Hôm nay,  

Trúng Số Độc Đắc

10/07/201000:00:00(Xem: 125335)

Trúng Số Độc Đắc

Tác giả: Minh Thành
Bài số 2943-28243-vb7071010

Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi người viết đã dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình “Người Mỹ Hàng Xóm”. Bài thứ hai sau đây là chuyện người trúng số 30 triệu, viết theo lời kể của bạn một người bạn luôn tin mình sẽ trúng số. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

***

Không hiểu từ bao giờ, anh ấy  có một niềm tin mãnh liệt là mình sẽ trúng số" Trúng lớn, hàng chục triệu dollars! Linh tính chăng" Hay điềm báo trước" Hoặc những giấc mơ" Tử vi" ... Có thể gồm tất cả nhưng anh không chịu nói ra thì chúng tôi, những người làm cùng hãng điện tử với anh chỉ  đoán mò và chờ anh trúng số như chính lời tiên tri của anh cho bản thân mình.
Anh là người đàn ông của gia đình. Thưong và chăm lo cho vợ con không  ai  bằng. Nhìn vào gia đình anh, ai cũng dễ dàng  nhận thấy  họ sống rất hạnh phúc. Nhất là thành tích học tập đáng nể của hai đứa con anh. Chúng vừa ngoan, vừa học giỏi. Thằng lớn vào đại học ẵm theo rất nhiều học bổng nên anh không phải lo tiền học cho nó. Cô con gái  theo gương cậu anh  cũng hứa hẹn một tương lai  tươi sáng. Vợ anh, khi còn ở Việt nam xuất thân từ một gia đình nề nếp,  học thức, giàu sang ..Anh,  chị  cũng nuôi mộng vừa học vừa làm để kiếm lại mảnh bằng cũ nhưng trời chẳng chiều lòng người. Sau khi sinh đứa con gái thứ hai được một năm, đang chuẩn  đi làm lại  thì chị bị một trận ốm nặng suýt chết. May mắn được cứu chữa kịp thời cùng với sự tận tâm săn sóc của anh, chị vượt qua được lằn ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ mỏng như sợi tóc. Và cũng từ đó, sức khoẻ của chị giảm sút hẳn. Hay ốm đau vặt, nhức đầu sổ mũi liên miên. Sức đề kháng với bệnh tật hầu như không có. Chị đành ở nhà trông con để anh đi làm một mình. Có thời gian, chị cũng nhận coi vài đứa trẻ để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình nhưng với sức khoẻ hạn chế, chị phải bỏ cuộc. Được cái, chị rất  đảm đang, khéo tính toán trong việc chi tiêu nên gia đình anh chị cũng mua được một căn nhà nhỏ 3 phòng ngủ. Vườn cây xinh xắn  trồng đủ loại rau  cải, rau thơm, và