Hôm nay,  

Thiên Nữ và Khất Sĩ

16/04/201100:00:00(Xem: 30880)

Thiên Nữ và Khất Sĩ

Tác giả: Ngân Hà

Bài số 3167-28467 vb7041611

Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Ngân Hà là phần bắt đầu một chuyện tình, giữa cô gái Việt với một người "ngoại quốc"... Bài được chuyển tới bằng điện thư. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và vui lòng bổ túc ít dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

***

"Tìm sẽ thấy, xin sẽ được, gõ sẽ mở..."

Nó vừa nói cho chị Tin là nó cảm thấy yêu người ấy. Thì chị hỏi Nó yêu để làm gì"

Nó nói nó không có ý định yêu ai nữa vì ngỡ đã qua bờ bên kia rồi. Nhưng rồi những tưởng đã được yên thân với bến sông xưa, với mùa thu cũ thì bỗng dưng đường trần còn mưa bay gió cuốn kéo nó trở lại bờ bên này.

Chị Tin hỏi tiếp đương sự ra sao" Có đáng yêu hay không" Nó mà để lọt mắt xanh rồi thì chắc đương sự không phải tay vừa...

Nó nói chắc vì đinh ninh đã đắc đạo nên mới bị sa lưới đây.

Chị Tin nói nếu nó đắc đạo thật thì lòng như gió không thể bị vướng mắc vào một chiếc lưới nào và sẽ được thong dong...

Nó nói nhưng mà nó lỡ nhìn vào đôi mắt của người ấy rồi.

Đôi mắt như ngọc emerald xanh lá cây có điểm một vạt hổ phách. Đôi mắt có thần lực khiến nó xao xuyến và đã bị chìm trong đó hồi nào mà không biết.

Chị Tin nói vậy thì đừng nhìn nữa.

Nó nói đã trễ rồi vì đã nhìn rồi.

Nó nói khi nói chuyện, nó hay nhìn thẳng vào mắt người đối diện quen rồi. Bao nhiêu năm trời nhìn bao nhiêu đôi mắt đâu có sao đâu. Ai ngờ lần này bị dính.

Chị Tin nói nhưng nó nhất định không yêu người ngoại quốc mà...

Đúng rồi, nó không hiểu sao chẳng để ý người ngoại quốc. Trên cuộc đời này chỉ có bố nó là nhất mà thôi. Bây giờ bố nó chết rồi. Nó lại càng thấy bố nó là hay hơn nữa. Một người văn nhã, đẹp như Tống Ngọc, đạo đời đều vẹn toàn và lòng nhân có thừa.

Bỗng nhiên nó thấy ông ấy giống bố nó quá. Chàng Kim xưa cũng giống y bố nó và nó đã đau khổ vì yêu. Nó cho chị Tin xem mối tình bỏ bóp của nó. Đó là một tấm ảnh nhỏ được bao bởi lớp giấy báo vàng úa.

Nó đọc lên cho chị nghe những dòng chữ trên đó trước khi mở tấm ảnh ra. " Hình như sau cùng, trong kiếp đời nhân sinh ngắn ngủi, tình yêu là sự giàu có, là sức sống bền bỉ nhất của con người. Vẻ đẹp một ngày đã thánh hóa, cảm xúc có một ngày đã thăng hoa, tình yêu như vườn thượng uyển có một mùa đã cành vàng lá ngọc, thách đố đã tàn phai...".

Rồi nó cho chị Tin xem hình ở ngay cửa chợ đông người. Chị Tin không mang kính nên nhíu mắt mà chẳng thấy được gì. Nó mừng rỡ vì thấy bí mật vẫn được giấu vì chị Tin không thấy chàng là ai. Nó xếp lại và bỏ vào ngăn ví.

Nó nói cũng nhờ lá bùa đó mà nó đã đứng vững với thời gian. Nhưng giờ khi mà nó đã an nhiên tự tại thì giông bão kéo về và không cho nó lối thoát.

Nó nói ngày xưa nó đã yêu trai Huy dữ dội, nhưng chỉ là tình một chiều, có chị Tin chứng kiến cảnh nó tương tư. Nhưng rồi cũng qua vì người thanh niên đó chỉ còn hiện diện qua những bài thơ đẹp. Gần hai mưoi năm sau, gặp lại chàng với vợ con lòng nó dửng dưng chẳng hề may may xao xuyến mà còn coi như một người quen vậy thôi.

Rồi nó yêu chàng Kim, mười năm tình cũ mà vẫn còn yêu. Chàng Kim đến do một tai nạn của con tim, là tiếng sét ái tình vì chàng quá đẹp và quá dịu dàng, văn nhã giống bố nó. Nó đã lén lấy tấm hình của chàng cắt ra và bỏ bóp tới giờ. Lâu lâu nó mở ra xem và vẫn thấy chàng đẹp rồi thở dài rất nhẹ cất vô.

Nó có thể than rằng: anh ơi, anh ơi, thà không gặp gỡ thà đừng quen nhau, đừng cho hình bóng, đừng nhìn nhau lâu, tôi không ôm ấp kỷ niệm đớn đau".

Nó tưởng đời nó đã bình yên với mối tình để đời này rồi. Nó đi nhởn nhơ và không hề để ý đến ai khác nữa, nhất là người "ngoại quốc"... Nó không hiểu sao lại có mặc cảm tự tôn đến như vậy.

Rồi một ngày nó bị điệu đi uống cà phê buổi sáng, mỗi tháng một lần để phải bị đối diện nhìn đôi mắt xanh lá cây có điểm chấm hổ phách và mái tóc muối tiêu gọn gàng đó. Nó cũng đã đề phòng nên mang kiếng để làm cho mắt nó xấu đi. Nhất là để cho có thêm một khoảng cách xa hơn với người đó.

Bây giờ thì nó trách đã không chịu nhìn chỗ nào khác mà nhìn trong đôi mắt nghiêm nghị dò hỏi đó làm gì. Đôi mắt đó lại giống đôi mắt bố nó. Bố nó có đôi mắt rất đẹp. Đến bây giờ nó mới nhận biết điều đó. Nó nhớ lại định nghĩa về cái đẹp là thích để nhìn. Bố nó có thể nói là một người tuấn nhã trên đời. Nhưng ngoài đôi mắt nghiêm nghị đó, nó còn thấy mái tóc muối tiêu hớt ngắn gọn gàng. Chàng ta nói là từ quân đội ra. Mái tóc này thì quả là một mái tóc làm nó thấy hay lạ. Nếu không có chút muối tiêu ở hai bên tai thì nó không thấy được nét đẹp của tuổi trung niên. Nếu ông ta nhuộm tóc, nó sẽ lầm tưởng ông là một thanh niên ngoài ba mươi vì dáng ông rất đẹp.

Ông vào tiệm cà phê, bao con mắt phụ nữ đều nhìn ông và liếc nó kín đáo. Còn nó cố tình ăn mặc như bà già và cố tình làm ra kiểu nhà quê. Nó mang giày lè tè dưới đất để làm mẹ mốc với ông và với đời. Nhưng ông chỉ cười thầm vì ông đã thấy nó đại diện sở ra đám đông rồi.

Ông là nhiếp ảnh gia tài tử, hay săn hình nên ông kiên nhẫn và đợi chờ ánh nắng lên cành cây, hay giọt sương đọng tròn trên hoa hoặc sóng vỗ cao trên ngọn hải đăng và chụp lấy.

Ông đã có nhiều tấm lịch thật đẹp... Chắc là ông đã chụp ảnh nó bằng đôi mắt sáng và thông minh của ông. À, nó đã bắt đầu nghĩ là ông thông minh và gờm ông rồi. Nhưng đã trễ, nó đã bị đôi mắt ông mê hoặc. Nó đã bị mái tóc hoa râm của ông làm nó ngẩn ngơ và nó đã bị cái nhìn dò tận tim nó xem nó có thể nào bị ông soi trúng tim đen không...

Nó vẫn cố né ông và ông vẫn như mèo vờn chuột. Nó tâm thần bất an vì hoảng sợ. Nó đến với chị Tin để cầu cứu sau khi đã bác bỏ lời khuyên của một người bạn khác.

Người bạn đó bảo nó cứ yêu, đời sống ngắn ngủi lắm. Không có tội gì cả đâu. Rồi chị kể chuyện vui, có cô gái trẻ đi tu, hỏi bề trên làm sao để kềm chế bản năng tính dục. Bề trên đưa cho cây súng nước và bảo khi cần thì hãy bắn súng nước lên tường. Một ngày kia, cô gái thấy bắn súng hết nước rồi mà vẫn chưa qua cơn thử thách bèn chạy tìm bề trên. Khi đến gần phòng thì nghe súng nước nổ liên hồi...

Chị nói chỉ sợ không còn yêu được, chứ khi còn yêu được thì bỏ ngoài tai hết những thứ cản trở mình đến với người mình yêu...

Nó không dám nói gì dù trong bụng nghi ngờ.

Nó hỏi chị Tin thì chị Tin cản ngay lại. Chị bảo hãy tìm cách thoát, bằng mọi giá. Đừng để lún sâu, đừng để vướng vào. Đó là con đường đầy đau khổ đó. Chị đã trải qua rồi và chị đã biết mùi đau khổ. Nó sẽ làm mất hết tinh thần và năng lực của mình. Nó sẽ làm cho mình rối tung lên và không được bình an đâu.

Nó cảm động và biết rằng chị Tin lo cho nó thật.

Nó tìm đến chốn thiền môn học định tĩnh tâm thần. Nói nôm na là học thiền để khống chế tư tưởng và thử thách mới này.

Nó ráo riết tìm kiếm giải pháp trước khi ông đi công tác trở về. Nó phải định tâm để giúp nó thoát hiểm. Nó không muốn nước mắt ông và nó phải đổ như mưa vì một bức tường kiên cố trước mặt.

Ông và nó chỉ có thể nhìn nhau trong gương mà thôi. Người trong gương không thật và không có hình dáng nên không thể nắm bắt được ngoài đời.

Nó quyết định cho mình cái ý nghĩ là ông đang học hỏi cách sống của nó chứ không có ý gì với nó. Tất cả là do nó tưởng tượng và áp đặt cho ông mà thôi. Vậy thì nhận diện đơn thuần là nó yêu ông cho rồi. Còn ông có để ý yêu nó hay không thì nó không thể nói dùm ông được. Cho nên tốt hơn là nó nên quay về giải quyết vấn đề nơi chính nó.

Chị Tin nghe nó nói là nó đã lo sợ từ hai năm trước về một ngày tâm nó sẽ bất an vì ông.

Nhưng lúc đó ông còn ở xa xa. Bây giờ thì ông đã đột nhập ngay vào đất giặc và định bắt sống địch quân sao chứ. Nó hỏi chị Tin hay là nó đầu hàng, van xin ông hãy tha cho nó. Chị Tin la lên, không được, vậy chỉ có nước chết sớm. Đừng ngu xuẩn mà lạy ông tôi ở bụi này.

Con sói sẽ không tha cho con cừu đâu. Ủa, chuyện tình yêu mà sao làm như hai kẻ thù tìm cách sát hại nhau vậy"

Chị Tin nói chị cũng bị như vậy. Nhưng mà chị trong hoàn cảnh dễ thở hơn. Con cáo tới nhà chị không mở cửa hoặc vờ không có nhà là xong. Vậy mà đôi khi vẫn không kềm lòng được.

Cho nên chị không muốn cho nó bị tổn thương. Chị nói cứ yêu nhưng hãy quán chiếu tình yêu đó, xem nó đủ mọi góc cạnh và đừng sợ nói là mình đã yêu ông ấy với chính mình. Miễn là đừng để ông ta biết gì cả là xong. Chị đưa kinh Người khất sĩ tĩnh lặng cho nó đọc.

Nó ưng ý với câu "còn ái dục thì còn sợ hãi. Còn vướng vào đời sống thế tục thì ham muốn còn phát sinh". Ông ấy là cám dỗ cho con đường được tự do của nó.

Ông thấy nó bước đi một mình bấy lâu, gương mặt nó tĩnh lặng, chẳng màng gió trăng mà chỉ thích đời sống thiên nhiên, đơn giản của những người tu hành nên bị lôi cuốn. Nó không thách thức cám dỗ ai, nhưng nó đã bị ông chận đường, dò hỏi về cuộc hành trình của nó vì thấy lạ. Ông hỏi dò nó có ai không thì nó nói nó muốn tự do nên chọn cuộc sống đơn độc.

Nó vẫn là con người và trải qua nhiều gian nan thử thách với chính bản thân, trong tư tưởng và trong tâm hồn.

Cuộc đời thường thì một mình nó phải lo cơm áo trả nợ đời sống. Tâm hồn thì luôn xao động vì cái đẹp và bản chất nghệ sĩ trong nó. Nó phải tìm đến tôn giáo để có sự hướng dẫn rõ ràng để nó cứ theo đó mà làm vì nó không tin vào sự suy nghĩ của nó một khi cám dỗ đã lên ngôi.

Cuối cùng thì nó để thời giờ tâm sự với chị bạn đã trải qua bao nhiêu thử thách và bây giờ đã đóng cửa tâm hồn và lo tịnh tu. Chị tặng nó một bửu bối và khi nó giở ra nó đọc thây câu chuyện này:

Một sớm mai có vị khất sĩ ra sông, cởi y áo để trên bờ sông rồi xuống nước tắm gội. Tắm xong vị ấy lên bờ đợi cho khô mình mẩy rồi mặc áo vào. Bấy giờ có một vị thiên nữ xuất hiện nói với vị khất sĩ: Thầy là một người mới xuất gia, tóc còn xanh, tuổi còn trẻ, giờ này đáng lý thầy phải xông ướp hương thơm, trang điểm châu báu, đeo tràng hoa thơm mà hưởng thọ năm thứ vui thú. Trong khi đó thì thầy bỏ những thứ người thương, quay lưng lại với cuộc đời thế tục, chịu đựng sự biệt ly, cạo râu bỏ tóc, khoác áo casa, tin tưởng vào con đường xuất gia học đạo. Tại sao lại bỏ cái lạc thú hiện tại mà đi tìm cái lạc thú phi thời như thế"

Vị khất sĩ đáp:

"Đức Thế Tôn có dạy: Trong cái vui phi thời của ái dục, vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái hưởng thụ rất bé mà tai họa rất lớn. Tôi giờ này đang an trú trong hiện pháp, lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy. Hiện pháp này vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, tự mình thông đạt, tự mình có thể giác tri. Này thiên nữ, đó gọi là bỏ cái lạc thú phi thời để đạt tới cái lạc thú chân thực trong hiện tại."

Nó nhớ lại câu hỏi của ông cũng tương tự như vây: Sao nàng còn trẻ mà lại thích trồng những hoa của người già cả như thế"

Nó trả lời vì nó đã thấy cả một đảo hoa xuân rồi nên không còn cần vài củ hoa nữa. Nó quay sang trồng những hoa dễ trồng để khỏi phải tốn giờ săn sóc mà có giờ làm những việc khác ý nghĩa hơn.

Ông biết đó là việc nó thích cổ võ việc xây nhà tĩnh tâm, thiền viện cho mọi người được hưởng giây phút thân tâm an lạc mà nó đã trải qua. Nó yêu cảnh tĩnh lặng của bao nhiêu người ở tu viện, giờ ăn ai cũng được ăn trong yên lặng, không bị quấy rầy. Thật tuyệt diệu làm sao.

Nó muốn im lặng mỗi khi đi uống cafe buổi sáng với ông và không nói gì. Nhưng ông cần nghe nó nói cho nên thật giống như bị điệu đi hỏi cung.

Nó quyết lòng tìm ra phương cách và câu trả lời cho vấn nạn của nó. Đó là sự rối rắm của nó vì hành vi đường hoàng nhưng chứa đầy bí ẩn của ông ấy. The guessing game.

Nó tìm trong kinh thánh, thấy thơ thánh Phao lô gởi tín hữu: "Đã bị ràng buộc với vợ ư". Ngươi đừng tìm phương tháo gỡ. Đã không bị ràng buộc với vợ ư". Ngươi đừng tìm cho có vợ. Nhưng giả như ngươi kết bạn, cũng chẳng mắc tội lệ gì. Và một trinh nữ kết bạn, cũng chẳng mắc tội lệ gì. Nhưng người như thế sẽ chuốc lấy sự khốn khó cho thân xác mình. Còn tôi, tôi muốn tránh cho anh em."

Nó cảm thấy thông suốt được đôi chút. Có thể nó đã có thêm một môn đệ tự nguyện mà nó không làm sao tránh khỏi đây. Bạn nó đặt cho nó là The Great One làm nó mắc cỡ muốn chết. Đồ quỷ gì đâu. Bây giờ cả cô bạn Mỹ cũng thỉnh thoảng gọi nó như vậy khi đọc thấy thiệp Giáng sinh nào là vinh hạnh được nói chuyện với The Great One, được uống cafe với TGO của anh bạn đồng nghiệp gốc Ấn.

Hay là ông đã thấy thiệp đó và muốn xem The GO là ai, nói gì, nghĩ gì, làm gì.

Cuối cùng rồi nó kết luận: đừng mong tìm hiểu bí mật của kẻ khác, nó có thể làm thay đổi đời bạn vĩnh viễn...

Nó sau khi miệt mài suy diễn, nội soi, quán chiếu, rọi kính hiển vi trái tim và lục lọi sách Phật cùng kinh thánh và hỏi ý hai người bạn thân nhất thì đã tìm ra giải đáp.

Nó đã có thêm một đệ tử bất đắc dĩ.

Thôi thì đời nó luôn chìm trong suy gẫm thì cũng nên tặng chút gì đó cho ông ấy. Ông hình như cũng đang tìm sự bình an đích thực. Có lẽ ông thấy nó có vẻ trầm tĩnh và đầy an lạc tự tại nên muốn xem chìa khóa ở đâu. Nào ngờ đâu lại gây cho nó một sự hoảng hốt đến đóng băng khiến ông nghi ngờ rằng nó đã bị ông chinh phục.

Bây giờ cái ý nghĩ ông giống như thiên nữ theo hỏi vị khất sĩ khiến cho nó vui và thích thú để có thể khôi hài hóa sự việc. Nó sẽ bảo ông mang giấy bút theo để ghi lại lời của The Great One lần đi Peets uống cafe vào tháng tới và xem ông như một đệ tử thuần thành. Nó sẽ mang kinh thánh và kinh Phật ra và bàn luận với ông. Nó sẽ cố nhìn vào trang sách mà không nhìn vào đôi mắt màu xanh có chấm đỏ của ông nữa.

Chẳng biết có làm được không"

Ngân Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,189,791
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến