Hôm nay,  

Mai Chiếu Thủy

11/02/201100:00:00(Xem: 793100)
Mai Chiếu Thủy

Tác giả: Phan
Bài số 3118-28418 vb6021111

Tác giả là một nhà báo trong nhóm chủ biên Tuần báo Trẻ tại Texas, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008. Sau đây là bài viết đầu năm của ông.

***

Anh giáo sau buổi tan trường ở ngã tư Bảy Hiền, lật đật chạy về tận Long An để chở cây mai học trò cho. Hy vọng trở về Sài gòn kịp tối mấy cũng được, chứ ở lại qua đêm nhà học trò cũng ngại cho gia đình người ta... Lòng lành của anh giáo được toại nguyện. Ràng buộc cây mai chắc chắn vào chiếc hai bánh, cảm ơn, từ giã ông bà ngoại của cô học trò còn nhỏ tuổi hơn con gái anh giáo. Nhưng cô học trò nhỏ luôn khắc khoải trong sâu kín lòng thầy về một bóng hình dĩ vãng đã xa. Anh giáo cứ nghĩ thầm những khi thoáng hiện gương mặt miệt vườn xa lắc xa lơ qua gương mặt học trò... Nếu ngày đó đừng quá tự ái, đừng thế này thế nọ thì bây giờ có thể đứa con gái đặc trưng miệt vườn kia là con ruột chứ không phải học trò. Anh giáo dành cho cô học trò những cảm tình mặc cảm riêng tư, từng ngày thấy cô ấy hiểu một tình thương trong sáng là đủ, lòng anh không vẩn đục là đủ, một góc riêng trong khuất vừa đủ - chứa đựng sự mặc cảm tội lỗi trong hôn phối hay tội lỗi làm người từ lúc sinh ra còn lấn cấn trong anh giáo từ khi phát hiện ra cô học trò như bản sao một người. Mong tết này có dịp, anh giới thiệu cô học trò yêu quý với con gái anh. Chúng thành chị em kết nghĩa thì anh cũng hưởng lợi còn thấy lại những gì đã mất qua năm tháng không quên...
Trời tháng Chạp mau tối hơn thường, nhưng giao thông những ngày giáp tết giữa Sài gòn và miền tây thì thức trắng hay sao với xe nườm nượp. Mỗi chiếc xe vận tải, xe đò nhanh ga cho kịp hàng tết, kịp khách về quê vượt qua hay ngược chiều đều làm anh giáo phải trân mình kềm tay lái xe mình. Ít khi anh giáo đi xa hơn đường từ nhà đến trường dạy học, con đường quen thứ hai của anh trong thành phố này là đường đến nhà ngoại của mấy đứa con. Thuộc loại người hiền lành, không bon chen quyền chức hay dòm ngó bổng lộc nên anh giáo không có nhiều giao tiếp trong xã hội không ngừng thay đổi muôn chiều cả tốt lẫn xấu của Sài gòn sinh đẻ ra anh, qua thời khôn lớn cũng trong thành phố này, một mai yên nghỉ cũng xa lắm là ra ngoại thành... một người gắn bó trọn đời với những cơn mưa bất chợt, những vạt nắng long lanh áo học trò của Sài gòn vĩnh cửu. Những đổi thay thời thế chỉ làm cho Sài gòn như người phụ nữ mới thức dậy hay sau trang điểm... đẹp -xấu nhất thời của Sài gòn không làm thay đổi tình cảm gắn bó của anh giáo với Sài gòn. Những ý nghĩ thường gặp lại trong lòng anh giáo, trong không gian hanh hao của những ngày giáp tết làm lòng người vừa bâng khuâng, vừa ngậm ngùi, hối tiếc ngày qua trong háo hức bước vào năm mới... những cảm xúc làm ngắn bớt đường xa, đường vào thành phố đã đăng đèn, một chút gió heo heo không làm lạnh nhưng trống vắng mênh mông dâng tràn khi hồi tưởng lại những ngày giáp tết thời chiến tranh, thời hoà bình bưng bít, thời mở cửa, thời sụp hầm mọi mặt đang băng hoại từng ngày thành phố dấu yêu...
Tánh tình thầm lặng nhưng mơ mộng của anh giáo bị công an giao thông đánh thức. "Chở quá cao, gây nguy hiểm." Anh giáo biết cây mai kiểng- trồng chậu như bonsai, chỉ cao hơn đầu anh ngồi lái xe vài đọt mai chưa tỉa. Nghĩa là công an muốn anh biết điều. Thì anh biết điều. Chỉ túi tiền giáo viên không biết điều; lời giải thích không đúng đối tượng, "Cây mai này của học trò tặng cho. Tôi cũng chỉ chở về để làm quà cho cha tôi vui xuân. Tôi là giáo viên, tôi không phải con buôn. Các anh thông cảm..."
Nếu được thông cảm thì anh giáo không phải về trụ sở công an, ngồi chờ vợ đem tiền đến đóng phạt. Không phải ngồi tủi thân trong gian tối tù mù với những thành phần xã hội rẻ khinh. - Ngồi thương người cha bất hạnh, sinh được mỗi thằng con trai thì nó lại đi làm thầy giáo; thương người vợ chắt chiu từ khi lập gia đình vì lấy chồng thầy giáo; thương con thầy giáo - ước mơ không cao hơn được ăn no, mặc lành... thương mình mà người ta gọi là thương thân, đã muộn. Anh giáo ngồi nghe tâm tư trong tiếng chửi thề, cãi nhau của những người bị bắt. Điện thoại anh reo - tưởng vợ đến, nhưng mừng hụt. Người bạn cũ như cây mục, xa xôi như thế giới bên kia gọi về, "Đang làm gì đó thầy giáo" Tết nhất gì chưa""

