Hôm nay,  

Người Mỹ Hàng Xóm

27/06/201000:00:00(Xem: 136608)

Người Mỹ Hàng Xóm

Tác giả: Minh Thành
Bài số 2931-28231-vb8062710

Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện nhà  người Mỹ láng giềng. Tất cả đều hiền hoà, tử tế. Rồi tai hoạ đến. Ông bố mất,  cảnh cô con gái độc nhất xử với mẹ làm tác giả thấy “nao nao buồn”. Mong tác giả sẽ viết tiếp và vui lòng bổ túc địa chỉ liên lạc.

***

Đã cuối thu. Chỉ còn vài chiếc lá lẻ loi trên cành đợi cơn gió mạnh là rụng hết. Mới tuần trước, hết giờ làm về đến nhà nắng vẫn  rực rỡ vậy mà hôm nay chỉ còn mờ nhạt nhìn không rõ mặt ngưòi.
Tôi đặt túi rác xuống trước cửa đang định quay vào thì cửa nhà hàng xóm mở. Chắc ông  Jim cũng đưa rác ra như thưòng ngày, tôi quay sang nhìn thì không phải ông mà là  bà Jannet, vợ ông. Quái lạ! Có bao giờ bà Jannet phải làm việc nhà đâu"
Chưa kịp hỏi thì bà đã vẫy tôi và chào. Thấy bà loay hoay với túi rác bé tí xíu, tôi nhanh nhảu chạy đến giúp thì bà ôm tôi nấc lên:
"Jim mất rồi, bạn ơi".
Không tin vào tai mình,  tôi hỏi lại được bà cho biết sau bữa ăn tối qua, ông vào phòng vệ sinh hơi lâu. Nghi ngờ có điều bất thường, bà gọi vọng vào thì thấy ông trả lời rất chậm:
"Bà hãy bình tĩnh, không có chuyện gì đáng lo ngại cả. Tôi cảm thấy hơi mệt. Bà gọi xe cứu thương cho tôi. Xin bà thật bình tĩnh, không có gì đáng ngại đâu." 
Bà run lên, ông vẫn đều đều trấn an và xin lỗi đã làm bà lo sợ. Xe cứu thương tới rất nhanh. Họ đưa ông vào bệnh viện. Nằm trên băng ca, ông vẫn tỉnh táo lạ thường. Bà nắm chặt tay ông. Ông  thì thào xin lỗi đã làm bà sợ hãi! Vậy mà khi tới bệnh viện, ông hôn mê và ra đi sau 3 giờ đồng hồ!
Tôi nhìn bà ngạc nhiên. Điều gì đã biến đổi người phụ nữ bị bệnh tim bẩm sinh này có thể đứng vững sau một biến cố kinh hoàng và đột ngột như thế" Bà cho biết đã báo tin cho người con gái duy nhất của ông bà và cô ta cũng có mặt ở bệnh viện lúc Bố ra đi...
"Thế bây giờ cô con gái bà ở đâu""
Không nén nổi bực dọc, tôi hỏi bà. Hình như không để ý đến thái độ của tôi, bà cho biết cô đang ở nhà cô và cô nói với bà sẽ đi dự đám tang bố! Hết chịu nổi, tôi chia xẻ nỗi buồn rồi dìu bà vào nhà. Hỏi bà nếu cần giúp xin cứ nói, chúng tôi rất sẵn sàng nếu có thể làm được.  Bà cho biết mọi việc đã đươc ông an bài hết từ khi còn sống. Từ mua phần mộ cho cả hai người đến thể lệ an tang... Bà cám ơn sự quan tâm và tình cảm chúng tôi dành cho ông bà và nhấn mạnh hiện ông đang ở cạnh Chúa  mỉm cười cùng chúng tôi.
Nhìn căn nhà đã rộng càng rộng thênh thang vì sự ra đi đôt ngột của người trụ cột khoẻ mạnh trong gia đình. Tôi chúc bà ngủ ngon rồi thờ thẫn về nhà.

*
Buổi sáng nào cũng vậy. Khi tôi lái xe đi làm là lúc vợ chồng bà Jannet đi bách bộ trở về nhà. Bao giờ cũng giống nhau. Bà thong dong dắt con chó trắng nhỏ xíu đi phía trong. Chồng bà đi phía ngoài lề đường. Dáng người chắc nịch, to khoẻ của ông là  một bảo vệ hoàn hảo cho bà vợ ẻo lả như một chiếc lá bởi chứng bệnh tim bẩm sinh. Bà cho biết với căn bệnh của bà mà sống đến hơn 60 tuổi chỉ có thể giải thích là  phép lạ của Chúa. Bà sống trong kiêng cữ tuyệt đối về tinh thần và thể chất. Không bao giờ đựoc xúc động mạnh. Đã không đựơc vui lại cũng không được buồn quá độ. Về cả đồ ăn, thức uống... cũng phải tuân theo chỉ định của bác sỹ vì ngoài bệnh tim ra, bà còn dính vài thứ bệnh khác. Lúc nào bà cũng xác định có thể ra đi một cách đột ngột. Vậy mà bà nhất định phải sinh một đứa con cho ông dù ông kịch liệt phản đối. Ông lo sợ cho bà! Ngay cả bác sĩ gia đình cũng lo ngại về việc bà muốn có con! Thế nhưng, Chúa đã an bài. Bà sinh cho ông một đứa con gái xinh đẹp như một thiên thần nhỏ. Bao giờ nhắc đến Ann, cô con gái duy nhất ông bà cũng dùng những từ ngữ đẹp và đầy thương yêu.


Tôi có biết Ann. Cô ngoài 30 và chưa lập gia đình. Cô thuê nhà trong phố để ở. Tuy ở gần nhà nhưng hình như cô chỉ về thăm bố mẹ những ngày lễ lớn trong năm như giáng sinh, và 2 ngày dành cho ông bố, bà mẹ. Những ngày cô về thăm nhà, bố mẹ cô tíu tít chuẩn bị từ trang hoàng nhà cửa đến đô ăn thức uống cứ như là đón thượng khách. Dường như cô cũng về thoang thoáng cho có lệ chứ không chịu ở lại chơi lâu. Cô về thăm bố mẹ như là một thủ tục dù tôi thấy cô ôm hôn bố mẹ rất bịn rịn, thắm thiết lúc họ chia tay. Khi cô đi, tôi tưởng tượng căn nhà buồn tẻ làm sao! Hình như bố mẹ cô phải cố gắng hàng tuần mới hồi sinh lại căn nhà vui vẻ như cũ!
Một lần tôi hỏi bà Jannet tại sao nhà ông bà rộng thế mà cô không ở cùng lại phải thuê nhà cho tốn thì bà giải thích cô cần tự do của cô. Hình như ông bà cũng cho  việc cô ở riêng là một việc hết sức bình thường và tự nhiên. Chỉ riêng tôi băn khoăn nghĩ ngợi dù đó không phải việc của mình.

*
Tôi có đi dự đám tang ông  Jim. Nhà thờ phủ ngập hoa. Rất đông người dự tang lễ. Đến mục bạn bè và người thân nhắc lại những kỷ niệm về ông tôi mới biết ngày xưa ông là một người lính cứu hoả dũng cảm. Họ nhắc lại những thành tích ông đã đạt được khi còn làm việc như xông vào khói lửa để bồng một em nhỏ bị kẹt tưởng chừng không cứu đựoc vì lửa cháy rất mạnh...
Rất nhiều  người lên nói. Có người đề cập đến tính tình vui nhộn của ông. Không khí trong nhà thờ lúc này trang nghiêm nhưng không buồn thảm khi ngưòi ta ôn lại những kỷ niệm về người quá cố. Có những lúc người ta cười khi nhắc lại tính khôi hài của ông. Tựu chung, những người có mặt ở đây, hôm nay ít nhiều đều có kỷ niệm đẹp với người quá cố.
Gia đình tôi cũng có nhiều kỷ niệm với ông. Lặt vặt thôi nhưng không quên đựơc. Còn nhớ hôm xe tôi bị kẹt trong tuyết, ông vác xẻng ra dọn sạch tuyết quanh bánh xe và đẩy lấy đà cho xe chạy. Ông không cho tôi xuống xe phụ ông gạt tuyết mà bảo tôi để ông làm. Buổi chiều đi làm về thấy sân nhà đã được ông dọn tuyết sạch sẽ. Mùa hè nếu chậm cắt cỏ thì ông cũng chiếu cố luôn. Các con tôi thỉnh thoảng cùng ông đi tới sân trường tiểu học gần nhà để chơi bóng. Ông có cái duyên thu hút cả người lớn lẫn trẻ con. Ngày Halloween nhà ống ngập đầy bánh kẹo và những trái bí. Bọn trẻ trong xóm đến lấy quà vui vẻ như ngày hội.
Sau tang lễ, bà Jannet vẫn  duy trì những thói quen. Bà vẫn dắt chó thong dong đúng giờ. Có điêù tôi đọc được vẻ cô đơn bà đang chịu đựng. Vẫn ẻo lả, vẫn niềm nở nhưng hình như có một điêu gì chua xót. Việc lau nhà, cắt cỏ, dọn tuyết... Bà đã thuê người làm. Cô Ann cũng không thấy đến thăm mẹ nhiều hơn nhưng nghe bà kể là cô phone cho mẹ tất cả các buổi tối trước khi bà đi ngủ và các buổi sáng khi bà thức dậy. Bà nói cô muốn "sure" là bà vẫn còn sống! Tôi cảm thấy tim mình nhói đau còn bà rơm rớm nước mắt:
"Chắc là khi tôi mất đi, con gái tôi đau lòng lắm!"
Tôi nhắc lại ý tưởng của mình là gọi cô về ở chung nhà với bà phòng khi có việc bất trắc.  Bà vẫn thản nhiên trả lời là cô cần tự do của cô!
Thêm nhiều ngày qua, tôi thấy bà Jannet sút nhiều. Bà than thở bà không ngủ được và nhiều lúc không thể dậy  để đi bách bộ buổi sáng. Tôi khuyên bà nói cho Ann nghe để bàn tính. Bà cho biết chủ nhật tới, Ann sẽ cùng bà đi ăn trưa và thảo luận. Ann nói sẽ giải quyết mọi việc tốt đẹp nhất cho Mom. Tự nhiên tôi thấy mình vui vô cớ như có thêm một người bạn tốt.
*
Bây giờ, bà Jannet đã ở viện người già. Di chúc ông Jim khi mất có giành cho vợ và con gái mỗi người hưởng 50% tài sản. Cô Ann bàn với mẹ bán nhà, vào ở viện người già để phòng khi "tắt lửa tối đèn" còn có người biết. Cũng tốt cho bà thôi. Vừa già vừa bệnh tim bẩm sinh mà  ở một mình thật nguy hiểm!
Nhưng sao tôi lại cứ  nao nao buồn"
Minh Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,759,736
Tác giả, tự giới thiệu là “người viết mới toanh” vì chưa từng viết bài gởi cho báo nào, cả ở VN lẫn Mỹ. Sơ lược tiểu sử: Từ 1971, từng học Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho. Qua Mỹ năm 2009. Hiện ngụ tại Milpitas, San Jose, California.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với bài viết "Duyên Nợ Với Nước Mỹ," kể chuyện gia đình có ông bố từng được người Mỹ nhận làm con nuôi, mà suốt 50 năm thăng trầm, cả nhà vẫn cứ hụt mãi cái hẹn với Hoa Kỳ.
Đây là bài viết “nóng hổi” về Boston, thành phố vừa xẩy ra vụ nổ bom trong ngày hội Marathon hôm 15 tháng Tư 2013. Trước đây 12 năm, Boston cũng là nơi xuất phát 19 tên không tặc từng tấn công nước Mỹ ngày 11/9/2001. Kông Li là bút hiệu của Phạm Công Lý,
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Sang năm 2013, đầu tháng Giêng, tác giả góp thêm bài “Thiên Thần Đen”,
Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO. Hiện đang sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. Đang làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp tại tiểu bang Washington. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của Minh Nghĩa.
Tác giả là Bác sĩ Vĩnh Chánh, thuộc Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại. Bài “Không Bỏ anh em, không bỏ bạn bè” ông góp cho Viết về nước Mỹ gần 3 tháng trước hiện đã có gần 20,000 lượt người đọc. Tốt nghiệp Y Khoa Huế năm 1973, thời chiến tranh,
Cứ gọi cô là Quận Chúa, cái nickname mà thầy giáo lớp 10 đã gọi khi cô đậu thủ khoa vào ngôi trường có một lịch sử lẫy lừng trong thành phố và nằm trên một con đường đẹp nhất của thành phố – Trường Lý Tự Trọng
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Ông là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù công sản, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng
Tác giả là cư dân Minnesota, hiện làm việc trong ngành bưu điện. Đôi bạn Hoàng Trần - Thanh Mai đã góp nhiều bài đặc biệt và cùng nhận giải tác giả xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2008. Bài mới của ông kể chuyện du lịch vui vẻ từ California tới Bắc Cực. Bài đăng 2 kỳ. Phần tiếp theo là chuyện bắt đầu từ Grand Canyon. Hình ảnh, bộ tứ du lịch tại:
Nhạc sĩ Cung Tiến