Hôm nay,  

Memorial Day 2011: Đóa Hồng Bạch

30/05/201100:00:00(Xem: 160112)

Memorial Day 2011: Đóa Hồng Bạch

Tác giả: Nhất Chi Mai
Bài số 3190-12-28490vb2300511

Bút hiệu của tác giả và danh tính nhân vật đều mang tên loài hoa. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nhất Chi Mai cũng là bó hoa tinh thần tưởng niệm một nữ sĩ quan gốc Việt. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết .

***
Máy bay của Nữ Trung uý Sen bị trúng đạn, bốc cháy ở Iraq. Tôi chưa từng gặp cô, nhưng khi nào tìm đến được mộ cô ở Nghĩa trang Quốc Gia tôi sẽ đem theo bó hoa hồng trắng để đặt lên mộ bia khắc tên cô, còn anh sẽ thắp nhang cho Sen. Từ ngày quen và yêu nhau tôi và anh đã nói với nhau về điều ấy. khi anh kể cho tôi nghe những chuyện tình của anh và anh đã kể mãi về cô.
Ngày ấy anh là một sĩ quan sửa máy bay. Anh làm trong Quân đội - Department of Defence. Sen là một Trung úy Sĩ quan. Cô mang tên một loài hoa thơm đẹp không vướng bùn dù mọc lên từ bùn.
-Cô ấy là trẻ mồ côi , sao cô ấy lại chọn theo nghiệp lính hả anh"
Những khi nghĩ giải lao sau những giờ huấn luyện cho lính, cô ấy lại gặp anh ở chỗ anh đang kiểm tra, sửa chữa máy móc của máy bay. Hai người hút thuốc và trò chuyện, anh là một trong rất ít người Việt nam làm ở đó.
Khi nghe Sen gọi: Tâm ơi xuống đây hút thuốc với em nè, anh lại leo từ trên cao xuống. Nhiều khi phải leo lên những chiếc cần cẩu cao để gỡ các đinh ốc lớn của máy bay. Có khi chui xuống nằm dưới máy bay để thay nhớt. Đó là nghề gian nan, học cực mà ra làm cũng cực. Phi trường trời nắng chói chang, lóa cả mắt,nóng hầm hập vì đường bay rộng lớn không có nhà hay bóng cây mà. Phi cơ dù là cho Chiến đấu hay Dân Dụng khi đáp xuống đều cần kiểm tra máy móc , tiếp thêm nhiên liệu.
Những khi ấy những người thợ máy hay Aircraft Technicians phải đến khẩn trương làm việc kiểm tra cho kịp giờ máy bay cất cánh chuyến khác. Có khi sửa xong trời mùa hè nóng quá người ta phải dội cả một thùng nước từ đầu xuống mình. Làm cho Quân đội khi có lệnh gọi tới một căn cứ nào người thợ máy bay phải lái xe đem theo một thùng đồ nghề to tướng đủ dụng cụ mà sửa. Các căn cứ ở rừng xa ,nơi vắng vẻ, khi chưa đến căn cứ phải nghỉ giữa đường phải ngủ trong xe ,thắp đèn cầy lên cho đỡ thêm cảm giác ấm áp đêm mùa Đông lạnh đó em.
-Nghề vất vả sao anh chọn"
-Vì anh mê máy bay từ nhỏ. Người học nghề Kỹ thuật viên máy bay cũng học lái để hiểu biết cách vận hành của các bộ phận máy móc trong khoang lái , và chỉ có lái chạy trên phi đạo chứ không cất cánh bay lên.
-Chà em nhìn vào cái buồng lái , eo ơi đủ thứ đồng hồ phức tạp thật. Anh hay thiệt đó.

Cô Sen là một sĩ quan rất nghiêm khắc. Cô bắt lính tập dượt rất căng, luyện tập rất dữ dội, phạt nặng nếu lính không đạt được hay bị lỗi gì.
Cô ấy và anh thương nhau. Có lúc anh bảo Sen
- Em đừng quá khó khăn, quá siết lính coi chừng ra trận người ta thù em ạ. Không hiểu sao anh lại khuyên Sen như thế...
Hai người có lúc đã tìm đến nhau ở ngoài khu Sĩ quan Quân đội. Nhưng cô ấy vẫn rất trong sáng. Lúc biết cô sắp sang Iraq anh đã đề nghị cô hãy yêu nhau, có bầu, cô sẽ được ở lại đây không đi chiến trường. Anh sợ mất cô!
-Em là người chỉ huy không thể bỏ lính của mình mà ở nhà. Sen muốn có đám cưới rồi mới yêu đương ân ái... Nhưng điều kiện chưa thể cưới ngay. Anh đợi Sen ở chiến trường về nhen.
Anh yêu cô nhưng không thể làm gì khác được, anh tôn trọng ý muốn của cô.
Cuộc đời đôi khi thật éo le, tôi nghĩ, một bên là Danh dự Nghĩa vụ với Đất nước, một bên là tình yêu cá nhân. Và cô ấy đã chọn Tổ quốc- Danh dự. Anh đã nói gở, anh đã linh cảm mà không dám làm gì để giữ được người yêu..."
Rồi họ chia ly, cô ấy phải bay đi chiến trường Irắc… Và rồi máy bay của Trung úy Sen bị trúng đạn bốc cháy!
Tin dữ bay về anh như chết ngất! Anh là người yêu nồng nàn, rất tình cảm mà không giữ được người anh yêu. Kể lại cho tôi nghe anh khóc, lần nào cũng vậy. Mấy năm sau anh vẫn còn nhắc nhớ tới chuyện đó, rất đau khổ và dằn vặt chính mình. Sao lúc ấy anh không yêu - chiếm đoạt Sen rồi mình ra sao thì ra, nếu anh bị đuổi khỏi chỗ làm bị kỷ luật Quân đội, nếu cô ấy bị kỷ luật, cũng được nhưng còn có nhau và cô ấy vẫn còn sống...
Một bên là những gì to tát danh dự, còn một bên là hạnh phúc tình yêu có chút ích kỷ tính toán của con người. Anh bảo tôi, anh và cô ấy quyết định ra sao, đúng hay sai, em nói đi"
- Thật là khó nói anh à, tôi chép miệng thở dài; đành an ủi anh theo quan niệm nhà Phật, thôi không duyên nợ với nhau, số phận cuộc đời đã ngắn ngủi ...
Nếu một ngày nào đó đến trước mộ cô tôi sẽ đặt lên đó những đóa hoa hồng bạch đẹp nhất. Tình yêu của họ như đóa hồng trinh bạch ngát hương , trong trắng và tuyệt đẹp!
Cuộc đời cô ấy đã sống như tên của cô mang. Những khi nhìn hình ảnh bông hoa sen hay một đầm sen ở Việt nam tôi lại hình dung nhớ về cô -một người con gái Việt nam: một Sĩ quan đã hi sinh cho nước Mỹ. Những cánh hoa xinh đẹp sáng rực trong nắng lung linh trong tâm trí tôi. Hương thơm sen thanh khiết, ngọt ngào tỏa đọng mãi trong lòng anh, trong lòng tôi và những người thương mến cô.
Nhất Chi Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,195,969
Tôi chầm chậm đậu xe vào cái chỗ quen thuộc của tôi mỗi sáng chủ nhật, đó là một mảng lề thoai thoải giữa chừng con dốc, được thêu vá bởi màu sắc hoa Vàng Anh và cỏ dại. Bên kia là một cái park rộng thênh thang với những nhánh thông xanh nếu nhìn một lần sẽ không rõ là thiên nhiên hay là tranh vẽ,
Anh đã từng ghé lại Câu Lạc Bộ, Anh nói chuyện với anh em với tất cả hào khí của người lính! Anh khẳng định: Sống là chiến đấu, là chấp nhận thử thách! Đôi khi đời không yêu ta, ta cũng phải há mồm cắn vào nó, ghì chặt nó, như xích của tank cạp lấy mặt đường, bùn lầy
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương Xưa”, kể chuyện gặp gỡ
Tôi cởi tung quân phục, xếp gọn gàng lại, đặt trên đầu giường. Tôi nhìn đôi lon trung úy lần cuối. Nhìn chiến hạm lần cuối. Nhìn những bậc thang lên đài chỉ huy, như đưa tôi lên đài danh vọng thuở nào. Nhìn những bậc thang dẫn xuống hầm tàu, dẫn xuống lòng nước - như chôn vùi tuổi tên, chôn vùi cả một cuộc đời
Đào Như là bút hiệu của   Bác sĩ Đào Trọng Thể, tác giả đã được trao tặng giải Viết Về Nước Mỹ 2005,   "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính.” Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận Cam . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Cường đang đọc lại cuốn sách "Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê mang từ Việt Nam qua Mỹ bỏ nằm ụ trên kệ sách mấy năm rồi mà không có thì giờ rảnh rỗi để nghiền ngẫm.   Hôm nay nhân ngày lễ, ông lấy được một tuần lễ Vacation đầu tiên sau bao năm lận đận với công việc
Nhạc sĩ Cung Tiến