Hôm nay,  

Tôi Yêu Nhạc Đồng Quê Của Mỹ

30/05/201100:00:00(Xem: 207856)

Tôi Yêu Nhạc Đồng Quê Của Mỹ

Tác giả: Vành Khuyên
Bài số 3191-12-28491vb2300511

Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Khi mới nhập cư, mỗi lần tình cờ nghe loại nhạc đồng quê của Mỹ, tôi có cảm giác ngộ ngộ. Ngộ như những dịp tình cờ nghe một số ca sĩ không chuyên cất giọng ca cải lương mà luyến láy không đúng chỗ nghe không sướng cái lỗ tai như ca sĩ chuyên nghiệp hát vậy. Nhạc đồng quê của Mỹ vẫn lớn mạnh, vẫn có người yêu thích, con số người nghe và dĩa nhạc đồng quê từ những ca sĩ có hạng và ca sĩ mới ra lò hay mới nổi tiếng vẫn bán chạy như tôm tươi.
Những ca sĩ nhạc đồng quê cũ vẫn còn sức thu hút với những người yêu thích thời của họ và lớn lên cùng những bài hát họ thể hiện. Gần đây chương trình thần tượng âm nhạc trao giải cho nữ ca sĩ nhạc đồng quê Carrie Underwood và năm nay trao cho nam ca sĩ nhạc đồng quê trẻ nhất trong lịch sử Mỹ đoạt giải Scotty. Điều đó tạo sự chú ý trong tôi rất nhiều. Hai năm trước đây, tại chương trình American Got Talent một ca sĩ nhạc đồng quê không chuyên khác cũng thắng giải. Những bài ông đã hát dự thi hoàn toàn thuyết phục tôi. Họ giải bày thẳng từ trái tim, hát từ tấm lòng và từ sự chân thành của một con người.
Thật sự khi tới tiệm bán dĩa nhạc, bạn đi một vòng theo thứ tự a, b, c thì ABBA, Karen Capenters và cùng lắm là Jennifer Lopez đập vào mắt bạn. Nếu không phải quen thuộc từ thời bạn sống thì ít nhất trên tất cả các mạng truyền thông ở đâu cũng giới thiệu và ca ngợi người ca sĩ đó hoặc là đẹp nhất hoặc là bài hát đứng đầu bảng xếp hạng thì bạn mới để ý.
Tôi thì hay để ý tới ca từ. Những ca sĩ vừa sáng tác vừa thể hiện bài hát của họ thành công là con số ca sĩ đứng đầu bảng xếp hạng lâu nhất. Tôi thường bấm bụng bỏ tiền ra mua những đĩa nhạc như vậy vì hy vọng học thêm được chút vốn liếng tiếng Anh thực thụ. Nhạc đồng quê với ca từ chân chất cho tôi được sự thú vị đó.
Có nhiều lý do khiến tôi thích nhạc đồng quê, họ có gì nói đó, thích sao nói vậy, không thích nói luôn, họ diễn tả những điều mà nếu không sống đời sống bộc bạch như họ bạn không dám nói. Điều đó chỉ là bí mật cuộc đời bạn nhưng nó lại giản dị và dễ nói vô cùng như họ đem biểu lộ cảm giác khó nói đó vào nhạc đồng quê vậy. Có rất nhiều bài đã được ca sĩ các dòng nhạc khác hát bạn nghe rất bình thường, nhưng khi được các ca sĩ nhạc đồng quê thể hiện bạn lại nghe ra những điều khác mà bạn đã không tìm thấy được qua sự thể hiện của những người trước đó.

