Hôm nay,  

Vô Thường Quán

21/07/201000:00:00(Xem: 878331)

Vô Thường Quán

Tác giả: Phan
Bài số 2952-28252-vb4072110

Tác giả là một nhà báo tại Dallas. Ông từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, hiện trong nhóm chủ biên của báo Trẻ. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự  2007. Bài mới Viết Về Nước Mỹ của ông là chuyện trong một quán cà phê chủ Việt trên đất Mỹ.

***

Vô Thường Quán nằm trong khu thương mại Việt Nam, nhưng góc phố đó chỉ có cây cổ thụ và mấy tiệm Mễ nên người Việt cũng ít lui tới.
Tờ thực đơn là cái mới nhất trong quán này vì ít ai đụng tới. Kẻ tò mò sẽ thấy nó rất dài những món hết rồi, món còn không ngon nên người ta chỉ ghé uống ly cà phê, lại ngon. Những người ghiền cà phê và không khí quán kiểu Sài Gòn đều thích quán này vì ly cà phê đặc quánh, sủi bọt, gợi nhớ khung trời kỷ niệm chằng chịt những cơn mưa, đủ thứ chuyện ướt át nhưng nắng lên khô hết.
Vô Thường quán là chỗ thích hợp để bàn chuyện làm ăn tế nhị, hoặc chuyện mèo mả gà đồng không sợ ai thấy, cả hai chuyện không muốn nhiều người biết đều thích hợp. Những chuyện riêng tư, hay âm mưu đảo chánh trong quán này, lỡ có bị ai nghe thì cũng không ai nhớ để nói lại. Thật thú vị với cái quán mà người đến để nghe chuyện thiên hạ, nhưng ra về chỉ nhớ chuyện mình là cần đối phó trước.
Đặc biệt nhất của quán Vô Thường là ông chủ không bận rộn vì ế. Ông ngồi hẳn một bàn gần quầy tính tiền, với ly trà đá, xấp báo nhiều như một người đang giúp tổng thống nghiên cứu dầu loang trên vùng vịnh Mexico. Gần đây, ông còn trang bị thêm một laptop để đọc báo mạng.   
Quán chưa bao giờ đông khách, nhưng đi vào danh sách những quán không thay tên đổi họ theo mùa. Người uống cà phê “Lá Xanh” với bạn bè, đi một chuyến Việt Nam về thì tên quán đã thành “Lá Vàng”. Không hiểu Vô Thường sao trụ nổi" Tin từ “Mai tôi đi” cho biết, lão chủ may mắn bị tai nạn trong hãng Mỹ. Tiền bồi thường khẳm lắm, lại được chu cấp suốt đời, tới chết mới thôi. Lão mở quán cà phê cho đỡ buồn - là lão nói dóc - lão âm mưu một cuộc tình hoang tưởng vì nhìn lão kìa! Vậy mà ai, lão cũng không chê xấu thì chê già. Lão bị vợ bỏ từ hồi bị tai nạn bởi nhìn lão, người không ra người ma không ra ma… Không hiểu sao đàn ông có bao nhiêu hên, lão gom hết về mình. Người nói kết luận như nói ra ước mơ của bản thân. Quán này, cái gì cũng đặc biệt, tưởng những người nghe phản ứng thì ngược lại! Họ đồng ý với người nói, đàn ông có bao nhiêu hên trên đời, lão chủ quán tham lam quơ hết. Đúng là khách hàng của quán này cũng đặc biệt.   
Ông chủ để ngoài tai chuyện thiên hạ đang râm ran về mình, -chuyện thường ngày ở quán- sống chung với lũ riết rồi quen. Ông chỉ ngước lên, chứ không chào ông chủ trại hòm “Hồn Hoang“, người mới restore cuộc tình với bà chủ thẩm mỹ viện “Hoàng Hôn”. Đôi uyên ương bước vô. Lão chủ quán tỉnh bơ đọc báo, coi như chó mèo nhà hàng xóm qua chơi. Lão chú mục kỉnh vô laptop, rồi hô hoán: “Đù cha cái thằng Omboma bên Nam Dương, bị vợ cắt mất rồi, ném cho chó ăn…” làm ông chủ trại hòm khó chịu! Tin giật gân nên mấy sợi gân còn lại trên mặt lão chủ quán giật giật, rồi giãn ra kết luận: “Quân khủng bố giết người, giết nhiều người, cũng không ác bằng đàn bà. Cứ nhè cái khí thế của đàn ông mà cắt, chắc con mẹ này người Tàu, chứ người Nam Dương đâu có độc ác tới độ đó!”
Cách lão hô hoán làm bà chủ thẩm mỹ viện khó ở. Bà đi vào quầy pha chế, tự làm nước uống cho mình. (Người khách kia cần thêm trà! Tự đi pha lấy bình trà. Khách không tự pha sẽ không trở lại vì thấy mặt ông chủ nện bình trà xuống bàn thì lần sau không tính tiền cũng không thèm đến.) Mọi người đồng tình ủng hộ cao kiến của ông chủ quán, - những người không có tiền trả cho ly cà phê của mình hôm nay nên tranh thủ cơ hội làm vui lòng ông chủ để ghi sổ. Một đặc biệt nữa của quán Vô Thường, -mang bản sắc vỉa hè Sài Gòn.


Ông chủ trại hòm chỉ chào hỏi vài người quen biết. Những người biết chuyện đang xì xầm về cuộc tình của ông. Bà chủ thẩm mỹ viện bưng ra hai ly trà đá, vừa lúc tình lang đã mở xong mấy ổ bánh mì mua ba tặng một. Bữa trưa của hai người chủ  đã qua thời, chỉ còn cái tên gọi: ông chủ; bà chủ, như một sự mỉa mai của sự đời. Người quen quay lưng để đừng nhận ra nhau với họ, thấy lòng bất an, một chút ân hận. Dù gì cũng quen biết, nhưng đường ra đã bị chắn lối. Ngồi lại, chắc cũng như lần trước! Ăn xong, họ sẽ cãi nhau… nghe nói, có hôm đánh nhau luôn tại quán, rồi bỏ nhau sau khi đôi bên cùng u đầu sứt trán. Nhưng mặt mày hết bầm thì restore lại cuộc tình cho dầy thêm lớp sẹo. Lưỡi dao định mệnh có xuống nhát cắt oan nghiệt hay không - vẫn chỉ là tin đồn trong chuyện tình không suy tư của họ. Người ta chỉ thấy bà ngả ngớn sau lưng ông, nhưng thường lo ra mặt cho ông trước mắt mọi người, lúc tình vui trong phút giây...   
“Mai tôi đi” ngồi canh me ông chủ trại hòm vừa ăn xong ổ bánh mì, hớp ngụm trà đá xúc miệng òng ọc. Hắn buông tờ báo của mình xuống, bước sang bàn tình nhân tâng bốc mấy câu, “Chị, ngày càng trẻ ra… Anh, ngày càng phong độ…” Vừa lúc ông chủ trại hòm móc gói thuốc trong túi áo ra, thế là hắn quá giang được một điếu. Trở lại chỗ ngồi, mặc kệ những con mắt soi mói.
Hơn nửa tiếng sau, hắn lại bỏ tờ báo xuống, sang bàn người lạ mặt để bắt chuyện.
“Chào anh bạn, hình như anh ít tới quán này"...”
“Dạ phải, thỉnh thoảng tôi mới ghé đây!”
“Hèn gì, tui thấy anh quen quen mà lạ lạ…”
“Là sao"”
“Anh nhìn hết quán này đi, có một mình anh để gói thuốc với cái quẹt trên bàn…”
“Anh cứ tự nhiên. Có gì đâu!”
“Anh không biết tui hả" Tui xin thuốc tới ai cũng bỏ gói thuốc trong túi áo.”
“Anh em sợ anh hút nhiều quá sinh bệnh, chứ điếu thuốc có đáng gì!”
“Anh là người hiểu biết. Tui mới gặp lần đầu!”
“Cảm ơn anh.”
“Tui không mua thuốc lá vì có gói thuốc trong túi thì tui đốt cho tới hết.”
“Hình như anh bỏ mua cũng hơi lâu rồi ha, ráng bỏ đốt!”
“Anh biết tui hả"”    
Hắn ra chiều tư lự, tay vịn vô gói thuốc trên bàn như quán tính. Người kia để yên cho hắn đốt một điếu bạn bè, điếu thuốc có đáng gì mà phải hỏi xin. Hắn nói trong làn khói đặc,
“Mai tui đi, còn kẹt cái xe chưa bán được. Nếu anh cần thì tui để rẻ cho. Cái xe tui, anh không xài thì bán lại cho người khác cũng có lời.”
“Tôi không có nhu cầu về xe, mà cũng không biết mua bán xe.”
“Tui nói cho anh nghe, tui chỉ đi Cadillac thôi. Đó là hiệu xe mà… ai chạy qua rồi thì không chạy được xe khác nữa, vì nó êm, vọt bạo…”
“Sao anh không để dành xài"”
“Tui làm biếng lái về Cali, tính bán 500. Đủ mua cái vé máy bay là được. Về bên đó lại, em út tui mua cho chiếc khác chứ lo gì!”
“Nói tới Cadillac thì năm ngàn cũng chưa dám nói tới. Cadillac năm trăm, chắc bên ngoài mưa lớn bên trong mưa nhỏ. Đi chỗ khác đi cha!”
“Mai tui đi thiệt mà, nếu là quen biết thì anh giúp tui hai chục đổ xăng. Tui đem bán cho tụi Mễ cho rồi. Chiều trả anh hai chục với chầu bia, được chưa"”
“Xin lỗi, tôi không có sẵn tiền trong người.”
“Coi bảnh vậy, mà cũng rách quá ha…”  
 Hắn nói lẩy, rồi bỏ đi. Tay không quên xin thêm điếu thuốc. Cũng tội nghiệp hắn đang mùa hè. Hết hè, vợ lại cho ngày hai chục để đổ xăng, chở con của bà ấy đi học, đón về. Lại thêm một người đàn bà độc ác, mà truy nguyên, đàn ông đừng lăng nhăng, không chịu đi làm thì còn gì để nói trong cõi Vô Thường.
Người đi ra khỏi quán, không còn nhớ gì ngoài chuyện phải gởi bài về toà soạn.

Phan

Ý kiến bạn đọc
04/01/201817:58:27
Khách
Ha ha. I love this one anh Phan
14/10/201501:44:08
Khách
toi rat thich tac gia Phan,nhieu bba`i cua ong that hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,412,752
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến