Hôm nay,  

Kết Quả Giải Thưởng Việt Báo 2010

17/07/201000:00:00(Xem: 113218)

Kết quả Giải Thưởng Việt Báo 2010:

10 Năm Viết Về Nước Mỹ
17 Tác Giả Sẽ Nhận Giải

- Chủ Nhật 15 tháng Tám 2010, họp mặt phát giải ra mắt sách Việt ngữ, Anh ngữ


*

Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ Mười 2010 sẽ chính thức khai diễn  vào lúc 5 giờ chiều, Chủ Nhật 15 tháng Tám, 2010, tại nhà hàng Royal ở Little Saigon. Thiệp mời đang được chuyển tới các tác giả và quan khách. 

Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ năm 2000, hiện đang tiếp tục nhận và phổ biến các bài tham dự cho năm 2011. Trong hơn 10 năm qua, có hơn 16,000 bài viết tham dư. Trong số này, có trên 3,650 bài đã được biên tập và phổ biến hàng ngày trên các ấn bản Việt Báo và Việt Báo Online. Sách Viết Về Nước Mỹ đã ấn hành được 9 tuyển tập và sách bìa cứng đặc biệt 8 năm, “Cay Đắng Ngọt Bùi”, tổng cộng 6,400 trang sách. 

Nhân dịp  kỷ niệm 10 năm giải thưởng, ngoài sách Việt ngữ 640 trang “Viết Về Nước Mỹ 2010” như mọi năm, sẽ có thêm ấn bản Anh ngữ “Writing on America 2000-2010”  gồm những bài viết giá trị của các tác giả tiêu biểu cho mười năm giải thưởng.

Kết quả sơ khởi Viết Về Nước Mỹ 2010 - được tuyển chọn từ số 337 bài đã phổ biến từ đầu năm 2009 tới ngày 30 tháng Tư năm 2010-  cho thấy  năm nay có 11  tác giả vào chung kết, và 6 tác giả  nhận giải giải đặc biệt của năm thứ 10. Sau đây là danh sách tác giả và bài viết , kèm theo đường link dẫn đến bài đang phổ biến trên Việt Báo Online. Khi chọn mục “Tên Tác Giả” ở phía trái của trang www.vietbao.com<http://www.vietbao.com> có thể đọc đầy đủ các bài khác của cùng một tác giả.


* 11 tác giả vào chung kết

1. Nguyễn Thơ Sinh, bài “Chuyện Người Đi Bộ Xuyên Nước Mỹ.” http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51  
Tác giả là một cựu chiến binh hai dòng máu Việt-Mỹ, đến Mỹ theo diện con lai. viết về cuộc đời và cuộc  đi bộ 2,600 dặm “Shore to Shore” xuyên nước Mỹ do anh thực hiện trong năm 2009, để tri ân và vinh danh quân đội Hoa Kỳ.

2. Tammy Dewitt Le,  hai bài “From French Fries to Fish Sauce”  và “Feeding from the Heart”.. http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51 
Tác giả người Mỹ 28 tuổi tóc vàng mắt xanh, có chồng Việt Nam, cư dân  Austin, TX viết 2 bài về văn hoá ẩm thực của gia đình Việt Nam. Bài viết bằng Anh ngữ, được bố chồng là Bác sĩ  Lê Văn Lân dịch sang Việt ngữ.

3. Vĩnh Hầu, bài “Lá Thư Tháng Tư 1975 Và Chàng Lính Mỹ” http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51&auid=2475&nid=155762&page=1 
Chuyện gần 40 năm tình nghĩa  một người lính Mỹ ở Nha Trang nhận làm con em một gia đình Việt, và lá thư gửi từ Mỹ về Saigon, dấu bưu điện trên bì thư là 28-4-1975, mà mãi 35 năm sau mới đến tay người nhận.

4. Nguyễn Trung Tây, bài “Gốc Phi Châu” và 5  bài khác. http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51&auid=4740&nid=151162&page=1 
Tác giả là Linh mục thuộc dòng Truyền Giáo Ngôi Lời, hiện là Giáo sư  tại Đại Học Yarra Theological Union, Melbourne, Úc Châu.  Bài “Gốc Phi Châu” là tự truyện kể về thầy giáo gốc Việt và học trò gốc Phi Châu tại  ghetto tại Chicago, từ “giấc mơ” tới lễ đăng quang của Tổng Thống  Obama.

5. Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh,  bài “Mùa Xuân Mai Vẫn Nở”û và nhiều bài khác. http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51&auid=4669&nid=155422&page=1 
Là tác giả nổi tiếng của báo “Tuổi Hoa” tại Saigon trước 1975. Trong số  9 bài  viết cho giải thưởng 2009, “Mùa Xuân Mai Vẫn Nở”  kể về thời kỳ làm số báo xuân cuối cùng Tuổi Hoa vào dịp tết 1975. Ba mươi lăm năm sau,  tác giả và thân hữu Tuổi Hoa gặp lại nhau trên đất Mỹ.

6.  Đỗ Tiến Bình Minh, 2 bài “Thăm Trại Gà ở Austin, Texas”, “Nhà Hàng Mongolian Grill” http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51&auid=4811&nid=147426&page=1
Tác giảlà một  cựu thuyền trưởng Hải quân.  Bài viết kể về công việc của các cựu sĩ quan VNCH tại Mỹ: Bài 1, kể về một trong số hàng trăm chủ trại gà gốc Việt hàng năm đang cung gấp cả tỉ lbs  thịt gà cho thị trường Mỹ; Bài 2, kể về hệ thống Nhà Hàng 14 tiệm Mongolian Grill tại nhiều nơi, trong số này có tiệm thành công nhất tại Rapid City, thành phố nổi tiếng với Rocky Mountain và tượng 5 Tổng Thống Hoa Kỳ.

7.  Cát Biển , bài  “Ba Mươi Năm - Giọt Lệ Và Niềm Tin”và nhiều bài khác. http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51&auid=4015&nid=143000  Tác giả là cư dân Philadelphia,  kỹ sư điện và MBA, diễn giả của hội Toastmasters International, thắng nhiều giải diễn thuyết  và là 1 trong 9 người dự chung kết giải vô địch thế giới về diễn thuyết. Bài viết là tự truyện  về kinh nghjiệm học hành, phấn đấu từ 1975.

8. Khôi An, bài  “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu”và nhiều bài khác. http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51&auid=4499&nid=154133&page=1 
Tác giả là kỹ sư tại công ty Intel, từng nhận giải danh dự năm 2009. Bài viết cho thấy hiểu biết và tầm nhìn đặc biệt trước hiện tượng công việc làm tại  Mỹ  được chuyển  ra nước ngoài, trong khi kinh tế Mỹ suy thoái.

9. Anthony Hung Cao, bài “My Life”và nhiều bài khác. http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51&auid=3974&nid=150090 
Tác giả là bác sĩ  nha khoa,  hiện  hành nghề tại Costa Mesa, từng nhận giải danh dự 2008.. Bài viết là hồi ký của một thiếu niên gốc gia đình quân y VNCH, sinh năm 1979, sang Mỹ năm 1988 khi 19 tuổi, tận lực vừa làm vừa học và chỉ 7 năm sau tốt nghiệp nha khoa. 

10. Nguyễn Hùng Cường, bài “Mobilhome Và Di Dân Á Châu”.  http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51
 Tác giả, cựu sĩ quan VNCH, thuyền nhân,  được tầu Nam Hàn vớt đem về trại tỵ nạn Pusan. Sau 17 năm tìm kiếm, ông là người đã tổ chức mời  vị Thuyền trưởng Nam Hàn Jeon Je Yong, ngườiõ cứu sống 96 thuyền nhân Việt, viếng thăm Little Saigon. Chuyện được viết thành sách “Tấm Lòng Biển" đã xuất bản.  Bài viết về nước Mỹ đầu tiên và duy nhất của ông kể về người già ở Mobilehome.

11. Nguyễn Viết Tân, bài  “Cô Bé 14 Tuổi Bị Hải Tặc Bắt” và nhiều bài viết khác. http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51&auid=2782&nid=157394&page=2
 Tác giả từng nhận giải bán kết 2001 với bút hiệu Tân Ngố và liên tiếp góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị, ngày càng xuất sắc hơn.  Hiện trang Viết Về Nước Mỹ có lưu 12 bài ký bút hiệu Tân Ngố và 14 bài ký bút hiệu Nguyễn Viết Tân.  Sách đã xuất bản:  “Chuyện Miền Thôn Dã”.


* 6 tác giả sẽ nhận giải đặc biệt


1. Trần Hồng Linh, bài “Tôi Yêu Tiếng Nước Tôi” http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51  Tác giả là thuyền nhân, hơn 10 năm kẹt ở trại Hong Kong, định  cư tại Canada, trong năm có 6 bài “Viết Về Nước Mỹ”, bút pháp kỹ lưỡng, chu đáo. Bài viết  kể chuyện vui về cách xưng hô rắc rối của tiếng Việt trong đời sống tại Mỹ, với nhiều chi tiết tinh tế, sâu sắc.

2. Diệp Bá Tường, bài “TT. R. Reagan Và Hành Trình Một Lá Thư” http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51&auid=4820&nid=147974 
Tác giả hiện giảng dạy tiếng Anh cho Đại Học Công Nghiệp Sài Gòn, Trưởng khoa ngoại ngữ đại học Gia Định Sài Gòn-Việt Nam. Sinh năm 1959 tại Cần Thơ, hiện cư trú tại Thủ Đức. Bài viết kể là khi Việt Nam còn khuất sau bức màn tre,  ông vẽ chân dung TT. Ronald Regan, gửi sang Bạch Ốc tặng , TT. Ronald Regan  và đệ nhất phu nhân Nancy Reagan có gửi thư cám ơn. Lần đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ (19.7.2009), ông đến thăm mộ TT. Reagean và minh danh viết bài này để tham dự giải thưởng Việt Báo. 

3. Nguyễn Thảo, bài “Lá Rêu Bông & Người Đàn Bà Cô Đơn”.  http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51 
Tác giả người Cần Thơ, là một cư dân cao niên đã trên 80 tuổi tại Westminster, quận Cam. Nghề nghiệp cũ tại Việt Nam: Giáo viên, công chức, Tham sự hành chánh, Luật Sư; Định cư tại Mỹ từ 2007. Bài viết đầu tiên và duy nhất trong năm của bà là một truyện kể nhẹ nhàng mà sâu sắc.

4. Trần Lệ Khanh, bài “Cho Buổi Thu Về Muộn” http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51&auid=4634&nid=141825&page=1 
Tác giả là cư dân Toronto. Bài viết là chuyện tình Mỹ Việt muộn màng. Chàng tỏ tình phải đánh vần tiếng Mỹ cho nàng tra... tự điển. Kết hợp không hôn thú nhưng ăn ở bền vững tốt đẹp tới cuối đời. Bài viết vui, cảm động.

5.Hoàng Thanh,  bài  “Chỉ Với Một Nụ Cười...” http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51&auid=4385&nid=152277 
Tác giả tên thật Võ Ngọc Thanh, dược sĩ , cư dân Westminster, Orange County, CA. Bài viết  kể chuyện chỉ với nụ cười dành cho người bệnh, một bà già Mỹ ở nursing home nhớ cô tới lúc chết. Tác giả chỉ có 2 bài viết trong năm, nhưng chuyện kể ý nghĩa và xúc động.

6. Châu Hà, bài “Ông Ngoại Đi Việt Nam Lấy Vợ Mang Về Mỹ” http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51&auid=4784&nid=146131&page=1 
Tác giả là cư dân Oregon,  chuyện thật về tình yêu và hôn nhân của đôi uyên ương ông bà ngoại được kể bằng cách nhìn yêu thương, vui vẻ. Bài vui, hay, đề tài phổ thông nhưng không phải là thông điệp nghiêm túc.


* Ban Tuyển Chọn  9 Thành Viên

Trong danh sách các tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010,  sẽ có 1 giải chung kết tác giả tác phẩm, 1 giải Việt Bút, 1 giải tác giả và 1 giải tác phẩm. Số còn lại sẽ nhận giải danh dự. Tổng số ngân sách giải thưởng là 35,000 mỹ kim. Riêng giải chung kết tác giả, tác phẩm sẽ nhận 10,000 mỹ kim.

Tiếp tục nguyên tắc bảo đảm sự công minh trong việc quyết định các giải thưởng, Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010 gồm 9 thành viên: 

- 1 đồng nghiệp uy tín: Nhà báo Bồ Đại Kỳ, chủ nhiệm báo KBC.
- 4  tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải thưởng: Trương Ngọc Bảo Xuân, Lê Tường Vi, Bồ Tùng Ma, Trần Nguyên Đán.  
- 4 đại diện Việt Báo: Nhã Ca, Hoà Bình, Phạm Quyến và nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, trưởng ban tuyển chọn.

Kết quả chi tiết giải thưởng sẽ được công bố trong ngày họp mặt,  Chủ Nhật 15 Tháng Tám, 2010.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,641,370
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother&#39;s day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Nhạc sĩ Cung Tiến