Tự nhiên tôi chợt muốn đem so sánh cảm giác tôi nghe cải lương hay dân ca ở Việt Nam so sánh với cảm giác sâu lắng khi nghe nhạc đồng quê nơi đây. Mỗi trưa ở Việt nam, những ngày tôi còn tại quê nhà, trưa nào tôi cũng chờ nhà hàng xóm mở chương trình dân ca, nhạc cổ mà nghe. Nghe sướng cái lỗ tai vô cùng. Nhạc dân ca và cải lương Việt nam với từng giai điệu độc đáo đã nuôi con người Việt Nam trong tôi lớn lên, tạo nền tảng và nguồn gốc thật vững chắc cho tôi hiểu tôi là ai, từ đâu tới đây trong cuộc đời này. Tôi không bao giờ quên những buổi trưa đó. Giờ có nằm lim dim trên võng nơi đây, tôi vẫn nhớ rõ như in từng cảm giác thực thụ tôi đã có trước đây dù đã hơn 20 năm xa cách.
Còn nơi đây tôi yêu Kenny Rogers, Tim McGraw, Shania Twain, Patsy Cline, Donna Fargo .... với những bài hát rất gần gũi với tình cảm và cảm giác tôi từng trải qua trong đời sống nhập cư, học hỏi và tìm hiểu văn hóa và sống thực trong đời sống văn hóa mà nếu bạn có hỏi tôi có thích nó 5 năm trước đây hay không, tôi sẽ nói không vì tôi hoàn toàn không hiểu và không thể tìm ra sự gần gũi và đồng cảm với loại nhạc này được.
Đời sống đối với tôi rất đơn giản, nếu có phức tạp, tôi sẽ tìm ra cách nhìn ra nó đơn giản để giải quyết và sống tiếp vì điều đó là thực chất của đời sống. Chỉ có con người muốn và cố tình làm cho nó phức tạp để phục vụ lợi ích nào đó của họ mà thôi.
Có những điều chưa bao giờ bạn quen thuộc mà một ngày nào đó tự nhiên nó trở nên quen thuộc với bạn tới không ngờ. Bạn cũng không hiểu tại sao, bạn thầm ước có nó mỗi ngày, để được nghe, được chia xẻ, được nói dùm bạn những điều bạn nghĩ mà bạn đã không có ai để được nói, được chia xẻ với.
Đời sống có những điều thật thú vị. Nhạc đồng quê của Mỹ đã tạo cho tôi sự thú vị đó và tôi vẫn còn ngạc nhiên vô cùng vì sự thú vị này của mình.
Tôi từng chia xẻ không dám bỏ tới cả 15 đồng để mua một cái dress thật đẹp. Điều đó cũng làm đẹp cuộc đời. Nhưng tôi dám bỏ cả gấp đôi, gấp ba số tiền không dám bỏ mua quần áo để mua nhạc đồng quê của Mỹ. Bạn biết không, vì số tiền này nó làm phong phú một ngày làm việc của tôi, giúp ngày của tôi qua nhanh hơn. Tôi thấy như chính tôi sống với bài hát, sống với cảm giác mà những người ca sĩ nhạc đồng quê đã tạo cho tôi. Tôi trở lại với đời sống riêng của mình đầy đủ và bản sắc hơn trong cái nguồn gốc tôi mang theo tới đây. Tôi hiểu được từ cái nguồn đó đã tạo cho tôi bản lĩnh để giúp tôi hiểu được sự thể hiện của nét nghệ thuật và văn hóa khác như hiểu và yêu nhạc đồng quê của Mỹ.
Đời sống của một người nhập cư ban đầu buồn và cô quạnh bao nhiêu, qua năm tháng tôi tìm ra sự hài hoà và sự hội nhập đã làm cho tôi thấy yêu đời hơn rất nhiều.
Trong đời sống bạn tìm một chỗ trú theo nghĩa nhà ở, an toàn trong công việc làm, tôi bước một bước cao hơn trên con đường đi tìm chính mình trong tình cảm của tôi với nhạc đồng quê của Mỹ.
Hy vọng một ngày nào đó bạn gặp lại tôi, bạn hỏi tôi còn thích nhạc đồng quê của Mỹ hay không, tôi vẫn sẽ nói YES.
Vành Khuyên

Ý kiến bạn đọc
02/06/201118:13:09
Khách
Cam on ban da chia se. Bai viet cua ban rat hay. Hy vong ban se viet them nua ve loai nhac nay.
03/06/201112:08:31
Khách
Bài viết cho khá nhiều nhóm chữ không có trong tự điển VN: không chuyên, hoàn toàn thuyết phục, "thể hiện bài hát"...
10/07/201100:12:24
Khách
Tôi thấy bài này dùng từ ngữ dể hiểu đâu có gì đâu mà các bạn không bàn luận một các hoà bình với nhau vậy, người ta có quyền thắc mắc, đúng hay sai cũng không sao, tại sao bạn guest trả lời cái kiểu ngang tàng quá, không biết có phải là họ hàng với tác giả không hahaha.
Anyway, bài này tôi thích và cảm thấy có ý nghĩa lắm, cám ơn tác giả chia xẻ
06/06/201118:52:04
Khách
Chi nen dung tu dien moi xuat ban .
Ngon ngu phat trien va duoc cap nhat, chi khong chiu cap nhat la chuyen cua chi chu khong con la chuyen cua tac gia
12/07/201111:54:57
Khách
Thưa Bà
Dễ hiểu hay không là do bà có chịu cập nhật vốn từ hay không.
Tiếng Anh như tiếng Việt, từ ngữ cũng phải học.
Nếu bà dùng chữ ngang tàng, xin cho tôi đổi lại Bất Khuất, phụ nữ Việt Nam ai nói gì cũng nghe, ai nói sai không biết đúng sai cũng sửa thì chết lâu rồi bà ạ.
Tôi tự hào mình là người phụ nữ Việt nam.
Bà là một trong mấy chục vạn người đọc, chỉ có bà nói khó hiểu hay dễ hiểu thì thật tình tự bà có thể nhìn ra được ý kiến của bà là thiểu số.
Bài viết nói lên suy nghĩ và tư tưởng của tác giả.
Tôi là người nghĩ sao nói vậy, thế hệ của tôi dám nghĩ, dám làm và dám nhận.
Xin chúc bà và gia đình nhiều an lành
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,955,476
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách “Viết Về Nước Mỹ tuyển tập VI” sẽ được tổ chức tại Little Saigon vào chiều Chủ Nhật, 27-8-2006. Nhân dịp này, ban điều hành Giải thưởng Việt Báo trân trọng mời quí vị tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ và thân hữu tham dự 2 sinh hoạt đặc biệt:
Không biết tại số phận hẩm hiu hay tại không có duyên nợ, hơn cả nửa đời người hắn vẫn không có được một mảnh tình vắt vai. Sang Mỹ vào cái thuở nam thừa nữ thiếu, đốt đuốc tìm hết cái thành phố lạnh ngắt lạnh ngơ này cũng chỉ có vài ba cô gái Việt nam đếm được trên đầu ngón tay, muốn với tới các
Có lẽ tôi sanh ra dưới một ngôi sao xấu, lại “đầu thai lầm thế kỷ” -nói theo thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đồng thời cũng là một giáo sư văn chương nổi tiếng của trường Chu Văn An. Cuộc sống vốn đã chẳng xuôi chèo mát mái, nên phận tôi phải ba chìm bảy nổi tám cái long đong.... Tôi có Mẹ cũng như không, nên theo Cha sống với Mẹ ghẻ
Biển Dừa là bút hiệu của một kỹ sư 31 tuổi tại Arizona. Tựa đề đầu tiên của bài viết này là “Cái Nóng Tàn Nhẫn,” ghi lại tâm trạng của một người nữ trong trận dịch nóng tháng Bẩy, mong được ai đó “lau dòng nước mắt nóng cho cô bằng chiếc khăn tẩm hơi lạnh.” Nhưng nước mắt mới đó đã bốc hơi mất tiêu, làm sao lau kịp" Hy vọng sau “nước mắt bốc hơi”
Danh tính đầy đủ của tác giả là Khiet M Phan, cư dân cao niên tại San Jose. Nguyên cựu sĩ quan không quân VNCH, cựu tù cộng sản, định cư theo diện H.O., tác giả kể là ông đã có 15 năm ở Mỹ, 12 năm đi làm đóng thuế, bây giờ thì tháng tháng lãnh lương hưu. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là những mảnh hồi ức vui.
Năm mới đến Mỹ (1996), tôi có viết bài "Những Nhận Định Khác Nhau Về Cuộc Sống" đăng trên báo Việt ngữ Sacramento; Nguyên do từ câu nói của một bạn học tại trường Sacramento City College: "Nước Mỹ là Thiên Đường của tuổi thơ; Là Chiến Trường của thanh niên, và là Địa Ngục của người già". Lúc bấy giờ tôi cũng như người
Thảm cảnh đây tiếp sau bao thảm cảnh đã phủ lên dân tộc, nước non này. chưa ngừng ư cuộc nội chiến hôm nay" Để lớp trẻ ngày mai xây dựng lại, những đổ nát, mà cha anh đành bất lực lớp người trí thức phải khoanh tay Đó là lần đầu tiên tôi biết đến Chú Hoành em trai út của Ba, qua những câu thơ chú đề tặng khắc trên bia mộ anh trai
Thật tình tôi không rành chữ nho nhưng tôi được chồng tôi giải thích cho tôi câu trên có nghĩa la "cái xui xẻo không tới một mà nó tới nhiều lần". Đúng là y như vậy đó bà con! Cách đây cỡ một tháng chồng tôi đi làm về vẻ mặt buồn buồn nói với tôi ngay khi vừa bước vào cửa: - Mình có tin buồn em à. Anh bị lây ốp năm học tới!
Hôm thứ Hai, thị trường cổ phần tương đối dậm chân tại chỗ tìm hướng đi sau một tuần bị xuống nhiều, với dầu thô xuống giá vì hy vọng sắp ngừng chiến tranh bên Trung Đông. Về kinh tế, mức sản xuất kỹ nghệ toàn quốc tăng 0.8%
Đó là danh xưng của một anh bạn làm chung hãng với tôi, anh hãnh diện vì anh là con rồng cháu tiên, nhưng anh chỉ dùng tên "con nhà Rồng" xưng cho phái nam mà thôi. Tôi cũng hãnh diện vì tôi tuy là khác giống nhưng chung một giàn. Bài nầy tôi muốn viết về một vài cá tánh của các vị “con nhà rồng” làm chung với tôi mà thôi.
Nhạc sĩ Cung Tiến