã phải trả lời giúp. Sau đó họ hỏi nhiều nghe rất buồn như: Ông theo đạo gì" Ông có di chúc chưa" Nếu ông bị comma (bất tỉnh lâu dài) thì ai sẽ là người quyết định sự sống chết của ông" Ông có muốn hiến tặng bộ phận cơ thể nếu chẳng may qua đời" Thật ra, đây chỉ là thủ tục mà thôi. Nhưng nghe hỏi những câu nầy thì lòng mình bỗng chùng lại và nghĩ rằng: Phải chăng đây là lúc mình chuẩn bị "giã từ cõi trần ai ô trọc" nầy. Về câu hỏi cuối cùng, tôi trả lời "yes" bởi vì tôi nghĩ nếu mình có mất đi thì nên hiến tặng những bộ phận của mình còn xài được cho những người nào cần. Chết rồi thì thân xác đâu còn quan trọng nữa... Hiến tặng cơ phận của mình, may ra cứu được một người nào đó thì cũng tốt.
Tháng trước tôi mới có một đại tang. Tháng nầy lại phải vô đây để khám một căn bịnh khá hiểm nghèo. Tâm trạng lúc nầy thật không tốt. Tuy nhiên tôi cũng an ủi là nếu  rủi mình có mất đi lúc nầy thì cũng không phải là điều gì quan trọng. Con người sinh ra thì phải có lúc chết đi. Sinh, lão, bịnh, tử ai mà tránh khỏi. Tôi mà có "ra đi về miền vĩnh cữu" ngày hôm nay hoặc ngày mai thì cũng không để lại một gánh nặng gì cho gia đình. Có chăng chỉ là lòng thương nhớ mà thôi.
Nhưng tôi cũng tự trấn an mình rằng: Ngày nay khoa học tiến bộ, bịnh gì cũng có thể trị được nếu biết sớm. Như bịnh nhồi máu cơ tim mà tôi có thể mắc phải hôm nay nếu biết sớm vẫn có thể điều trị được. Nếu bịnh nhẹ, bác sĩ có thể "thông tim" chớ không cần mổ. Nếu nặng thì phải mổ để đặt ống "by-pass". Chuyện mổ tim ngày nay tuy cũng nguy hiểm nhưng cũng là chuyện bình thường chớ không phải quá khó khăn như ngày xưa. Nghe nói cựu tổng thống Bill Clinton có tới 3 cái "by-pass" mà vẫn khoẻ re đâu có sao. Bạn sẽ nói ông nầy bịnh tim như vậy thì chắc chắn là "yêu" dữ lắm như vụ "Monica". Thật ra, không đúng đâu. bịnh tim chẳng qua là tại mình... ham ăn và ăn toàn đồ độc có nhiều chất mỡ như tôm, thịt, sữa, trứng, bơ ... nghĩa là đồ ăn của nhà giàu. Chất mỡ (cholesterol) nầy đóng vào mạch máu làm máu không tới nuôi tim được mà ra. Chất nầy còn gây bịnh đứt gân máu não là một bịnh hiễm nghèo khác nữa...
Nói tóm lại, tôi lại tự trấn an mình là tình trạng của tôi hiện giờ cao lắm cũng chỉ là ở giai đoạn đầu. Còn rất nhiều cơ hội để sống và tiếp tục vui vẻ chớ chưa tới giai đoạn bế tắc gì đâu mà phải lo ... hảo.
Hơn 10 giờ, một nữ bác sĩ mới tới khám bịnh cho tôi. Sau khi nghe tim phổi, bà ấy hỏi tôi rất nhiều câu mà tôi không nhớ hết như cơn đau như thế nào, kéo dài bao lâu, có lan ra chỗ khác như tay hay vai không, tôi có bị khó thở không,  khi đau thì uống thuốc gì ... Sau đó bà hỏi tôi có bị ói mửa gì không". Bà hỏi tôi có tập thể dục không" Có hút thuốc, uống cà phê không" Khi lên thang lầu có mệt không" ... Bà hỏi nhiều lắm tôi không nhớ hết.
Cuối cùng bà mới nói là sau khi xem kết quả thử nghiệm và khám bịnh thì khả năng bị nhồi máu cơ tim mà tôi có thể mắc phải là rất ít. Nghe xong câu nầy tôi cảm thấy nhẹ nhõm, vì đó là mối lo của tôi từ lúc nghe bác sĩ gia đình để đến đây khám hôm nay. (Sau nầy đọc thêm về bịnh đau ngực thì người ta cho biết 90% xuất phát từ bịnh nghẹt động mạch tim, nguyên nhân đưa tới nhồi máu cơ tim và có thể gây tử vong   đây là triệu chứng của một bịnh rất nguy hiểm).
Về cơn đau ngực, bác sĩ cho biết có thể xuất phất từ việc dư a xít trong bao tử. Bà cho tôi toa thuốc để mua uống để giảm lượng a xít trong bao tử trong vòng 20 ngày. Bà còn dặn tôi nếu không hết thì phải khám lại với bác sĩ gia đình để tìm hiểu coi có nguyên nhân khác không. Nếu cần thì phải đi nội soi bao tử để coi có gì lạ hay không" Đó là chuyện sau.
Ra khỏi bịnh viện cũng gần 11 giờ khuya. Trời hơi lạnh, âm u và có mưa nhẹ nhưng tôi không cảm thấy lạnh lẽo mà lại cảm thấy khoẻ khoắn và yêu đời hơn vì mình đã không bị một căn bịnh hiểm nghèo.
Viết bài nầy, tác giả chỉ muốn nói lên một kinh nghiệm chính bản thân. Đó là có những bịnh coi rất bình thường như một cơn đau nhói ở vùng ngực có thể là triệu chứng của những bịnh rất nguy hiểm có thể gây tử vong. Đó là bịnh nhồi máu cơ tim. Do đó, nếu bị đau ở vùng ngực trái, xin bạn đừng chần chờ gì nữa mà phải gọi bác sĩ gấp. Nếu không thì phải đến khám cấp cứu ngay. Cẩn tắc vô ưu mà thôi.
Còn chuyện phòng ngừa như thế nào thì chắc ai cũng biết như ăn uống điều độ, ít dầu mỡ, phải tập thể dục, bỏ hút thuốc, bỏ rượu... Mấy điều căn bản nầy xin khỏi cần nói ở đây, mất công bạn lại nói tôi hay dạy đời.
Minh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,681,907
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Nhạc sĩ Cung Tiến