"Sáng nay không đi làm sao" Gọi tao sớm vậy""
"Ngoài đường tuyết không, tivi thông báo hãng xưởng đóng cửa thì làm gì" Ngồi search internet, tao đọc được mấy câu sến chảy nước, loại sến biết lây nên tao cũng sến nhập tơi bời... thằng 'nguoiditanbuon' mắc dịch nào đó thầy giáo, nó nhắc tới mai chiếu thủy làm tao cũng sụt sùi cho mày, nó viết:
Hồi còn trẻ ở VN, sân nhà bạn gái tôi có cây mai chiếu thủy, mỗi lần tôi ra về sau khi đến chơi, hương hoa thơm thoảng giấc mơ đầy đến hôm sau vào lớp. Tôi còn giữ mãi câu định bụng nhưng chưa hề nói từ đó đến nay. Mỗi khi xuân về trên những hè phố tỵ nạn của người Việt - trong đó có tôi. Tôi đi giữa phố phường ngập hoa mai, hoa đào thật-giả. Nhưng lòng chỉ thương tiếc một bóng hình trong mùi hương mai chiếu thủy đã xa xôi. Tôi nói câu định bụng với những bông tuyết bay rợp trời. Ở một nơi nào đó ngoài quê hương như tôi. Tôi biết chắc có người lắng nghe câu người ta chưa nói nên nhớ nhau suốt đời...
... Ê, giáo. Nếu thằng mắc dịch này không lấy bút danh: Người di tản buồn thì tao tin chắc là mày viết chứ không ai! Còn ai nhớ kỹ hương thơm thanh khiết, thoang thoảng, dáng vẻ khiêm nhường-miệt vườn của mai chiếu thuỷ hơn mày ha giáo.
Mày bị câm hồi nào mà nín thinh vậy giáo""
"Nói tiếp đi, tao nghe..."
"Cám ơn nha, sáng nay tuyết rơi trắng trời, có người xúc tuyết cho tao... để tao nói những điều mày rành hơn tao cho mày nghe. Từ đó, linh hồn dị thảo của mày cũng nghe trong gió lòng thành của người muôn năm cũ còn ở quê xa... Đừng có khóc nha giáo.
... Mai chiếu thủy hay mai chấn thủy có tên khoa học là Wrightia religiosa, (không phải Monalisa đâu nghe giáo), thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây thân gỗ, nhánh dài mảnh, mình lông nhung. Lá hai mặt hai màu. (Không phải trở mặt nghe giáo, tại chờ hoài một thằng câm không biết tỏ tình nên ôm hận vượt biên...)"
"Mày ra nước ngoài lâu rồi,... sao không đi trị bệnh cà chớn của mày đi!"
"Ủa, mày biết nói rồi hả. Chắc không bị điếc phải không giáo" Nghe tới mai chiếu thủy là bấn xúc xích lên liền..."
"Nói chuyện đàng hoàng nghe, tao cúp điện thoại đó!"
"Dạ giáo, nghe đây!
... Mai chiếu thủy có màu trắng, mùi thơm, mọc trên cọng dài kết thành chùm. Hoa có 5 cánh giống hoa mai... nên gọi là mốt! Sorry...
Mai chiếu thủy nở luôn nhìn xuống đất, nên gọi là chiếu thổ, chiếu thủy. Có nguồn gốc Đông Dương, thuộc loài cây cảnh, ra hoa quanh năm, nhưng hoa vào mùa khô rộ hơn và nở lai rai làm nhiều đợt..."
"Sáng giờ search được nhiêu đó thôi sao""
"Tao nghĩ tới giáo mà search, định nổ cho mày vui vì thể nào mày không gọi chúc tết tao. Tao còn biết bát ngát hơn giáo tưởng, giáo ơi! Người ta gọi loài mai yêu dấu của anh giáo là mai chiếu thổ vì úp mặt xuống đất. Tao nghe thô tục quá nêm bưng chậu nước đặt xuống gốc mai. Từ đó người ta gọi là mai chiếu thủy. Nghe thơ mộng hơn nhiều... lì xì tao đi giáo!
Tao còn biết, đa số hoa màu trắng đều mang hương thơm. Riêng mai chiếu thủy thơm nhẹ nhàng và rất dai, kể cả ngày và đêm. Cách trồng lại dễ như trồng khoai mì, cắm nọc là ra bông!
"Sao không nói là thả nọc cho vừa tiếng Việt hải ngoại!"
"Nói chơi thôi mà, cắm cành là lên cây chịu chưa" Thân mộc nên dẻo dai, dễ uốn bonsai.
Tao cũng vừa đọc được cách ép mai chiếu thuỷ ra hoa ngày tết. Dù bao năm không gặp vẫn tin là anh giáo về già thì sân nhà không thể thiếu mai chiếu thuỷ nên sưu tầm cho anh giáo... chơi hoa. Cách Tết khoảng 45 ngày, bón cây mai một đợt phân đạm, lân, kali tương đối đồng đều là tốt nhất. Hòa loãng trong nước tưới tốt hơn bón trực tiếp. Sau 5 ngày, ngắt ngọn, vặt hết lá, tiếp tục tưới nước giữ ẩm và thỉnh thoảng lại tưới phân kali, lân thêm cho cây. Sau khi bón phân một thời gian thì cây mai ra đọt non, lá và nụ hoa. Cách Tết khoảng 10-15 ngày, hoa bắt đầu nở và đến Tết thì nở bông trắng xóa.
(Lặt lá mai phải cẩn thận. Không được làm biếng như cua gái hồi nhỏ. Bức lông bức lá cho xong. Lá cao, phải nhắc ghế chứ không nên vói vì làm cây xước da theo mắt lá, sẽ ít nụ hoa. Trời lạnh thì lặt lá sớm, trời ấm lặt muộn đi vài ngày để vừa xuân mai nở..."
"Cảm ơn nha, lúc này mày có kiến thức cấp một rồi đó, ráng học và bớt nhậu đi nha. Tao về, vợ tao tới rồi. sẽ liên lạc mày sau."
"Ủa, nãy giờ mày ở đâu vậy giáo""
"Ở tù."
Phan

Ý kiến bạn đọc
19/08/201203:52:06
Khách
At last, smoeone who knows where to find the beef
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,094,365
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến