Hôm nay,  

SỨC MẠNH CỦA MỘT BÀI THƠ

31/08/201100:00:00(Xem: 106269)

SỨC MẠNH CỦA MỘT BÀI THƠ

Tác giả: Đức Hùng

Bài số: 3341-12-28564vb3083011

Tác giả tên thật là Lê Khánh Long. Định cư tại Mỹ từ năm 2008 và hiện nay ông đang sống ở Vancouver, tiểu bang Washington. Ông viết bài này từ đầu năm tháng Hai năm 2011 và mới gửi tham dự giải thưởng Viết Về Nước Mỹ vào cuối tháng Tám này. 

***

Tặng những Nahal ngày xưa: NVD, NTC, NKP, PTC, ĐTH & NMH

Tặng các con.

Đã bắt đầu bước vào ngày đầu tiên của tháng 2 năm 2011, mười hai tháng của năm đã qua đi hết một, và một vài ngày nữa là bắt đầu năm Âm lịch của người Việt khắp nơi trên thế giới. Sàigòn nghe chừng đã rộn ràng lắm. Đường hoa, đường sách đã mở. Bánh chưng, bánh tét đã được vớt ra nóng hổi để bày lên bàn thờ chuẩn bị đón Ông Bà. Nhà cửa đã được bày biện trang hoàng. Những chuyến bay đưa vài người quen vừa về đến phi trường Tân Sơn Nhất và mọi người vội vã ra xe về quê, về nhà. Vào thời gian như thế, ngồi một mình trong căn phòng lành lạnh giữa mùa Đông xứ người, ngẫm lại cuộc đời mình của những năm tháng qua buồn bã, tôi đã may mắn đọc được bài thơ của Samuel Ullman. Bài thơ có tựa đề là Youth.

Tôi viết là "may mắn" vì khi đã bước vào tuổi 53, tôi mới bắt đầu cho một cuộc đời mới. Khi quyết định đưa cả gia đình sang Mỹ sinh sống, tôi đã nhận bao nhiêu là lời "sỉ vả" và bĩu môi chê trách. Đi vào lúc "xế chiều", lấy gì mà ăn. Tôi mỉm cười tự trào: Không phải là xế chiều mà là chập choạng tối. Gần 3 năm qua, tôi chưa được một ngày bình an trong tâm hồn. Tôi căng mình ra để hòa nhập vào cuộc sống mới với nhiều thất vọng hơn là được. Chính vào lúc này, khi tinh thần tôi "down" rất thấp thì đọc được bài thơ này.

Tôi chép lại nguyên bản tiếng Anh để các bạn cùng đọc.

YOUTH

By Samuel Ullman (1840 1924)

Youth is not a time of life; it is a state of mind; it is not a matter of rosy cheeks, red lips and supple knees; it is a matter of the will, a quality of the imagination, a vigor of the emotions; it is the freshness of the deep springs of life.

Youth means a temperamental predominance of courage over timidity of the appetite, for adventure over the love of ease. This often exists in a man of sixty more than a boy of twenty. Nobody grows old merely by a number of years. We grow old by deserting our ideals.

Years may wrinkle the skin, but to give up enthusiasm wrinkles the soul. Worry, fear, self-distrust bows the heart and turns the spirit back to dust.

Whether sixty or sixteen, there is in every human being's heart the lure of wonder, the unfailing child-like appetite of what's next, and the joy of the game of living. In the center of your heart and my heart there is a wireless station; so long as it receives messages of beauty, hope, cheer, courage and power from men and from the Infinite, so long are you young.

When the aerials are down, and your spirit is covered with snows of cynicism and the ice of pessimism, then you are grow old, even at twenty, but as long as your aerials are up, to catch the waves of optimism, there is hope you may die young at eighty.

***

Tôi cũng cố làm một việc gọi là chuyển ý bài thơ nhưng cũng phải mượn ý tưởng nhiều người nên đưa ra đây để các bạn tham khảo và nếu có trùng ý thì cũng xin phép gọi là chia xẻ để cùng thưởng thức.

TRẺ

Tác giả Samuel Ullman (1840 1924)

Trẻ không phải là thời gian của đời sống, mà là trạng thái của tinh thần. Trẻ không phải là má hồng, môi thắm, đầu gối dẻo, mà là vấn đề của Ý Thức, là kết quả của Sức Tưởng Tượng, là sức mạnh của Cảm Xúc. Trẻ là sự tươi mát của Suối Xuân Đời.

Trẻ có nghĩa là sự ngự trị của Can Đảm trên sự e ngại của lòng khao khát, sự ngự trị của Mạo Hiểm trên sự yêu thích nhàn nhã. Điều này thường đến với người ở tuổi sáu mươi hơn với người ở tuổi hai mươi. Không ai già chỉ vì số tuổi. Ta già đi vì nhẫn tâm từ bỏ những Lý Tưởng của chúng ta.

Năm tháng có thể làm làn da ta nhăn nheo, nhưng từ bỏ Niềm Hứng Khởi làm hồn ta héo tàn.

Lo Sợ, Không Tự Tin làm tim ta chùng xuống, làm thần thức ta trở về cát bụi.

Cho dù sáu mươi hay mười sáu tuổi, trong tim của mỗi người có sự mời gọi của Điều Kỳ Diệu, có sự háo hức thơ trẻ muốn biết có gì sắp đến, và niềm vui của Trò Chơi Cuộc Sống. Trong trái tim của bạn, trái tim của tôi, có một trạm vô tuyến; khi nào nó còn nhận những tin Đẹp, Hy Vọng, Lời Ngợi Ca, Lòng Can Đảm và Sức Mạnh từ Con Người và Sự Vô Hạn, khi đó ta còn trẻ.

Khi những cột thu tín hiệu ngã xuống, khi tinh thần bạn bị bao phủ bằng tuyết Hoài Nghi, bằng đá Bi Quan, đó là lúc bạn già dù khi đó bạn hai mươi tuổi, nhưng khi những cột thu tín hiệu của bạn vẫn dương cao, để bắt những âm ba Hỷ Lạc, có hy vọng bạn chết trẻ năm tám mươi tuổi.

***

Tôi không biết nguyên do sự ra đời của bài thơ, chỉ biết Samuel viết những lời tuyệt vời này khi đã gần chết "trẻ". Nhiều năm sau, Đại tướng Tư lệnh Tối cao của quân Đồng minh tại Nhật Bản, General Douglas MacArthur, đã yêu thích bài thơ đến mức độ viết nó lại, đóng khung và treo trên tường văn phòng của ông ta tại Tokyovà mỗi khi đọc diễn văn ông thường dẫn chứng từ bài thơ. Bài thơ đã được Ông Đại tướng nhắc nhiều đến nỗi người dân Nhật đã tò mò tìm hiểu bài thơ và với cả tác giả. Bài thơ được biết đến nhiều ở Nhật Bản hơn là ở Hoa Kỳ nhất là khi được dịch và phổ biến bằng tiếng Nhật và đã là một động lực to lớn cho người dân Nhật cống hiến vì sự phục hưng của nước Nhật. Năm 1994, Hội Nhật-Mỹ đã xây dựng bảo tàng Samuel Ullman ngay nơi ông từng sinh sống và đóng góp rất nhiều cho các hoạt động tôn giáo, giáo dục và đời sống của công đồng tại thành phố Birmingham, tiểu bang Alabama.

Đọc bài thơ khiến tôi phấn khởi và lạc quan trở lại. Tôi hoạch định lại cho những năm tháng sắp tới. Nước Mỹ vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn hy vọng mình sẽ làm được nhiều điều tốt hơn nữa dù chỉ cho chính cuộc đời mình. Tôi đang nhìn thấy những đứa con tôi ngày một phát triển tốt trên đường học vấn và tương lai chúng chắc chắn sẽ tươi sáng hơn cuộc đời cha mẹ chúng nó vốn đã tối tăm 40 năm qua. Đối với những người ở tuổi như tôi, thời gian 40 năm qua chính là tuổi trẻ. Tuổi trẻ của cá nhân tôi và tuổi trẻ của cả thế hệ Việt Nam. Những ngày tháng đen tối đã không cho thế hệ chúng tôi hưởng thanh xuân và sự lên ngôi của "kẻ chiến thắng" đã tiêu diệt toàn bộ sinh lực của Việt Nam. Riêng tại miền Nam, do sự phân biệt phi nhân tính qua hình thức đánh giá con người bằng lý lịch, biết bao nhiêu thanh niên không được tiếp tục học, tài năng hoang phí, trở thành kẻ thất nghiệp hoặc làm những việc không phù hợp, trở thành nông dân, tù tội, chết trong trại tù mang danh "cải tạo", vì vượt biên đường biển, đường bộ . . .

Tôi đã già bởi năm tháng nhưng như được trẻ lại trong tâm hồn. Những sợi tóc bạc trắng chỉ sau hai năm đã lấn át những sợi tóc đen. Làn da nhăn nheo hơn và những vết đốm đồi mồi ngày mọc càng nhiều. Tôi nhận ra sự thải lọc về tuổi tác khi đi tìm việc, sự từ chối không thành lời ẩn dưới những nụ cười khích lệ. Tôi tự nhủ mình phải luôn hy vọng. Phải can đảm và phải luôn có những ý tưởng mới. Tôi đi học lại để có một nghề mới và để được chấp nhận trong xã hội này và để làm tấm gương cho các con tôi soi vào và tự chúng nó sẽ hiểu được sự kỳ diệu của một tâm hồn trẻ. "Cho dù sáu mươi hay mười sáu tuổi, trong tim của mỗi người có sự mời gọi của Điều Kỳ Diệu, có sự háo hức thơ trẻ muốn biết có gì sắp đến, và niềm vui của Trò Chơi Cuộc Sống." Tôi đang nỗ lực để biết được "the joy of the game of living".

"Không ai già chỉ vì số tuổi. Ta già đi vì nhẫn tâm từ bỏ những Lý Tưởng của chúng ta.". Câu viết thần kỳ này khiến tôi như được an ủi và tâm hồn phấn chấn trở lại. Tháng Tư đen, tôi đã bị đứt ngang trên bước đường học vấn đại học. Tôi đã một lần gắng quay lại giảng đường nhưng rồi đau đớn nhận ra những gì mình nhận được từ nền giáo dục đó là "què cụt", "vô tác dụng". Hôm nay, trên xứ sở này sự học luôn được khuyến khích bất kể bạn bao nhiêu tuổi. Nó không chỉ giúp đầu óc chúng ta mở mang kiến thức mà còn giúp cuộc sống chúng ta tốt đẹp hơn.

Ngày xưa, khi còn là học sinh trung học, tôi và 6 đứa bạn chọn đặt tên cho nhóm là Nahal (Viết tắt từ Noar Halutzi Lohem), trong tiếng Anh có nghĩa là Fighting Pioneer Youth và tạm dịch sang tiếng Việt là Tuổi trẻ Tiên phong Chiến đấu, mang ý nghĩa dấn thân cho đất nước. Nay sau ngần ấy năm, được nuôi dưỡng lại cũng bằng bài thơ tuổi trẻ, tôi mở lòng ra trong ngày đầu năm cũng như cố gắng sống với tinh thần bài thơ.

Đức Hùng

Ý kiến bạn đọc
31/08/201115:22:01
Khách
Ban dich that hay va chinh xac,bai viet rat nhieu y nghia ,cam on tac gia
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,075,837
Trong chuyến viếng thăm tiểu bang Utah, tôi được gia đình con tôi đưa đi thăm hầu hết các thắng cảnh nơi đây. Thủ phủ của tiểu bang là Salt Lake City. Cái hồ nước mặn rộng mênh mông nằm trên vùng đất có cao độ hàng ngàn bộ cách mặt biển.Một kỳ công của Thượng Đế đã ưu đãi cho vùng đất cao nguyên này. Utah còn là Thánh địa
Chiều qua, em điện thọai hỏi chị ngày Father s Day năm nay gia đình chị dự định đi nghỉ ở đâu. Chị chưa kịp trả lời em thì đường dây bên kia có người gọi đến, chị xin lỗi tạm "hold" và khi nói chuyện lại với em thì máy đã cúp. Có lẽ em vội đi đâu, chờ lâu không được. Em có biết ai gọi chị hôm qua
Tôi có hai người bạn: Khang và Dũng. Tôi biết Khang vào một ngày mùa Hạ trong chương trình Chiều Vui Đại Học tại Sàigòn. Lúc đó Khang đang là sinh viên Luật khoa. Hiền hoà và ít nói, Khang thỉnh thoảng đến nhà tôi. Thường chúng tôi gặp nhau ở quán cóc. Cái thuở tuổi xanh còn nhiều ước vọng. Khang nói sau nầy nhất định
Vào dịp lễ giáng sinh, khoảng 5 giờ chiều trời đã tối, tôi và đứa cháu gái xếp hàng trong chợ bán thực phẩm chờ trả tiền. Chợ đông nghẹt, hai bà cháu tôi đứng cuối nên hơn nửa tiếng mới thanh toán xong. Cháu đẩy xe đi trước, tôi đi sau, bỗng có tiếng gọi: - Bác ơi, cho con hỏi một chút được không" Ngoảnh nhìn lại phía sau
Nước Mỹ nơi mang đến cho những người nhập cư một khái niệm "Tự Do" đầy nhân bản, cũng là nơi có quá nhiều thử thách trước nhu cầu "hội nhập", một yếu tố quyết định để xây dựng cuộc sống mới trên Xứ Cờ Hoa. Người Việt mình không nằm ngoài quy luật ấy. Tôi đã nghe ai đó nói... Nước Mỹ tựa như một lò luyện, nó có thể nấu chảy
Chiều nay, Đính vừa mở computer thì nhận được điện thư của Thăng, người em họ cho biết tin vắn tắt "Chú Tư bị ung thư gan thời kỳ thứ ba chắc khó qua khỏi, anh làm ơn nhắn cho chị Hoàng và anh Hân biết dùm em, số điện thoại của chú ấy là. ." Đính tự nhiên thấy một niềm bồi hồi lo âu xâm chiếm lấy tâm hồn anh vốn đang
Từ Little Saigon lâu nay vẫn có những chuyến xe bus đón khách đi "Tour Casino." Trước đây, xe đón tại khu chợ ABC và chợ Bến Thành, trên đường Bolsa. Nay thì hàng ngày ở ngã ba đường Bishop và Moran, thuộc thành phố Westminster. Xe này cũng rước các người đi Casino (đánh bạc) từ Los Angeles đa số là đồng bào người Việt
Chiều nay, Đính vừa mở computer thì nhận được điện thư của Thăng, người em họ cho biết tin vắn tắt "Chú Tư bị ung thư gan thời kỳ thứ ba chắc khó qua khỏi, anh làm ơn nhắn cho chị Hoàng và anh Hân biết dùm em, số điện thoại của chú ấy là. ." Đính tự nhiên thấy một niềm bồi hồi lo âu xâm chiếm lấy tâm hồn anh vốn đang
Cali đi dễ khó về Trai đi có vợ, gái về có con Khi phổ biến hai câu thơ trên, chắc người ta chỉ có ý rằng (") Cali là đất tốt để dừng chân, sinh sống, lập nghiệp. Không nơi nào trên đất Mỹ có khí hậu dễ chịu như ở Cali, rất thích hợp cho người lớn tuổi. Hơn thế nữa, Cali còn có những khu thương mại được mệnh danh là Saigon Nhỏ
Đang lang thang "ngắm tủ kính" trong khu Phước Lộc Thọ như một người "Di Tản Buồn", Linh giật bắn người khi bị một người vỗ mạnh vào vai. Linh quay lại nhìn với khuôn mặt đằng đằng sát khí thì nhìn thấy ngay một khuôn mặt nham nhở vừa cười vừa nói: - Chị Linh! Nhớ em hông" Hoàng nè! Hoàng hồi xưa ở bên Baton Rouge
Nhạc sĩ Cung Tiến