các loại hoa, đặc biệt là hoa hồng. Mùa hè, hồng nở rộ, thơm ngát cả một vùng. Nhà cửa được bài trí mỹ thuật vì chị rất có khiếu thẩm mỹ. Hàng ngày, sau giờ làm việc,  anh về đến nhà, đã sẵn cơm ngon canh ngọt. Nhà cửa sạch sẽ, con ngoan, vợ hiền... Tưởng không có gì hạnh phúc hơn. Cuộc sống êm đềm đó dường như không vương chút ưu phiền nhưng trong thực tế, thỉnh thoảng có những tác động nhỏ  đủ mạnh, xoáy vào tổ ấm của anh chị.
Một lần, anh gặp Huân, người bạn học cũ.cũng ở gần thành phố nơi gia đình anh sinh sống. Huân may mắn có công ăn việc làm tốt ngay từ khi đặt chân tới vùng đất mới. Vài năm sau, Huân lại được hãng cho đi học nên hiện nay, Huân có cuộc sống hết sức sung túc.  Huân tới thăm anh vài lần không ngớt lời khen sự đảm đang, vén khéo của vợ anh. Huân nhận xét: "Mày may mắn hơn tao. Tính tao kỹ thế mà  vớ phải cô vợ đoảng lắm! Tao phải đưa vợ tao đến làm bạn với vợ mày xem có thay đổi được gì không!". Tưỏng nói chuyện chơi nhưng Huân đưa Dung (vợ  Huân) đến thật. Vừa nhìn thấy vợ anh, Dung  đứng sững người giữa phòng khách. Vợ anh cũng ngỡ ngàng không kém, rồi chị vui mừng thật sự, chị vồn vã: "Dung, phải Dung không em"" Trong khi Dung chưa kịp nói lời nào trước sự ngạc nhiên, thú vị của hai ông chồng về cuộc hội ngộ bất ngờ của hai người quen cũ.. Vợ anh nhanh nhảu giới thiệu : "Chúng tôi là những người bạn cũ của nhau". Dung lúng túng  gượng gạo: "Đúng rồi, là bạn cũ"!"
Bữa cơm tối của họ diễn ra thật vui vẻ ngoài vườn với hương thơm của hoa hồng toả ngát  Dung tỏ ra là một người hoạt bát, am hiểu về mọi lãnh vực, nhất là thời trang. Cứ coi bộ đồ đắt tiền của Christian Dior  cô mặc trên người cùng với chiếc túi LV to tướng  cũng đủ biết cô sành điệu! Dung  hứng khởi rủ vợ anh đi mua sắm quần áo vào ngày hôm sau. Chị khéo léo từ chối. Dung "phang" luôn một câu: "Bộ đồ chị đang mặc trông như bà già, chẳng giống ai!"  Hơi ngạc nhiên trước câu nói sỗ sàng. Vợ anh như bị khựng lại song chị vẫn nhẹ nhàng: "Thì chị còn trẻ nữa đâu em". Rồi vợ anh quay sang hỏi mọi người có muốn uống thêm cà phê để chị đi lấy. Câu chuyện lại rôm rả như cũ cho tới khi họ chia tay và không quên hẹn lần gặp mặt tới. Dung nhất định mời anh chị tới thăm nhà vợ chồng cô.


Anh chị tới thăm  vợ chồng Huân vào một sáng chủ nhật đẹp trời. Nhà Huân, Dung lớn hơn họ nghĩ. Có bể bơi ngoài trời. Chỉ tiếc khu đất rộng lẽ ra là một vườn hoa lý tưỏng lại bị lát gạch toàn bộ. Đang ngậm ngùi cho  cảnh  quan bị một nét sổ phũ phàng thì Dung đã đến bên chị hỏi "Chị thích sân gạch lắm hả" Chị về phá cái vườn quê mùa của chị đi rồi cho gạch vào. Cũng không đắt lắm đâu. Vườn nhà chị nhỏ  bằng một góc vườn nhà em chứ mấy!". Thấy chị ngập ngừng, Dung tỏ ra ái ngại: "Ngày xưa, có bao giờ chị tưởng tượng  một hoàn cảnh như bây giờ giữa em và chị không" Thời thế mà! Chị vẫn nghĩ  chị  lá ngọc, cành vàng hay sao" Chị nuối tiếc  cũng không được! Em mong chị đừng nói lại quá khứ của em cho ai biết. Vả lại, bây giờ chị có nói cũng không ai tin chị! Còn nếu chị cần em giúp gì thì cho em biết! Em giúp được chị mà! Đừng ngại"! Dứt câu, Dung quay ngoắt người bỏ vào nhà trong  khi chị đứng ngây  ra chưa kịp có phản ứng gì!
Câu nói của Dung  như một nhát búa đánh vào lòng tự trọng của chị. Dung, cô giúp việc gia đình  chị ngày xưa khi chị còn là cô nữ sinh nay trở nên giàu có hơn  đã có một thái độ kẻ cả, ban ơn, trước cô chủ cũ  một cách quá đáng. Cô ta muốn che dấu quá khứ mà chị có muốn khơi lại quá khứ đâu" Chị đã giới thiệu cô ta là "bạn" trước mặt chồng chị và Huân kia mà. Chị thấy  mình đã sai lầm hoàn toàn khi thực tâm muốn coi Dung là bạn!
Kể từ lần đó, chị có những lúc buồn và trầm lặng kín đáo. Nể anh và Huân, hai gia đình cũng tổ chức thêm vài lần gặp gỡ. Hầu như lần nào, Dung cũng để lại cho chị những mối ưu tư. Lần cuối, Dung tổ chức lễ kỷ niệm  20 năm ngày cưới. Bạn của Dung khá nhiều và ai cũng ăn mặc thật nổi bật. Nhẫn hạt xoàn lấp lánh trên tay. Son phấn và những bộ đầm rực rỡ ... Điều đó không ảnh hưởng gì tới chị nhưng khi Dung tiến tới bàn chị ngồi để cho mọi người xem chiếc nhẫn hạt xoàn 3 carat Huân mới tặng Dung trong ngày kỷ niệm và như một hành động vô thức, Dung nắm tay chị với cử chỉ  thân mật: "Chị tôi giản dị quá, cái nhẫn cưới đâu mà không đeo"". Tất cả những người ngồi cùng bàn đều kín đáo nhìn chị và Dung như làm một phép so sánh! 
Từ đó, chị nói với anh,  chị không muốn đi dự những tiệc cưới, party để buộc phải ngồi chung bàn với một số  người chỉ đánh giá nhân phẩm con người qua quấn áo, nữ trang... Anh khuyên chị không nên để ý những điều vụn vặt đó. Anh vẫn sống hồn nhiên, hạnh phúc với gia đình. Vẫn đi làm hàng ngày và mua số hàng tuần đêu đều. Anh tin tưởng ông trời không phụ ai bao giờ. Vả lại, mỗi tuần chi ra vài đồng để mua một niềm hy vọng với những ước mơ đẹp thì chẳng có gì đáng phàn nàn. Và biết đâu, anh lại có dịp đưa người vợ yêu quí trở lại quá khứ vàng son thuở trước"  Anh nói với tôi: "Nếu trúng số, không bao giờ tôi dại gì biến mình thành một trọc phú! Tôi phải chứng tỏ cho mọi người biết tiền bạc cần nhưng không phải là thứ quí nhất trên đời. Tại sao những người có tiền thường hợm của" Coi thường người khác và tự cho mình cái quyền người trên" Tôi sẽ chứng minh cho anh thấy tôi khác họ nếu tôi có thật nhiều tiền trong tay!".
Rồi anh trúng số thật. Anh trúng số giữa lúc anh không tin tưỏng mình sẽ trúng  vì sau bao lần hụt khi có những điềm lạ báo trứoc. Anh trúng  30 triệu!  Có nằm mơ, tôi và anh cũng không dám tin vào điều đó. Tôi khấp khởi mừng thầm đợi anh chứng minh cho tôi thấy không phải ai có tiền cũng là trọc phú !
Nhưng anh lặn mất tăm! Không một người bạn cũ nào có thể liên lạc hay gặp lại anh nữa sau khi nhìn thấy bức ảnh anh  cười như mếu, hai tay ôm cứng tấm cheque ghi 30 triệu Mỹ kim trên mặt báo! Có người nói đã nhìn thấy anh trong một tiệm ăn sang trọng, khi gọi anh thì anh lẩn trốn như một kẻ phạm tội! Người thì khẳng định, khi nghe tin trúng số, anh bị lên cơn đau tim đột ngột và hiện đang hôn mê trong bệnh viện... Người ta đồn   anh  trốn lánh tất cả người quen cũ vì sợ phải đãi họ một bữa ăn mừng anh trúng số! Tôi không biết những tin đồn đó có đúng không vì tôi vẫn cố gắng tìm anh mà không thấy.!
Lúc tôi gặp được anh thì anh đã tỉnh giấc mơ! Giấc mơ trúng 30 triệu dollars! Tôi hỏi anh có thất vọng  không khi anh tỉnh giấc" Anh triết lý : "Không anh ạ. Giấc mơ trúng số độc đắc có ích cho tôi hơn anh tưởng! Tôi đã nhìn thấy bộ mặt thật của tôi và bạn tôi! Tôi đã được hưởng tất cả sự tôn quí mọi người dành cho tôi như một ông vua không ngai mà trong cuộc sống hàng ngày, họ chỉ dành cho kẻ có nhiều tiền! Tôi thấy tôi còn trọc phú hơn những người tôi đã coi là trọc phú! Vợ tôi đã đúng khi cô nói  "Tiền bạc thay đổi lòng người!"
MINH THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,641,370
Để tôi kể cho ông nghe những giấc mơ của tôi, nó cứ lập đi lập lại trong nhiều năm, kể từ khi tôi biết mình là một người đàn ông cho tới bây giờ. Biết là một người đàn ông, ý ông là. Cứ hiểu theo nghĩa thông thường là một người không còn là một cậu con trai ngây thơ trong trắng nữa. OK, hiểu. Giấc mơ ấy luôn luôn bắt đầu
Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995." Là kỹ sư trong một hãng tele-communication tại San Diego, Lê Tường Vi tự sơ lược tiểu sử như trên,
Tác giả 36 tuổi, cho biết ông thuộc một gia đình HO, sang Mỹ cuối 1990, hiện là cư dân Barling, Arkansas, nghề nghiệp: accountant. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui vẻ gia đình Việt tại Mỹ  “Vợ làm Nail, chồng cắt cỏ”  rất được bạn đọc tán thưởng. Sau đây, thêm một bài viết mới của ông. Một chiều thứ sáu  đẹp trời nọ
Một buổi chiều nọ ba cha con tôi đang chơi trò vật lộn ì xèo trên sàn nhà. Bà xã đi đâu về mặt hầm hầm, bước vào nhà ngồi cái phịch xuống ghế sofa, chưa kịp nóng đít bả đã đứng dậy vổ tay bôm bốp ra hiệu yên lặng. Cha con tôi lập tức gỉa từ cuộc chơi kéo lại ngồi quây quần dưới chân mẹ nó, ngỏng cổ chuẩn bị nghe thông báo
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ nước Mỹ bị khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á gốc Âu, gốc Do Thái sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng
Dzô...dzô...dzô ... mày phải uống cho hết, Birthday Boy mà uống không hết là quê lắm đó. Đó là tiếng của đám bạn "xôi thịt" đến nhà Tom lúc ba mẹ vắng nhà để chúc mừng sinh nhật cho Tom, gọi là "xôi thịt" vì chúng đi theo và tung hô Tom chỉ vì Tom là con trai một của một thương gia giàu có ở vùng Nam California này, nên mọi trang trải
Vứt hết đống hành lý sang một bên cho mẹ và các cô dì dọn dẹp, tôi lững thững bước ra khoảng sân trống trước nhà. Những giọt nắng chiều óng ả chiếu xiên qua cành hoa phượng vỹ rồi ngã xuống mặt đường tạo thành những hình thù nhảy muá lơ thơ. Bầu trời nơi đây xanh biếc, ẩn hiện những áng mây hững hờ trôi. Một cơn gió thoảng
Tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California;
Bồ Tùng Ma tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan hải quân, định cư tại thành phố Glendale, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ được đặc biệt quí trọng. Năm 2002, ông là tác giả nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ với các bài viết
Thiệt lòng mà nói, từ sau buổi tiệc trao Giải Thưởng VVNM 2006, tôi rất háo hức muốn viết chút gì đó, ngăn ngắn cũng được để cám ơn Việt Báo và cám ơn các tác giả, nhưng tôi lại lu bu, rất lu bu vì phải "trả nợ hồi ký" cho các bạn của tôi sau chuyến vacation bên châu Âu vừa qua của mình. Lại còn chuyện "trong nhà ngoài ngõ" nữa chứ
Nhạc sĩ Cung Tiến