Hôm nay,  

Bến Mơ - Aloha

04/03/201100:00:00(Xem: 130258)
Bến Mơ - Aloha

Tác giả: Võ Tâm Huy
Bài số 3134-28434 vb6030411

Sau hơn 10 lần vượt biển hụt, tác giả đến được tị nạn và định cư tại Hoa Kỳ từ 1981. Võ Tâm Huy thuộc lớp tuổi 30, cùng tuổi với cộng đồng Việt tại Mỹ, hiện là một kỹ sư làm việc tại tiểu bang Utah, đã góp một số bài và nhận giải danh dự Viết Về Nước My 2008. Bài viết mới của Huy lần này là một chuyện kể pha trộn giữa mơ và thực.

*

Tôi sắp kể cho bạn một câu chuyện về một người bạn mà chúng tôi thường gọi hắn là Sáu Vạng. Phải nói Vạng có một cá-tính rất ư là dị-thường đến nổi tôi cho là hắn bệnh hoạn. Vạng có một óc tưởng tượng rất là phong phú như trẻ nhỏ và thần thái của một tiên tri. Vì vậy hắn thường là đề tài cho cuộc đùa cợt, tán láo của chúng tôi. Nhưng một sự kiện dị ký đã đến như một giấc mơ làm thay đổi mọi ý nghĩ của chúng tôi về hắn.
Dạo đó, chúng tôi cư ngụ ở vùng Beachwild, tiểu bang Florida. Cũng như bao kẻ khác, chúng tôi rất bận rộn với những công việc thường ngày và chỉ mong cuối tuần mau đến để có dịp rãnh rỗi họp mặt, đùa giỡn. Vào những chiều Chủ Nhật buồn nãn, Vạng thường đưa ra một ý kiến chán phèo là đi dạo theo bờ biển để ngắm mặt trời lặn. Cho đến khi những tia sáng cuối cùng còn lẽ loi ở chân trời, Vạng đứng lặng người , hấp hối, xúc động mãnh liệt như kẻ từng chờ đợi và bất chợt được thấy tia xanh huyền bí. Và cũng đúng lúc đó, chúng tôi cùng la hét om tòm lên, tôi ù té chạy để phá vỡ giấc mộng du khó hiểu của Vạng.
Rồi đến khi gió sớm Thu về, trời biển đổi màu tím ngắt và thật buồn, chúng tôi về quay quần bên lò sưởi, cuốn mình trong chăn, nhâm nhi ly ca phê nóng, tỏa hương thơm phức và thật ấm áp. Vạng chợt đến, khoát áo da, dao găm lủng lẳng, hối chúng tôi sữa soạn một cuộc hành trình xa-xăm. Vạng chưa dứt lời, chúng tôi đã la bãi hại phãn đối. Vạng ra tài trấn áp, thuyết phục va hứa hẹn một cuộc viễn du kỳ thú vào cõi mộng. Có kẽ đứng dậy lục đục sữa soạn. Thuyền của bố Vạng được trưng dụng, bọn chúng tôi chỉ mang theo mùng mền, ít lương thực, và thuốc hút.
Chiều hôm đó, dưới hàng phi lao vi-vút, chúng tôi kéo thuyền ra khơi. Gió êm êm, sóng nhè nhẹ, Vạng cho thuyền chạy theo hướng Dông Nam, chung tôi tụ tập trên boong ca hát và ngắm chim trời cá bể.
Mặt trời vừa lặn, thuyền đã đến Ribon Island. Vạng bèn đổi theo hướng sao Hôm. Mây từ đâu kéo về giăng phủ. Sóng đẫy gập ghềnh. Chúng tôi phải vào ca-bin và nguyền rủa. Gió mỗi lúc thật lớn, rít ghê người và mưa tuôn xối xã. Mặt cho chúng tôi mệt lã vì sóng nhồi, như một thủy thủ đầy đặn, Vạng vận dụng bên bánh lái, lẫm bẫm tựa như phù thủy đọc thần chú.
Khi bình yên trở lại, thuyền vào một vùng sương mù đầy đặc, có kẽ dựa vào thành tàu mà ngủ. Vạng chợt réo mọi người dậy và phóng mình ra boong. Khi vừa ra khỏi ca-bin, tôi bàng hoàng chìm trong một vùng ánh sáng lung linh huyền ảo. Mình đã vào Biển Bắc rồi, Vạng lẫm bẩm. Phải! Chúng tôi đang đi rong giòng Ngân và chung quanh là hang động kỳ cùng. Tôi hứng chí tay khẽ chèo khua Ngọc Tuyền lung linh ngân cánh hạc. Sáu Hân già nua cũng khoan khoái hớp ngụm hồ-dào rồi trỏ Sao Ngưu, sao Chức mà vẽ con đường vũ trụ.
Ôi! Trời thu mênh mang.
Ôi! Chén Thu tàng tàng.
Thuyền về Bến Mơ, Vạng nói. Thuyền đang về Bến Mơ mày ạ!
Trời quang đãn, khuất sau hàng dừa, bãi cát vắng lạnh lẽo, vắng vẽ. Thuyền chưa neo, Vạng đã hăm hỡ, xăm xăm tiến vào rừng như vẽ rành rẽ lắm. Chúng tôi thì còn ngẩn ngơ khiếp sợ. Nhưng tôi biết…. Tôi biết có một giòng hồng-hạc bay về từ cõi mộng.
Nhưng đường rừng cheo leo quá, hiểm hóc quá, nhiều lúc phải vịn dây leo, đu mình qua gai góc như những kẽ ngậm ngãi tìm trầm. Cuối cùng chúng tôi bị lạc lối, hoang mang vô độ, dựa vào góc cây mà thở dốc. Đang dở khóc dở cười, Vạng bèn leo lên cây cao mà dò đường. Ba hồn chín vía, chúng tôi cũng tìm đến giếng Ngọc cho hận thỏa ước ba sinh hướng lữa. Bên bờ giếng, một thiếu nữ trong gấm hoa rực rỡ suối tóc xõa dài e ấp trên bộ bồng đào tươi thắm. Đóa trà mi khẻ nở khi bọn chúng tôi chợt đến, đúng hơn là khi thấy bóng Vạng đui, “ Thiếp đã chờ ở đây lâu rồi”.

Nàng vội đưa chúng tôi ra ngoài bìa rừng và chỉ cho chúng tôi trăng treo trên đỉnh núi. Hình như có hương hoa lan, hoa lài thì phải" Hay hương trầm từ thân thể ngọc ngà ngoài hai đạo xa xôi"
Chúng tôi theo đường đèo mà đi. Đường mỗi lúc một rộng mỡ và đã có khách bộ hành cùng theo về một hướng.
Từ đèo cao, đã nghe thấy tiếng trống di đùng đùng và thấy ngọn lữa cháy sáng cả một vùng. Gần về nơi dự hội, nhiều toán người ăn mặt thật rực rỡ, hân hoan đón tiếp khách nhàn du và trao tặng đóa thiên hoa hương làm ghi.
Người ta bồi tiếp mật ngọt trong sương, rồi dùng sơn hào hải vị. Bên đống lữa, nhiều thanh niên vạm vỡ mình trần và thiếu nữ che thân với hoa lá, nhảy múa những vũ điệu hoang đường, dập dờn theo nhịp trống bùng, vang vang trong sóng nghe thưởng. Say sưa trong hương vị ban sơ của thiên nhiên, chúng tôi cũng điên đão nhảy múa lọan cuồng.
Sau khi đã hả hê quay cuồng, chung tôi cùng những thiếu nữ chạy ào ra bờ biển, lăn dài trên cát. Tôi dựa vào một tản đá bên bờ, say sưa cùng người ngọc có đôi mắt hồ ly mộng mị, có bóng dừa hoang dại xa xăm, có nét đẹp Đông Dương huyền bí. Chúng tôi yên lặng bên nhau, lắng nghe tiếng gió tha hương đu đua trên rặng dừa rồi buông mình du viễn theo nhịp hải hà của sóng. Chúng tôi đê mê lặn theo những giòng cuồng lưu ấm áp ngắm trời trong biển cả. Tôi nghe băng hoại trong sự tha hỏa linh mãn của cảm giác. Trong sự biến thể của loài cá sâu, tôi rùng mình cảm nhận sát-na lưu tổn của bản thể trong đài nga. Tôi thiếp đi trong giấc ngủ êm đềm.
Trong giấc ngủ dài ủ ê đó, chợt có một lũ nhi đồng áo lam, đèn ngọn trên tay, mặt trắng nhợt như chết trôi, vừa đi vừa hát vọng tới:

Hán Dương đông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
(Tản Đà dịch thơ Hoàng Hạc Lâu củaThôi Hiệu)

Gió ở đâu thổi về lành lạnh làm tỉnh thần hồn… Người ngọc vẫn say sưa trong giấc ngủ thiên thần.. Tôi khẻ hôn nhẹ lên mặt để thức nàng dậy. Ôi! Chim đi nhớ nam khi gió lạnh về, thiêu thân tìm lữa mà tới, tôi tìm về với âu lo, tẻ nhạt. Tôi ghi chặt lấy nàng chỉ muốn được hòa nhập. Nàng hiểu sự thôi thúc bí ẩn trong tâm tưởng tôi. Nàng gạt nước mắt, khẻ lắc đầu khi tôi hẹn trở lại điều mà sau này tôi biết là không thể có được. Nàng dẫn tôi theo đường đèo, lặng lẽ cặp theo mé biển lẫn theo hướng Tây, sẽ có thuyền neo sẵn.
Phải hết hơi mới tìm được tụi nó. Vạng đui còn ngơ ngác hỏi đi đâu, về làm gì. Rồi nó đeo theo con bé trích tiên trên đường đào tẩu, lẽo đẽo tuốt đằng sau.
Tìm đựơc điểm thuyền neo không mấy khó khăn, nhưng khi quay lại thì không thấy bóng Vạng đâu nữa. Tôi nói tụi nó lên ca-bin trên thuyền sửa soạn, chờ tôi quay lại tìm Vạng.
Tôi lại đi vào rừng, tiến đến gần chân đèo. Dưới ánh trăng, đèo cao đìu hiu, vắng lặng, cây đổ bóng cheo leo trên dốc vắng. Tôi không có ý tìm đường lên, mà đi dọc theo chân đèo đến khi phải đứng lại vì suối chảy ngang. Tôi ngơ ngác nhìn quanh, chợt thấy vài bóng người trên đèo, tôi đánh bạo làm loa tay la lớn:
“Vạng! Vạng! Mày có về không" Phải mày đó không Vạng"”
Chỉ có tiếng vọng của núi rừng. Nhìn bóng đen trên đèo vụt biến mất.
Chúng tôi lên thuyền kéo neo mà không có Vạng. Khi thuyền đã ra khỏi bờ, mọi người ôm gói nhìn lại đảo tiên, theo đuổi những ý nghĩa riêng. Từ đâu, tôi còn thấy ánh lửa phản chiếu trên mặt biển. Lẫn trong tiếng sóng vỗ tới chợt nghe tiếng hát ai xa vắng:

Ta ở đâu hề, ta đi về đâu,
Trời đất mang mang hề, ta về chốn Đai-Hoang.

Tôi chợt bật khóc nức nở.
Chúng tôi thiếp đi khi thuyền vào vùng sóng dậy. Đến khi tỉnh, thuyền đã dạt vào một bãi vắng cách Beachwild 300 dặm về phía Nam.
Chúng tôi rã rượi lên bờ, trong hồn mênh mang nỗi buồn. Tay nâng niu cánh thiên hương còn tỏa hương… ngát mà cảm nhận một sự mất mát vĩnh viễn, sự gián đoạn của một đời sống cát lỡ. Vài cánh chim vỗ cánh về biển xa, còn thấp thoáng đám hòn đảo nhấp nhô trên sống gập ghềnh.
Võ Tâm Huy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,386,771
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, ông đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị và có tên trong danh sách chung kết giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIÌ, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Năm nay, Phạm Hồng Ân là tác giả vào danh sách chung kết giải thưởng Việt Báo 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Sau đây là bài viết mới nhất.
Có một lúc nào đó trong thời thơ dại, bạn tôi mơ trở thành vận động viên thể dục (gymnastics Olympian ) đi dự thi đại hội thể thao của thế giới được tổ chức mỗi bốn năm.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên từ 2009. Sang năm 2011, với bài “Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên” và nhiều bài đặc biệt khác, ông là tác giả được bình chọn vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới sau đây tiếp tục cho thấy cách viết linh hoạt vui vẻ của tác giả.
Tác giả Nguyễn Quang sinh năm 1947 tại thị xã Quảng Trị, cư dân Nam California, là chủ tịch Hội Ái Hữu Quảng Trị. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông từ năm 2007, kể về người thầy dạy Việt văn tại trường trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị gần nửa thế kỷ trước. Sau đây là bài viết thứ hai, vẫn là chuyện kể về những thầy bạn cũ.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, Thời Báo... Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Bài mới của Phan là chuyện đi coi nhà để mua tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến