Hôm nay,  

Thi Hoa Hậu Cơ Đốc

19/05/201100:00:00(Xem: 109670)
Thi Hoa Hậu Cơ Đốc

Tác giả: Deborah Tuong-Van
Bài số 3178-28478vb5190511

Tác giả cho biết tên là Nguyễn Tường Vân, sinh năm 1953. Trước 1975 là công chức ở Vũng Tàu, định cư ở San Jose năm 1999, với ba con theo diện O.D.P. Hiện là nhân viên sở xã hội, sinh hoạt với Hội Thánh Tin Lành Cộng Đồng người Việt San Jose. Bà cho biết “Là độc giả lâu năm của Việt Báo, tôi rất yêu thích "Viết Về Nước Mỹ" và có đủ những tuyển tập này.” Sau đây là bài viết đầu tiên của Tường Vân. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

***

Không hiểu làm cách nào mà Ban tổ chức Summer Camp lại thuyết phục được Mục sư Trưởng ban đồng ý cho mở cuộc thi Hoa Hậu Cơ Đốc. Thế là lần đầu tiên trên thế giới, cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Cơ Đốc có cuộc thi Hoa Hậu.
Tuần sau đó các Hội Thánh trong vùng đều nhận được thông báo về thể lệ cuộc thi: Các nữ thí sinh của các Hội Thánh có quyền dự thi, tuổi từ 16 đến 36. Có ba phần thi chính: Trình diễn thời trang áo dài (vì là Hoa Hậu Cơ Đốc nên không có phần áo tắm, cũng chẳng có chấm 3 vòng gì ráo), phần 2 thi tài năng: Tân nhạc, cải lương, múa tự chọn (nhạc Thánh ca), phần 3 thi ứng xử. Với 3 giải thưởng: Hoa Hậu được 100 đô, Á hậu 1: $80, Á hậu 2: $60. Cũng đầy đủ lắm đa!
Các Hội Thánh trong vùng háo hức tìm kiếm tuyển chọn gà nhà để đưa đi dự thi. Đến ngày nhập trại, bà con cô bác các nơi gặp nhau tay bắt mặt mừng, ai nấy hớn hở chờ đợi tham dự 3 ngày trại hè với rất nhiều trò chơi vui vẻ, hào hứng, nhưng chắc chắn là ai cũng nóng lòng chờ đêm cuối để xem cuộc thi hoa hậu.
Hai đêm trước có những bài giảng sống động, khích lệ đức tin cho mọi người, những bữa ăn ngon, bổ rẻ do những tay đầu bếp người Mỹ trổ tài.
Đêm cuối đầy hứa hẹn bắt đầu. Có tất cả 6 thí sinh (có 2 cô bỏ thi vì ... sợ). Ba cô đàn chị tuổi từ 26 trở lên còn 3 cô kia thuộc loại đàn em tuổi từ 16 rưỡi đến 22. Từng cô bước ra trong trang phục áo dài, mỗi người một màu, kiểu cũng hơi khác nhau chút xíu.
Cô M.C. rất duyên dáng giới thiệu từng cô:
-Đây là cô Nga với chiếc áo dài màu vàng, là hoa gì của mùa xuân vậy quí dzị"
Phía khán giả nhao nhao:
- Hoa mai, hoa mai
- Cô Thủy mặc áo cổ thuyền, màu tím, hoa gì dzậy"
- Hoa lục bình
- Hoa tím bằng lăng.
- Xin cám ơn các cô, xin bước vào bên trong để chờ phần hai là thi tài năng. Chà, phần đặc biệt à nha!
Khoảng 10 phút sau, M.C. lại cất tiếng lảnh lót:
- Thí sinh thứ nhất với vũ điệu Thái Lan. Xin mời cô Linh.
Cô Linh mặc áo dài trắng nhẹ nhàng bước ra. Cô múa theo tiếng hát vang ra từ máy casette bài "Ca Ngợi Chúa".
Cô múa cũng uyển chuyển ra phết. Hai tay gắn hai cái hoa màu đỏ lung linh trên tay theo nhịp múa. Hết bài, cô cúi chào duyên dáng. Khán giả vỗ tay rần rần. Chỉ 5 phút sau, M.C. đưa tay chỉ vào phía cánh gà lần lượt giới thiệu phần thi tài năng. Có 4 cô hát, 1 cô múa, 1 cô hát tân cổ giao duyên bái "Chúa Giêxu yêu mọi người". Khán giả nhiệt tình, vừa nghe vừa vỗ tay theo, rập theo từng câu vọng cổ (vì không có người đàn cổ nhạc). Thí sinh cuối là cô bé nhỏ tuổi nhất, nghe đâu 16 tuổi rưỡi thì phải. Cô mặc áo dài vàng "như hoa mai của mùa xuân", tóc dài suông, tươi cười nói:
- Con xin hát bài "Nếu cuộc đời không có Chúa."
Cô này may mắn có người đàn organ. Nhạc trổi lên ngân người ấy, cô cất tiếng hát câu đầu tiên: Cuộc đời như con thuyền trôi, biển cả mênh mong mờ tối .... Bên dưới khán giả có tiếng huýt gió tán thưởng, chú nhóc nào đó la lớn:
- Sóng thần đó!
Lại thêm 1 trận cười rân, cô hát rất có vẻ chuyên nghiệp (chắc lại là ca sĩ của ban hát của Hội Thánh). Mục sư diễn giả chính của Trại Hè gật gù theo từng câu hát. Bài hát chấm dứt, thí sinh này để tay trái lên ngực cúi chào khán giả thiệt là điệu quá chừng. Bên dưới vỗ tay dài tưởng chừng không dứt.
M.C. bước ra với phần thi khó nhất, đó là phần thi ứng xử. Mỗi người sẽ tự bốc câu hỏi và mở ra đọc rồi trả lời. Xin mời từng cô bước ra. Từng cô bước ra thò tay vào hộp giấy bốc và trả lời câu hỏi của mình. Có 2 câu hỏi "khá nhất".

Câu thứ nhất: Ai là diễn giả chính của trại hè này" Và người bốc câu này là người đẹp hát vọng cổ, chỉ nhớ tên chứ không nhớ họ của ông Mục sư (chắc là mất điểm).
Câu thứ hai: Chủ đề của trại hè này là gì" Ở đâu chép" Và người bốc câu này là cô bé nhỏ nhất, hát hay nhất, trả lời rành rọt: Chủ đề của Summer Camp này là "người trẻ tuổi phải sống làm sao cho đời sống mình được trong sạch, phải cẩn thận làm theo Lời Chúa" được chép ở trong Thi Thiên 119 câu 9.
Phía dưới vang lên tràng pháo tay ào ào.
Chà, 3 giám khảo trao đổi coi bộ căng thẳng à nghen! Sân khấu để trống hơi lâu. Rồi thì M.C. bước ra, nét mặt rầu rầu, nói nhỏ:
- Tui thấy sao hồi hộp quá à! Chắc ban giám khảo cũng khó chọn lắm hay sao á.
Cô bước đến bàn của ban giám khảo nhận tờ giấy ghi công bố kết quả. Cô đặt tay lên ngực mình (làm bộ hay thiệt đây) nói với giọng ngập ngừng:
- Bây giờ sẽ có 3 người "bị lấy ra", thôi nói "bước ra" cho "đỡ kỳ" nhe (mặt hơi nhăn nhó, ra cái điều khó nói lắm), rồi giọng cô nhỏ hẳn đi:
- Đây chỉ là "thi chơi" thôi nhe "đừng buồn nhe". Chữ nhe kéo dài ra, làm cả hội trường đang rầu vì câu trước, lại cười ầm lên, làm cả 6 cô thí sinh cũng cười theo, rồi 3 cô "đàn chị" được "mời ra" cũng cười toe, bước ra. Rất bài bản, cứ như là "thi thiệt" chứ không phải "thi chơi". M.C. mời 3 nam khán giả bước lên choàng vòng hoa rực rỡ cho 3 đàn chị với những cái ôm thân thiện, các máy chụp hình lóe sáng. Một trong ba "đàn chị" lên tiếng phát biểu:
- Tui dự thi để khích lệ cho các em đó. Câu giải thích được tán thưởng bằng tràng pháo tay:
- Cho cô giải can đảm.
Lại cười rân. M.C. tươi tắn hẳn ra.
- Đến phần công bố Á hậu 1 và Á hậu 2. Xin mời ba cô được vào vòng chung kết bước ra đứng giữa sân khấu.
Ba cô còn lại bước ra đứng giữa sân khấu, cầm tay nhau, lộ vẻ hồi hộp. M.C. đưa tờ giấy lên, lớn tiếng:
- Á hậu 2 là cô Linh. Mời anh Vũ tặng hoa.
Người đẹp múa dẻo tươi cười bước ra nhận "băng rôn" đeo chéo trên ngực, ôm bó hoa thiệt bự, 1 phòng bì tiền thưởng "trị giá" 60 đô la. Bà con vỗ tay quá xá luôn. Hai cô còn lại hồi hộp ra mặt, tự nhiên cầm tay nhau thật chặt (giống thi thiệt quá). M.C. xướng lên.
- Á hậu 1 là cô ... Thủy.
Người đẹp hát vọng cổ tươi cười bước lên, hai tay đưa lên ca, miệng la lớn halêlúda! Thiệt là tích cực hết sức! Thế là, ai cũng biết Hoa Hậu là cô bé nhỏ nhất, hát hay nhất, trả lời hay nhất. Coi kìa, cô đang há tròn miệng, giơ hai tay ôm mặt, có vẻ ngỡ ngàng khi biết mình trúng giải, cũng rơm rớm nước mắt y hệt "hoa hậu quốc gia" vậy đó.
M.C. mời mục sư diễn giả chính tiến lên sân khấu, cầm chiếc vương miện nhỏ xíu lấp lánh "kim cương" giống y hệt vương miện trên đầu tóc của búp bê Barbie. Mục sư cài một cách trân trọng lên mái tóc của cô bé, cũng đeo "băng rôn" chéo lên ngực áo với hàng chữ "Hoa Hậu VFC lần thứ nhất" (Vietnamese Fellowship Christian). Thêm một bó hoa bự chảng, một phòng bì của giải thưởng hạng nhất "trị giá" 100 đô la.
M.C. mời 3 cô đã "bước ra" một lần nữa xin "bước lên" để chụp chung một tấm hình làm kỷ niệm. Các máy hình thi nhau bấm. Các chàng trai nhảy lên, chụp hình với các hoa hậu, không khí hào hứng, tưng bừng. Nhạc sĩ dương cầm lên tiếng:
- Con gà tre mà dám loại 5 con gà nòi, he...he...he...
Bé Tina rụt rè bước tới trước mặt chị người ấy của mình với ánh mắt đầy ngưỡng mộ, lấy tay sờ hoa trên tay, kêu khe khẽ: chị, chị Nga.
Với "phong cách của hoa hậu", chị Nga vui vẻ cúi xuống thủ thỉ: Em có vui không" Chỉ thấy bé Tina gật đầu lia lịa, mắt cũng long lanh như thầm ước..
*
Đã hơn 7 năm trôi qua chưa thấy cuộc thi hoa hậu Cơ Đốc được tổ chức lại. Chiếc vương miện của cựu hoa hậu được cài lên đầu của bé giấu trong phòng. Không biết đến năm nào thì cuộc thi được tổ chức lại, để vương miện có cơ hội cài luân lưu cho các người đẹp Cơ Đốc ở các Hội Thánh khắp nơi trên đất nước tự do tín ngưỡng này.
Deborah Tuong-Van

Ý kiến bạn đọc
01/06/201102:35:38
Khách
Bài đọc chán quá! Xin lỗi nghe!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,282,315
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến