Hôm nay,  

Địa Đàng Đã Mất

23/06/201000:00:00(Xem: 130847)

Địa Đàng Đã Mất

Tác giả: Huyền Thoại
Bài số 2928-28228-vb4062310

Với nhiều bài viết sinh động về nhiều đề tài khác nhau, Huyền Thoại- Thịnh Hương là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước My 2006õ. Cô hiện làm việc và cư trú tại San Jose.

***

Tháng Tư năm nay, trong khi người Việt hải ngoại chuẩn bị tưởng niệm 35 năm cái chết của miền Nam vào ngày 30 tháng tư năm 1975, thì ngày 26 tháng tư, Passage Eden đã bị phá sập, lấy chỗ cho một dự án nào đó.  Chấm dứt 60 năm phơi gan cùng sương gió của một chứng tích lịch sử.  Passage Eden, một địa danh  đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm và biến đổi của một Sàigon hòa bình, một Sàigon chiến tranh, một Sàigòn thảm bại ủ dột, và một Sàigòn chiến thắng tang thương.  Nó đã chứng kiến Sàigòn bị đổi tên, bên cạnh ba địa danh nổi tiếng khác cùng một thời.  Hai khách sạn, Continental và Caravelle.
Nghe tin Passage Eden vừa bị phá bỏ, tôi nghe lòng ngậm ngùi, tiếc nhớ.  Tiếc nhớ một thời tuổi trẻ mộng mơ.  Passage Eden, trong tôi, là vũ trường  Queen Bee với những đêm thứ bảy cùng chàng đến nghe Lệ Thu, Thái Châu, Bích Chiêu, Bạch Yến.  Là những chiều cuối tuần tuổi trẻ tụ tập nghe The Dreamers với July, Thái Hiền và Duy Quang. 
Nhưng trên hết, Eden với tôi là tiệm ăn sang cả mang tên Givral.  Givral và những bánh xu, bánh bông lan và bánh vỏ ốc ngọt ngào.  Givral, một thời của yêu thương hẹn hò.  Những chiều thứ bảy, chàng đưa tôi đến Rex xem ciné, đi mua sắm ở thương xá Tax, và sau đó vào Givral ăn uống, tay trong tay, mắt trong mắt.  Givral ngày đó là của văn nghệ, của thi sĩ, của nhà báo và nhửng người nhiều tiền.  Hoặc chẳng nhiều tiền nhưng muốn làm đẹp cho nhau trong những lần hẹn.   Givral và những ly café nồng đậm yêu đương, những ly kem mềm môi mướt giọng.
Givral, sáng trưa chiều tối.   Givral, sáng nắng chiều mưa.  Givral và không gian mát lạnh giữa mùa hè nóng cháy.


Givral với người Sàigòn dập dìu qua lại.  Givral với những gót chân ngoại quốc lững thững ngắm nhìn.  Givral, nơi chốn thời thượng của một thành phố mang nhiều sắc áo chiến tranh và chinh phục.  Sáu mươi năm tuổi, bao nhiêu buồn vui lẫn lộn trong lòng Givral.  Diễn hành lực lượng, đảo chánh, biểu tình... Givral và ngày thành phố phải mang áo đỏ và tượng đồng trong công viên phía trước đổ nhào.
Sau ngày 30 tháng tư năm đó tôi vẫn trở lại nơi đây nhiều lần.  Trở lại để hồi tưởng, để nhớ để tiếc và để nước mắt chảy ngược vào tim.  Bánh ở đây tuy vẫn còn nhưng đã mất nhiều hương vị.  Người trong Givral không còn có những tia nhìn đắm đuối, những nụ cười tươi thắm và những ánh mắt nồng nàn.  Người trong Givral lúc đó hoặc thẫn thờ, hoặc ngu ngơ, cục mịch.  Tôi vẫn mua bánh Givral để mua cho mình một ảo tưởng.  Givral còn đó như một tri kỷ, một chịu đựng sớt chia. Sàigòn đã mất tên, nhưng còn Givral, tôi vẫn còn  chút ấm áp thỉnh thoảng trở về sưởi ấm cõi lòng buốt giá.
Những đền đài hoang tàn ở Hy Lạp, ở La Mã vẫn còn được trân trọng, che chở và duy trì.  Thì tại sao người ta lại đành lòng phá huỷ một di tích lịch sử của quê hương tôi"   Tôi có thể hiểu được vì sao chiến sĩ trong công viên và tượng đài Thương Tiếc bĩ giật ngã. Người ta làm vậy để nhận ra mình là kẻ chiến thắng và người kia phải ra đi.  Mình là hiện tại, và người kia là dĩ vãng.  Nhưng Givral và Hành Lang Địa Đàng đã làm gì để phải vĩnh viễn ra đi"  Người ta chê nó già nua, cũ kỹ.  Như một bà già.Thì có khó gì đâu" Địa Đàng vẫn là một phụ nữ nhan sắc còn ưa nhìn.  Da nàng có bị nắng mưa làm phai nhạt, nhưng tại sao người ta không cho nàng một "face lift", một "make over"  để kéo dài cuộc sống của nàng,  Người ta có thừa điều kiện để bảo vệ dung nhan của nàng.  Nhưng người ta đả chẳng yêu nàng đủ để cứu sống nàng.  Người ta muốn chôn nàng để lấy chỗ cho một dung nhan nhạt nhẽo, vô duyên nào đó. 
Tôi buồn, và tôi hiểu vì sao tôi buồn.  Chắc cũng có nhiều người buồn như tôi.

HUYỀN THOẠI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,436,197
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến