Hôm nay,  

Nhắn Tin “cây Chuối Sứ”

12/08/201000:00:00(Xem: 134295)

Nhắn Tin “Cây Chuối Sứ”


Tác giả: Tân Ngố
Bài số 2963-28263-vb5081210

Bài viết ngắn mở đầu bằng  việc nhắc tới bài “Cây Chuối Sứ” của Lê Như Đức ở Houston, một trong ba giải thưởng chính Viết Về Nước Mỹ năm đầu tiên. Đã 5 năm nay, Lê Như Đức bặt tin. Mọi   anh chị em Viết Về Nước Mỹ đều nhớ anh. Anh ở đâu, liên lạc lại Việt Báo, email, điện thoại và lòng quí mến vẫn như ngày nào, dù chưa gặp. Bạn nào biết anh Đức xin nhắn tin dùm. Cám ơn bạn. Hình kèm theo: cây chuối nhà ông Tân Ngố.

***

Nhớ cách đây gần 10 năm, anh Lê Như Đức ở Texas có viết bài cho mục Viết Về Nước Mỹ, kể chuyện về cây chuối sứ mà một ông già VN ráng mang qua xứ Mỹ, nhưng bị Hải Quan tại LAX tịch thu rồi vất vô thùng rác, đọc rất cảm động.
Năm ngoái, một người bạn của tôi có cho một mầm chuối con to bằng cổ chân, dặn đi dặn lại là đừng có ngứa tay mà thái củ chuối này ra để nấu món nhựa mận giả cầy, vì nó là cây chuối sứ lùn qúi lắm.
Tôi đào lỗ, bỏ phân và rác rến rồi trồng cây chuối lên trên. Nó lớn nhanh như thổi, gốc lớn như cái thùng sơn mà thân cây lại lùn tịt. Cứ cây mẹ đẻ thêm ba bốn cây con là tôi lại chiết bớt mà trồng qua chỗ khác. Có ai ngờ không, tổng cộng tôi tách ra được tới 15 cây!


Một năm sau, cây đầu tiên ra buồng, được 14 nải, trái múp míp trông đẹp lắm và khi chín thì thơm ngon... y như trái chuối sứ.
Thế hệ thứ hai buồng chuối còn to hơn nữa, tới 16 nải, nhưng những buồng trổ nhằm mùa đông thì  trái bị lạnh nên không được tròn trĩnh trông hơi xấu.
Tôi thấy ngoài Siêu thị VN, thứ chuối này bán khoảng hơn hai đồng một pound, mà một nải chuối nặng trên 4 pound có nghĩa là khoảng 10$, như vậy một buồng khoảng 150$. Hèn chi các chùa ở đây thường mua tới 100$/buồng. Người theo đạo Phật thường dùng chuối sứ để cúng trên bàn thờ.
Năm nay kinh tế xuống quá, tôi không có nhiều tiền để giúp nhà thờ, nên hôm Giáo Xứ La Vang có hội chợ Tết, tôi mang chuối con ra bán, được 30$/cây, với lời nhắn gửi rằng ai mua cây này thì qua năm, nên chiết vài ba cây con đem tới sân nhà thờ mà bán lại cho người khác để giúp Giáo Xứ..
Căn nhà tôi đang ở đất hẹp nhưng cũng trồng được gần 20 bụi. Tháng này thời tiết ấm dần, trái ra coi bộ tương lai... quá khứ!
Cứ ra nhìn vườn chuối xanh tốt là trong lòng cảm thấy sảng khoái rồi, bởi vậy tuy bán được giá, nhưng tôi nghĩ cũng chẳng để làm giàu làm có gì, chia sẻ cho bạn bè ăn lấy thảo, và chọn những nải đẹp, đem xuống nhà thờ mỗi sáng Chuá Nhựt, hầu bà con cùng góp tay, mua về nấu chuối chưng, gói bánh tét, mỗi người một tay giúp Giáo xứ.
Tân Ngố

Ý kiến bạn đọc
01/08/201316:40:49
Khách
t oi o tieu bang florida mua he dai hon mua dong he o day khoang 93 do muon xin tac gia ban lai cho toi 1 cay chuoi su trong vuon cua tac gia duoc khong toi cam on rat nhieu
22/04/201114:35:23
Khách
toi o xa, tieu bang az, muon xin tac gia cho biet co the ban cho toi mot cay chuoi su trong vuon nha tac gia duoc khong? xin cam on truoc.
03/06/201123:35:43
Khách
Vui lòng không viết HOA toàn bài.

VB Admin
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,319,012
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 160 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và sau đây là bài viết mới nhất. Con số vượt biển chính xác là 1.300 dân kinh 5 vượt biển đến nơi. Sau đó bảo lãnh nhau hiện đã có 5 hay 6000 dân gốc kinh 5 ở Mỹ.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự.
Chào mừng tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ, mong ông tiếp tục viết và bổ túc mấy dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo tạp chí ở Dallas. Phan cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải và có nhiều bài trên dưới một triệu lượt gõ để đọc bài. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến