Hôm nay,  

Chuyện Tình Hai Thế Hệ

28/05/201100:00:00(Xem: 134056)

Chuyện Tình Hai Thế Hệ

Tác giả: Minh Thành

Bài số 3188-12-28488vb6270511

Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi cô từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm." Bài mới là chuyện về quan hệ giữa mẹ và con cái, ngày xưa và bây giờ.

***

32 năm trước, vào một buổi tối, tôi đang lúi húi rửa bát, Thành , cậu em trai tôi rón rén đi đến đứng cạnh tôi thì thầm: "Tối nay chị đi ngủ mấy giờ"" 

"Mày muốn gì thì cứ nói, quan tâm tới giờ ngủ của tao làm gì"!

Gãi đầu gãi tai một lúc rồi cậu ta đỏ mặt ấp úng: "Khoảng 10 giờ đêm, chị để ý thấy em cào vào cửa thì mở cho em nhé! "

"Lại đi với con bé "Thịt ăn không có…" Phải không""

"Chị ác thế, không khác gì bà già. Hương mà nghe được thì chết em!" " Tao nhắc lại lời bà già thôi chứ có phải tao mỉa mai nó đâu! Tao cũng đang điêu đứng với bà già đây! Cấm đủ mọi thứ ! Cấm đi xi nê, cấm đi chơi với bạn bè thì chỉ có ế!"

"Thì giúp em đi rồi em sẽ có đi có lại".

"Được rồi, chuồn nhanh lên không bà già bắt gặp thì mất đi!"

"Nhớ mở cửa đấy".

"Không nhớ thì nằm ngoài cửa một đêm có sao"!

"Muỗi khiêng đi mất, mà bà già biết lại gào toáng lên cho cả phố nghe"!

Buồn ngủ díp cả mắt lại và ngáp lên ngáp xuống nhưng tôi vẫn chong đèn vờ đọc sách để đợi mở cửa cho Thành như lời hứa. Mẹ tôi tắm xong, đang nằm thiu thiu ngủ, bất chợt bà sực nhớ rồi giật giọng hỏi tôi: " Thằng Thành đâu" Từ chập tối đến giờ tao không thấy bóng dáng nó". Chết rồi, tôi kiếm cách chống chế: "Con mới thấy nó loanh quanh gần đây. Chắc nó ra đường hóng mát. Mẹ cứ ngủ đi, con tìm nó cho" .

"Tìm nó ngay đi. Hay là lại trốn nhà đi chơi rồi!"

"Thì mẹ cứ ngủ đi, nó lớn rồi chứ có còn là trẻ con nữa đâu".

"Tao bảo mày đi tìm nó ngay, tao chưa buồn ngủ" . Tôi đứng lên, đi ra ngoài cửa, lấy hết gân cổ gào to lên gọi Thành để tỏ cho mẹ biết sự sốt sắng của mình: "Thành ơi! Thành ơi! Về đi ngủ". Bốn bề im lặng! Tôi biết điều này mà. Tôi chạy tót ra ngoài đường, thơ thẩn, nghĩ ngợi, lo lắng cho cậu em và cho cả mình. Tuy nhiên, vẫn thỉnh thoảng gọi tên Thành toáng lên một cách ầm ĩ để che mắt mẹ tôi. Rồi bà cũng lục đục đi ra: "Không tìm được nó phải không" Lúc chập tối hai đứa chúng mày thì thầm cái gì""

"Chúng con có thì thầm gì đâu"! "Thế thì con chó nó nói chuyện" Hay là con mèo" Còn leo lẻo cãi. Muốn sống muốn tốt mau đi tìm ngay thằng Thành về!" Con biết tìm nó ở đâu bây giờ"" Rồi tôi lại co cẳng chạy miễn thoát được ánh mắt soi mói của mẹ. Vừa chạy tôi vừa gọi tiếp " Thành ơi! Thành ơi!" Mẹ tôi dặn với theo: "Lên nhà cái con "thịt ăn không có có thịt treo" ấy mà tìm thế nào cũng thấy nó. Gọi nó về rồi bà cho cả hai đứa một trận! Chúng mày chỉ bao che cho nhau. Cái roi mây bà vẫn còn treo kia. Gẫy cái này, bà mua cái khác. Không tìm được nó thì đừng vác mặt về nhà"!

Roi mây có bao giờ mà gẫy được! Tôi tự nhủ, nó chỉ cũ, đen xỉn đi vì được sử dụng nhiều lần . Mỗi lần bị mẹ cho ăn một roi mây là nhớ đời! Mà có phải chúng tôi là những đứa trẻ hư đâu. Cái thói dạy con của hầu hết các bậc sinh thành nơi tôi ở nó là như thế. Năm, sáu tuổi đã quét nhà, cho gà vịt ăn. Bảy tuổi lại kiêm thêm trông em rồi nấu cơm, gánh nước! Hình như " Thương cho roi cho vọt" là phương châm dạy bảo con cái của thế hệ ông bà bố mẹ tôi.

Còn nhớ bữ tối hôm đó, khi tôi đến nhà Hương kéo được Thành về đến nhà, mẹ tôi ngồi ngay cửa đợi chúng tôi với cây roi trên tay! Vừa vào nhà là Thành lãnh ngay mấy roi vào mông. Tôi níu tay mẹ lại thì bà tiện tay vụt tôi một cái đau thấu tim.

Hôm sau, khi cả nhà ngồi ăn cơm, tất cả chúng tôi lại vểnh tai nghe mẹ tôi vừa mắng vừa dạy chúng tôi về cách sống.

Bà kể cho chúng tôi nghe ở lứa tuổi bà, không có yêu đương gì cả mà " Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó". Trai gái tự động tìm hiểu, đi chơi lén lút với nhau là điều xấu xa, nhất là con gái! Mẹ tôi dí tay vào trán tôi và chị gái tôi răn đe: " Còn chúng mày nữa, con gái mà không biết giữ gìn thì khổ cả đời! Cứ lén lén lút lút, vụng vụng, trộm trộm rồi có ngày biết tay tao!"

Mẹ tôi là người mang nặng trên vai trách nhiệm lớn lao của cả người cha và người me. ïBố tôi mất sớm, khi chúng tôi còn rất nhỏ! Nuôi cho con đủ ăn đã là một cực nhọc mà mẹ tôi còn cái tham vọng cho chúng tôi học đến nơi đến chốn nên bà rất nghiêm khắc.

Không biết nhờ cách dạy con bằng roi vọt của mẹ tôi hay do may mắn, tất cả mấy anh chị em chúng tôi đều lập gia đình với những người tử tế. Dâu rể trong nhà đều là những người chung thủy, chịu khó làm việc, thu vén cho hạnh phúc gia đình.

Thành, em trai tôi đã kết hôn với Hương và vai trò của mẹ tôi cũng chưa mờ nhạt trong cái đại gia đình này đâu dù bây giờ bà đã già. Mẹ tôi không biết lái xe, cũng như không biết nói tiếng Anh. Đi đâu một bước cũng con, cháu đưa đón. Vậy mà bà vẫn "uy quyền" lắm! Mỗi khi các con hớn hở báo tin đứa cháu này được khen thưởng, được học bổng hoặc kiếm được việc làm tốt…là bà lại nhắc nhở: "Không có tao kìm kẹp ngày xưa thì làm sao lấy được người tử tế`để rồi con cái được ăn với học như bây giờ"! 

Điều đáng nói là mẹ tôi bây giờ đổi tính khác hẳn. Bà hoà vào mối quan hệ thân thiết, ấm cúng, cũng như thái độ gần gũi, tôn trọng con cái mà chúng tôi thiết lập trong gia đình. Mỗi khi cả đại gia đình xum họp vào những dịp lễ, tết, mấy chị em chúng tôi nhắc lại chuyện cũ rồi nháy nhau xúm lại trêu bà: "Mẹ có biết ngày xưa mẹ đã hành hạ trẻ con không" Theo luật bên đây thì đó là tội nặng lắm! Chúng con có hiếu nên không sue mẹ thôi"! Bà cười và thách thức: "Thì bây giờ các anh các chị có quyền rồi, muốn làm gì thì làm đi cho khỏi ấm ức"! Rồi mắt bà ánh lên niềm vui, hạnh phúc với nụ cười mãn nguyện không dấu được khi nhìn con cháu tụ họp đông đủ chung quanh. 

Mới đây thôiï, bà phone cho tôi kể chuyện về cháu Danny, cậu con út của Thành và Hương. Bà nói: "Thằng Danny nó hành mẹ nó quá"!

"Nó hành mẹ nó như thế nào hả mẹ" "

"Tối hôm trước, nó hỏi mẹ nó tiệm hoa gần nhà nhất ở đâu, mẹ chỉ cho con. Nó nói cần một bông hồng màu xanh hay tím để tặng con bé người yêu".

"Hồng màu đó khó tìm lắm." 

"Thì mẹ nó cũng nói vậy".

"Rồi sao nữa mẹ""

"Con Hương nó nói để nó mua cho vì thằng Danny bận đi làm . Con Hương kiếm mấy nơi không có hồng màu xanh hay tím nên đành mua một bông hồng nhung đỏ rất đẹp. Mua xong, nó nhắn tin cho con thì Danny nhờ mẹ chụp hình bông hồng rồi email cho nó coi"!

"Thật quá đáng, thế Hương có làm không."

"Làm ngay chứ sao không. Con Hương đang nghỉ phép mà"!

"Thế thằng Danny nó có ưng ý không mẹ""

"Không thấy nó nói gì".

Chưa kịp làm một phép tính so sánh " tình yêu hai thế hệ" của bố con Thành thì hôm sau mẹ tôi điện thoại tiếp. Bà kể rằng khi nhận được mail mẹ gửi tới nơi thì cậu ta không ưng ý màu đỏ của bông hồng. Thực ra, nói chính xác hơn, cô người yêu của Danny chỉ thích màu xanh hay tím. Danny đã tìm kiếm trên mạng và cuối cùng, gần sát giờ hẹn, tiệm hoa cũng kịp đem đến một bông hồng xanh dễ thương tới nơi để cậu mang tặng người yêu. Cậu cám ơn mẹ rối rít vì mẹ đã mất công tìm mua hoa cho mình. Đồng thời cậu cũng xin lỗi mẹ. Hương gạt đi: "Không sao, con cứ vui là mẹ vui rồi". Đợi mẹ đi khuất vào phòng ngủ, Danny cầm bông hồng đỏ mẹ cậu đã mua hồi trưa đưa cho bố Thành nói bố tặng mẹ Hương!

Hương sung sướng khoe với tôi: "Lấy nhau mấy chục năm, có với nhau bốn người con rồi mà hôm nay em mới được anh ấy tặng một bông hồng, chị ạ!"

"Còn hơn chị, chị chưa được chồng tặng cho bất cứ một bông hoa gì chứ đừng nói bông hồng"!

Minh Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,955,476
Thế là chúng tôi đã định cư ở Mỹ hơn 16 năm rồi. Nhìn đứa con trai lớn đang ngồi trước máy điện toán chuẩn bị luận án tiến sĩ, nhìn vợ tôi và hai đứa con nhỏ của chúng tôi đang xem truyền hình và tán chuyện vui vẻ, tôi bùi ngùi nhớ đến những người bạn không may đã chết trong trại cải tạo hay đang cùng gia đình
Bài viết về nước Mỹ hôm nay do một tác giả từ trong nước: Bác sĩ Lê Đình Phương, sinh năm 1964 tại Huế, hiện là Bác sĩ khoa Nội thương, tại bệnh viện Pháp Việt   Sài gòn. Trong điện thư đầu tiên gửi Việt Báo, bác sĩ Phương gọi giải thưởng Viết Về Nước Mỹ   là “một cơ hội tuyệt vời để những người Việt trong nước
Kim đồng hồ chỉ hơn 12 giờ đêm mà khu vực sòng bài casino vẫn tấp nập người ra kẻ vô không ngớt. Bộ mặt sinh hoạt đỏ đen về khuya lại càng rộn ràng hơn. Người ta đến đây để đi tìm may rủi, hay nói theo kiểu người dân lao động là để giải quyết buồn chán mệt nhọc của những ngày làm lụng vất vả.
Bao nhiêu đạo sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ và thi sĩ đã ca ngợi tấm lòng của những bà mẹ Việt Nam . Trước và sau biến cố 1975, từ Bắc vào Nam , họ đều tỏ lòng quý trọng những bà mẹ Việt Nam . Nào là mẹ hiền, mẹ đảm đang, mẹ chung tình..v..v... Tùy theo không gian và thời gian, việc tôn kính người mẹ Việt Nam
Phải ba tuần lễ sau khi dọn đến nhà mới chúng tôi mới có giường ngủ và bàn ghế, tủ kệ. Thật đúng câu mà tôi vẫn thường nghe người ta nói, "một lần dọn nhà bằng ba đám cháy". Cái gì các con tôi cũng muốn bỏ, muốn cho, vì "những thứ đó không thích hợp với căn nhà"! Tôi để mặc cho hai con chọn lựa đồ đạc theo ý chúng
Hơn 20 năm trước, trong cuộc chạy trốn từ Bắc vô Nam, người dân có nhiều thì giờ để quyết định; có sự trợ giúp của các tôn giáo, các tổ chức chính trị và các phương tiện chuyên chở của ngoại quốc. Giờ đây, cuộc di tản tuy quyết liệt nhưng âm thầm, bưng bít. Cha Hạnh nắm bắt được tình hình đen tối của miền Nam
Tháng Tư 1975, khi con cái lôi cha mẹ di tản, ông mới 45 tuổi, lòng còn lưu luyến cô bồ trẻ. Tháng Tư 2006, thành ông cụ goá 76 tuổi, cụ được con cái thu xếp cho về Việt Nam xem mặt vợ, một cô còn trẻ hơn cô bồ năm xưa. Đó là Chuyện Tháng Tư của Nguyễn Hữu Thời, một tác giả quen thuộc của Viết Về Nước Mỹ
Tác giả, theo bài viết cho biết, có học vị tiến sĩ vật lý, tại Hungary, thuộc viện khoa học Việt Nam, nguyên trưởng phòng nghiên cứu vật lý hạt nhân, từng đại diện VN ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử năng quốc tế (International Atomic Energy Agency) cộng tác nghiên cứu các phản ứng tổng hợp
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005, "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính” vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005- "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính”- vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Nhạc sĩ Cung Tiến