Hôm nay,  

Nuôi Trẻ Sơ Sinh Tại Mỹ

05/09/201000:00:00(Xem: 137767)

Nuôi Trẻ Sơ Sinh Tại Mỹ

Tác giả: Chu Tất Tiến
Bài số 2983-28283-vb8090510

Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là  nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam.  Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và sau đây là bài viết mới nhất.

***

Thông thường, bà con ta nghĩ rằng cứ đẻ con tại các nước văn minh như Mỹ này, thì nhất định sẽ tạo ra những đứa trẻ vừa khỏe vừa đẹp vừa thông minh. Điều đó cũng dễ hiểu thôi, vì ở xứ này, tiện nghi gấp trăm lần ở quê nhà mình. Hệ thống bệnh viện cũng sạch sẽ, tối tân gấp trăm lần mình. Như vậy, nhất định điều làm cho bà con ta tin tưởng như trên sẽ được thực hiện dễ như thò tay vào túi lấy đồ vậy.
Năm 1990, khi vừa sang Mỹ, tôi hỏi một anh bạn trẻ hơn tôi chừng 10 tuổi về tinh hình gia đình. Anh cho biết đã mất một đứa con sau khi cháu bé được chừng 20 tháng. Về nguyên nhân cái chết, anh nói: "Người ta gọi là SDS, Sudden Death Syndrome, có nghĩa là chết bất ngờ mà không có nguyên nhân". Anh còn cho biết thêm là ở xứ Mỹ, nhiều trẻ em chết như vậy lắm! Người viết ngạc nhiên: "Sao lạ vậy" Xứ Mỹ mà không tìm ra nguyên ủy của cái chết mà chỉ nói khơi khơi như vậy, thì không phải là Mỹ rồi!" Nhưng dĩ nhiên, anh bạn tôi, cho dù có đồng ý với tôi đến thế nào chăng nữa, cũng chỉ biết chấp nhận là "bác sĩ nói thế, thì nó như thế!"
Với bản tính hay thắc mắc, luôn muốn tìm hiểu nguyên ủy của từng sự việc, nhất là các sự việc khó hiểu đến kỳ quặc, người viết hỏi thêm nhiều câu hỏi khác liên quan đến sự ra đi đột ngột của cháu bé. Rất tiếc, anh bạn không có câu trả lời. Mãi đến khi có cơ hội đến nhà anh chơi, thấy cháu thứ hai của anh bạn, chừng hơn 2 tuổi, đang ngủ say trên giường. Nhìn cháu ngủ sấp, tôi ngạc nhiên hỏi anh:
-Sao anh lại cho cháu ngủ sấp như thế kia"
Anh trả lời:
-Thì ở bên này, trẻ con hay ngủ như vậy! Nếu ngủ sấp thì các cháu ngủ ngoan lắm, không quậy như khi ngủ nằm ngửa!
Đột nhiên, một ý nghĩ thoáng qua, tôi vội hỏi anh:
-Thế.. cháu thứ nhất cũng ngủ như thế ư"
-Vâng, đúng thế!
Tôi giật mình:
-Như vậy, tôi biết nguyên nhân cái chết của cháu rồi! Anh để cháu bé ngủ sấp như thế, thì có khi cháu cọ quậy, đầu cháu quay qua quay lại, có thể mũi cháu bị đè dưới gối, ngạt thở, mà cháu không có khả năng chuyển lại cái đầu, cháu ... đi luôn! Không có gì là "Sudden Death Syndrome" cả!
Tôi khẳng định:
-Các cháu bé, nếu chết trong khi ngủ nằm sấp, thì lỗi tại cha mẹ! Anh phải cho cháu thứ hai này nằm ngửa lại! Cháu có khóc thì dỗ, không thể để bất cứ cháu nào nằm sấp mà ngủ cả!
Anh bạn tôi hoảng hốt, vội chạy lại nôi con, lật ngửa cháu lên! Cháu bé ngủ lại được vài phút thì bắt đầu khóc quấy, nhưng mẹ cháu cố dỗ cháu một lúc thì cháu ngủ lại. Dù cho vất vả vài phút, nhưng trên môi của hai vợ chồng cùng điểm một nụ cười. Họ đã tìm ra nguyên ủy của cái chết bất thình lình của đứa thứ nhất, và tin rằng đứa thứ hai sẽ sống vững vàng như mọi người khác.
Sau đó, trong một lần đi lễ nhà thờ, tôi lại ngạc nhiên thấy một bà mẹ trẻ dẫn hai đứa con nhỏ đi lễ. Một cháu chừng 3 tuổi chạy lăng xăng hết hàng ghế này đến hàng ghế khác, trong khi đó, cháu kia chừng hơn 1 tuổi, bò trên sàn nhà thờ! Nhìn cháu bò trên mặt đất chứa hàng tỷ con vi khuẩn, vi trùng được lôi vào từ đế giầy của hàng ngàn người, đã từng vào nhà cầu, restroom ở đâu đó, đã từng dẫm phân chó, phân mèo, tôi lạnh cả người! Tại sao lại có người cha, người mẹ vô tâm như thế" Khi bò, bàn tay, cùi chỏ, đầu gối của cháu sẽ lê lết trên những dấu chân kia, rồi cháu lại đưa tay lên miệng mút mút...Thế rồi khi cháu bị bệnh, lại đổ tại Chúa, tại Trời hay tại số mệnh!


Một lúc sau, bà mẹ trẻ bế con lên, nựng nịu, nhưng cháu cứ nhoài xuống đất. Người mẹ phải rút trong cái túi đeo lưng (back pack) ra một chai sữa nhỏ, mở nắp đậy tù ti ra, nhét vào mồm cháu. Được cái tù ti, cháu bé nín khóc, nhưng chỉ một lúc, cháu nhả ra. Chiếc tù ti lăn xuống đất! Bà mẹ trẻ lập tức nhặt lên, nhét vào miệng cháu bé! Tôi lại rùng mình lần nữa! Trời ơi! Chiếc tù ti khi rơi xuống đất thì đã lăn vài vòng trên mặt đất. Vì đang ướt sữa, cái tù ti nhất định sẽ hút hàng trăm hạt bụi trong đó có hàng triệu con vi khuẩn vi trùng...Những con vi khuẩn, vi trùng đó thênh thang lọt vào miệng của cháu bé đáng thương, vô tội kia!
Trong nhiều lần khác, tôi chứng kiến một số bà mẹ văn minh hơn, khi nhặt tù ti lên, thì chùi ngay cái đầu tù ti váo áo mình! Có lẽ cho rằng áo mình mới giặt hôm qua, còn sạch nguyên, chùi một tí đâu có sao" Đa số thì sau khi lấy lại bình sữa hay tù ti, thì nhét vào trong cặp, không có lấy một cái bao ny lông để cất tù ti. Một bà thì gọn nhẹ hơn, cái bình sữa thiếu nắp đậy được gài vào bên hông của cái túi đeo lưng, không cần biết cái tù ti đó sẽ bám bụi đường trường...
Điều đau lòng là một số bà mẹ nuôi con theo kiểu dã chiến này lại hay cãi, ít khi chấp nhận cho người góp ý về cách nuôi con của mình. Để đến khi cháu lớn lên èo uột, mặt dài thong, tay chân xanh xao, lại đổ tại Chúa, tại Trời hay tại số mệnh!
Ở nhà, điều thường thấy hơn là khi các ông bố, bà mẹ đi làm về, là lập tức chạy đến con, (hay cháu), ôm bế lên, hôn hít mà không rửa tay chân sạch sẽ, không thay cái áo sơ mi mình mặc đi làm đã nhuốm bụi đường, hay các chất hóa học ở sở. Tôi cũng thấy ngay cả các vị Bác Sĩ, Dược Sĩ, cũng nhào vào ôm con ngay khi vừa bước vào cửa nhà, không nhớ rằng cái áo mình mặc ở bệnh viện đã bị các loại vi khuẩn từ các người bệnh bay bám vào! Kỹ Sư, Giáo Sư...những người có bằng cấp cao, dĩ nhiên còn tệ hơn bác sĩ, nghĩa là tay chân ít khi rửa trước khi ôm bế con. Nhiều gia đình còn ở trong khu chung cư, chật hẹp, vẫn để cho con nằm, ngồi chơi đùa ngay gần cửa, chỗ để giầy dép của trăm loại người đến thăm...
Gần đây, người ta mới khám phá ra một loại vi khuẩn kinh khủng nằm trong cơn ho của người lớn, gây chết trẻ em ngay lập tức. Căn bệnh kinh khủng này có thể tránh được nếu người lớn chịu đi chích ngừa nhưng tin này hình như không phổ biến lắm, nên tôi vẫn thấy có người lớn vừa dỗ trẻ, vừa ho...Tuy có quay mặt đi để ho, nhưng họ không biết rằng, một khi họ ho ra ngoài không khí, vi khuẩn đâu chỉ ..đứng tại chỗ, mà cũng bay vòng vèo trong nhà bốn phương, tám hướng, gặp mấy em bé mà khả năng chống trọi còn yếu xìu, thì sẽ đáp xuống nhanh hơn trực thăng.
Bên cạnh việc "làm trung gian đưa bệnh đến con trẻ", người lớn còn sao nhãng trong vấn đề "đàm thoại" với con cháu. Có bậc cha mẹ bận đi làm, thì "bán cái" cho người giữ trẻ, mà không theo dõi các sinh hoạt tại gia khi bố mẹ đi làm, không dặn dò kỹ lưỡng từng trường hợp cái gì "cấm", điều gi không "cấm" cũng như không dặn người giữ trẻ hay nói chuyện với trẻ! Dù cho cháu mới có 3, 4 tháng, các chàu rất cần nói chuyện với cha mẹ, với người lớn. Cháu nào được cha mẹ ,ông bà hay nói chuyện, thì sau này sẽ có trình độ nói năng lưu loát hơn là các cháu ít nói chuyện ngay khi còn bé.
Điều cuối cùng, trẻ nhỏ mà bú sữa mẹ thì có khả năng chống lại bệnh tật khá hơn trẻ em hoàn toàn bú bình.

Chu Tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,699,231
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Tác giả từng nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước 2007. Một bài viết của ông từ năm nhận giải, “Bài Không Tên thứ 20” hiện đã có tới 134,588 lượt người đọc trên Viebao Online, tính tới hôm nay. Ông là một cựu SVSQ Học viện CSQG Thủ Đức, cao học Xã hội học CSUF, CA State parole officer, đệ tử bốn đẳng của Võ sư Đặng huy Đức. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. "Cha và Con" là chuyện về một "tổ ấm thời chiến" ở Hồng Hoa Thôn, Đà Lạt, nơi một cô bé lai Mỹ bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, đang sống trong một buôn Thượng, trong khi người cha là một kỹ sư thành đạt, giầu có tại nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. 
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi." Vào những ngày cuối năm, tác giả đã có dịp trở lại khu phát thực phẩm trợ cấp tại một nhà thờ, thấy rau quả tươi, thực phẩm phong phú,các thiện nguyện viên tiếp đãi ân cần.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà cho biết "Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn 62 tuổi.
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Nhạc sĩ Cung Tiến