Hôm nay,  

Tiếng Kèn Lá

24/06/201000:00:00(Xem: 874115)

Tiếng Kèn Lá

Tác giả: Phan
Bài số 2929-28229-vb5062410

Tác giả là một nhà báo tại Dallas. Ông từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, hiện trong nhóm chủ biên của báo Trẻ. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự  2007. Bài mới Viết Về Nước Mỹ của ông là một tuỳ bút   dễ thương, khi ngừng xe bên đường vì  hết xăng, nhìn một góc nghèo...

***

Đằng sau chợ Tom Thumb là khu apartment. Nhìng cây trồng cũng đoán được khu apartment này chừng bốn mươi tuổi. Cho dù người ta có cố gắng sơn sửa tới đâu thì vẻ cũ kỹ, mục sét của cầu thang lên tầng lầu vẫn không che dấu được. Cỏ thiếu phân bón và nước tưới nên vàng vàng, hoe hoe. Khó nói là màu gì với đám cỏ xanh không xanh mà vàng cũng không vàng, cứ như màu thời gian phơi trên lá cỏ.
Ông già Mễ, già lắm. chậm rãi đẩy cái xe chợ từ phía Tom Thumb về. Những túi, bao ny lon lật phật theo gió như ông đẩy một xe tuyết giữa trời nắng thu vàng nhạt. Ông chở mùa đông về đó sao" Theo sau là hai đứa bé rất dễ thương. Khuôn mặt Mễ với sống mũi thanh tú. Đôi mắt to, sáng trong. Hiền lành trong đôi mắt cũng có mà bí hiểm cũng nhiều. Họ không đi, thời gian trôi họ đi trên con đường bạc nắng, nhiều nứt nẻ bởi rễ cây lớn hai bên đường. Lá rơi thinh lặng, gió nhẹ rào qua xào xạc. Cuối con đường là mùa xuân của tuổi trẻ đang chờ, đông phong cổ mộ của ông già hanh hao như nắng thu. Trước sau cũng đến, vội làm chi.
Cô chị chừng 6 tuổi, vừa ăn xong cây cà rem, vứt cái que qua vai. - Một cô bé bướng bỉnh, ngang ngược lắm đây! Y như, cô bé quay quắt, giựt cây cà rem còn 1/3 của cậu em, chừng 4 tuổi. Cậu bé giãy nảy, thét lên.
Ông già dừng chân, quay lại nhìn hai đứa. Thay vì gương mặt nghiêm khắc, lời quở trách. Ông nở nụ cười móm mếu, dễ gần. Đến ôm đứa cháu gái trước mới ngộ! Aüm nó lên không nổi. Ông dắt nó vào gốc cây bông giấy lè tè trong parking của apartment. Mớ bông đỏ loe hoe trên nền cỏ, bị hất lên vì đôi chân bé con tinh nghịch. An vị cho đứa cháu gái ăn phần cà rem cướp được của em trai. Ông kéo vạt áo lau miệng cho nó tử tế. Cô bé ngồi thật ngoan, không biết hài lòng với của cướp hay đối xử với kẻ cướp! Cô bé cười lỏn lẻn hai đồng tiền trên má phúng phính. Ông già khống chế hung dữ bằng lòng lành, giải quyết sao đây với hiền lương bị bức hại"
Yên tâm với cô bé ngoan đột xuất. Ông quay ra lề đường, đón đứa cháu trai đang ngồi phệt dưới đất, đã chuyển qua thế nằm, rồng rắn, quằn quại khóc la… Ông già không phát vào đít nó một cái, “cây cà rem không giữ nổi, thì làm trai thế nào đây!” Tự nhiên tôi rờ mông xem có còn dấu tay của ông tôi mấy mươi năm trước. Mắt không rời ông già dỗ cháu bằng hai bàn tay gân guốc, nhiệm màu. Xoa tới đâu, con rắn con hết uốn mình tới đó! Cuối cùng đứa cháu trai cũng chịu theo ông đến gốc cây bông giấy.
Chắc ông tính trở ra xe để lấy cho cháu cây cà rem mới, nhưng cái xe chợ đã theo triền dốc lăn bánh, nhanh dần đều. Đụng vô thềm xi măng của một miệng cống, lật. Những thứ ông mua được từ chợ, nửa trút xuống mương cống, nửa lăn, văng ra đường… xe qua, cán nát. Ông già không thở dài, không nghiêm khắc trách phạt cao thiên bằng cách ngước lên trời, buông một lời ta thán như ông tôi. Hai đứa cháu thấy ông đứng suy tư. Chúng rời gốc cây bông giấy chạy đến. Ông nhanh nắm lấy tay chúng vì sợ xe, dắt hai đứa cháu trở lại gốc cây, dặn dò thật lâu. Hai đứa bé đồng ý ngồi yên, chờ đợi.
Ông già trở lại, dựng cái xe chợ lên, lắc lắc thẩm tra - cái xe còn tốt lắm. Ông nhặt nhạnh vài thứ trên mặt đường, vớt vài món dưới mương, bỏ vô xe. Có thể ông điếc hay những tiếng kèn xe qua, toe toe. Không làm thay đổi được tình thế, há gì bận tâm. Già thong thả đẩy cái xe chợ lại gốc cây bông giấy. Hai đứa cháu nhao nhao đòi trả công chúng ngồi yên, (đoán thế). Ông già đặt xuống gốc một túi ny lon trắng, có chữ Tom Thumb màu xanh. Mở ra bầu trời hạnh phúc tuổi thơ, - một hũ kem đã bị xe cán. Khoa học kỹ thuật có thể làm ra cái xe, có thể cán, đụng, hất, ủi… làm thay hình đổi dạng được nhiều thứ, trừ hạnh phúc sáng lên trong mắt tuổi thơ. Chúng cho tay vô bốc, ông già cản lại. Đợi đấy!


Ông đi lang thang qua những lùm cây, bứt lá này, vứt. Bẻ que kia, ném… không tìm ra được thứ gì cho hai đứa cháu có thể dùng thay muỗng ăn kem. Ông dừng lại một bụi lá xanh um, bên hông văn phòng của apartment nên có tưới cây, chăm kiểng. Ông ngắt được lá quê nhà, lá tuổi thơ của ông. Ông già đứng thật lâu, nhìn chiếc lá hoài niệm trên tay, râu bay, mây bay trên trời và nắng trên cao… Cuối cùng, ông cuộn lại, đưa lên miệng thổi toe toe…
Gục gặc mái đầu mãn nguyện, nở nụ cười đánh mất từ lâu. Ông dắt kèn lá lên vành tai, bứt lá nữa, quấn cây kèn thứ hai. Thử lại đàng hoàng, rồi dắt lên vành tai bên kia. Bứt lá nữa, vừa đi vừa quấn… để cây kèn thứ ba lên miệng, vừa đi vừa thổi bản thu về… những chiếc lá đầu thu sớm xa cành, vui nhộn hẳn lên, bay tứ tung trên cỏ. Ông già mê thổi kèn, vấp té lăn cù.
Hai đứa cháu đã nghe tiếng kèn lá mê hoặc, nhưng kem bốc mê hơn. Chúng bốc xối xả, mặt mũi tèm lem… Khi đã no đủ thì lòng nhân mở ra, người ta ưa làm phước. Chúng chạy đến đỡ ông dậy. Ba ông cháu nhặt lá, trở lại gốc cây bông giấy. Ông quấn lại từng cái kèn như quấn tình ông cháu vào ký ức tuổi thơ. Bốn con mắt thò lõ nhìn hai tay gầy guộc của ông làm phép, - chiếc lá biết kêu!
Giàn giao hưởng hợp tấu khúc thu về, vô điệp khúc hào hứng, một già hai trẻ đứng lên, nhảy múa theo tiếng kèn ca ngợi mùa thu. Mỗi lần vòng tròn ba người đổi chiều xoay, họ ngưng thổi, hôn lên gò má nhau một cái như thời tiết sang mùa.
Cuộc vui bất tận nếu như kẻ ác đừng hiện diện trên đời. Bà Mễ trẻ mà đã mập xuất hiện. Chắc là con gái hay con dâu ông già, mẹ của lũ nhóc.  Bà ta trông dữ như  ký họa người đẹp trong mơ của Bảo Huân. Bươn bả xuất hiện từ một cửa phòng apartmnent nào đó, băng qua parking, băng qua bãi cỏ… xổ một tràng tiếng Mễ nóng giận, làm chim chóc bay đi, tiếng kèn thôi hoà nhịp khúc thu ca. Ba người nghệ sĩ dân gian nắm tay nhau, đi sau kẻ ác tóm hết mớ túi ny lon, chứa bầu trời, ký ức tuổi thơ, hoài niệm tuổi già… Cái thùng phuy biết đi, bươn bả vào hành lang apartment, khuất bóng.
Bãi cỏ hết người chơi, parking trống gió, rác bay, lon chạy… Có đến hai chục cái xe chợ của Tom Thumb, nằm rải rác trong parking. Mấy đứa trẻ chơi đẩy nhau bằng xe chợ, rồi bỏ đại đâu đó. Cô bé thắt nơ trên hai bím tóc, dùng khăn lông che nắng cho những con thú nhồi bông trong xe, chắc cưng lắm nên đẩy nhè nhẹ. Thỉnh thoảng dừng để trò chuyện với con gấu, con vịt bị ngã ngang… Chú nhóc tóc quăn chơi thô bạo quá! Đẩy hết sức một chiếc xe, đụng vào sở thú di động của cô bé. Tai nạn khủng khiếp không bằng tiếng thét kinh hoàng trước cái ác. Sao ở đâu cũng có khủng bố, sân chơi đang vui, thế giới hoà bình. Sao lại có kẻ muốn nghe tiếng thét kinh hoàng! Ước gì tôi nhỏ lại vài chục tuổi để ngang hàng, đến giộng thằng qủy con một đấm cho đã tay.
Không ngờ ông già tái xuất giang hồ, trên tay cầm cây búa! Ông không nện thằng nhóc con khủng bố vì sân cỏ có cỏ dại, trong lá xanh có lá sâu… không có ai phá hoại những toà nhà, giết người hàng loạt thì làm sao còn đất để xây cái mới, dân số địa cầu chỉ chết già thì đất đâu đủsống! Biện pháp chấp nhận tối ưu là sửa chữa những đổ nát do kẻ xấu gây ra.
Ông già đi đến cái xe chợ mà con gái hay con dâu ông hồi nãy, đã bỏ lại gốc cây bông giấy. Ông đem cái xe đó vào parking xi măng, đặt nó nằm xuống đúng thế, gò lại những méo mó. Đâu đó, đi thu gom hết những cái xe chợ rải rác trong parking, đưa chúng về ngay hàng thẳng lối bên hông thùng rác công cộng. Vỗ vỗ cái này vài búa, vỗ vỗ cái kia vài búa… Một chút thầm lặng đều làm cho mọi sự trở nên dễ coi.
Trả lại parking trống trải cho những người sắp đi làm về. Ông già trở về cái ghế cũ, trong hàng ba. Ngồi uống ly gì đó, thư thái lắm, như một con người. Không cần trốn chui trốn nhủi như loài chuột núi rúc vô hang. Sau mỗi lần gây tai họa cho đồng loại.
Bạn tôi đến, cái xe anh gắt gỏng táp vô lề. Cốp đằng sau bật lên, tôi đến lấy thùng xăng nhờ anh cứu mạng. Vừa xập cốp xuống thì anh đã lao đi. Công việc mà, nếu đừng hết xăng giữa đường, tôi cũng lao đi như anh. Đâu biết trong đời sống có tiếng kèn lá rất vui tai, tiếng búa đập không ồn vì nó làm cho thế giới chỉnh chu hơn sau tai ương, khủng bố.
Mấy người bạn nhỏ kia, một hôm nào, mua hũ kem, đem ra mộ ông nội, ông ngoại. Ngồi ăn với con cháu, kể chuyện. Bứt vài cái lá, quấn kèn. Chắc chắn là trẻ con của mấy chục năm nữa, mấy trăm năm nữa… nghe tiếng kèn lá vẫn nhảy múa tưng bừng.
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,195,646
Để tôi kể cho ông nghe những giấc mơ của tôi, nó cứ lập đi lập lại trong nhiều năm, kể từ khi tôi biết mình là một người đàn ông cho tới bây giờ. Biết là một người đàn ông, ý ông là. Cứ hiểu theo nghĩa thông thường là một người không còn là một cậu con trai ngây thơ trong trắng nữa. OK, hiểu. Giấc mơ ấy luôn luôn bắt đầu
Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995." Là kỹ sư trong một hãng tele-communication tại San Diego, Lê Tường Vi tự sơ lược tiểu sử như trên,
Tác giả 36 tuổi, cho biết ông thuộc một gia đình HO, sang Mỹ cuối 1990, hiện là cư dân Barling, Arkansas, nghề nghiệp: accountant. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui vẻ gia đình Việt tại Mỹ  “Vợ làm Nail, chồng cắt cỏ”  rất được bạn đọc tán thưởng. Sau đây, thêm một bài viết mới của ông. Một chiều thứ sáu  đẹp trời nọ
Một buổi chiều nọ ba cha con tôi đang chơi trò vật lộn ì xèo trên sàn nhà. Bà xã đi đâu về mặt hầm hầm, bước vào nhà ngồi cái phịch xuống ghế sofa, chưa kịp nóng đít bả đã đứng dậy vổ tay bôm bốp ra hiệu yên lặng. Cha con tôi lập tức gỉa từ cuộc chơi kéo lại ngồi quây quần dưới chân mẹ nó, ngỏng cổ chuẩn bị nghe thông báo
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ nước Mỹ bị khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á gốc Âu, gốc Do Thái sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng
Dzô...dzô...dzô ... mày phải uống cho hết, Birthday Boy mà uống không hết là quê lắm đó. Đó là tiếng của đám bạn "xôi thịt" đến nhà Tom lúc ba mẹ vắng nhà để chúc mừng sinh nhật cho Tom, gọi là "xôi thịt" vì chúng đi theo và tung hô Tom chỉ vì Tom là con trai một của một thương gia giàu có ở vùng Nam California này, nên mọi trang trải
Vứt hết đống hành lý sang một bên cho mẹ và các cô dì dọn dẹp, tôi lững thững bước ra khoảng sân trống trước nhà. Những giọt nắng chiều óng ả chiếu xiên qua cành hoa phượng vỹ rồi ngã xuống mặt đường tạo thành những hình thù nhảy muá lơ thơ. Bầu trời nơi đây xanh biếc, ẩn hiện những áng mây hững hờ trôi. Một cơn gió thoảng
Tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California;
Bồ Tùng Ma tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan hải quân, định cư tại thành phố Glendale, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ được đặc biệt quí trọng. Năm 2002, ông là tác giả nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ với các bài viết
Thiệt lòng mà nói, từ sau buổi tiệc trao Giải Thưởng VVNM 2006, tôi rất háo hức muốn viết chút gì đó, ngăn ngắn cũng được để cám ơn Việt Báo và cám ơn các tác giả, nhưng tôi lại lu bu, rất lu bu vì phải "trả nợ hồi ký" cho các bạn của tôi sau chuyến vacation bên châu Âu vừa qua của mình. Lại còn chuyện "trong nhà ngoài ngõ" nữa chứ
Nhạc sĩ Cung Tiến