Hôm nay,  

Đám Cưới

11/09/201100:00:00(Xem: 122171)

Đám Cưới

Tác giả: N. Tâm Tâm Dalat 
Bài số 3353-12-28563vb891111

Tác giả tự sơ lược tiểu sử: sinh ra và lớn lên ở Đà lạt, cựu học sinh trường Bùi Thị Xuân, đã từng đi dạy học. Qua Mỹ hai mươi năm, từng làm nhiều nghề trên đất Mỹ: giữ trẻ, làm lặt vặt trong nhà hàng, làm móng tay....rất yêu mến quê hương thứ hai này. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của cô.

***

- Mina ơi xích ra cho em nhìn một tí!.
Mina đẩy Carolyn ra phía sau rồi nhón mình nhìn ra khung cửa sổ.
- Lyn cao hơn Mina mà! Ráng đứng sau vậy nhá!
Carolyn lẩm bẩm:
- Ngay đến giờ, cũng không chịu nhường mình nữa! Thiệt là...
Mina là chị gái của Carolyn. Cô đi lấy chồng xa, hôm nay về dự đám cưới của em.
Không phải chỉ hai cô mà cả hàng mấy mươi cặp mắt đang mở to nhìn qua cửa sổ. Phái đoàn nhà trai đang từ từ bước vào sân để đón dâu. Carolyn tay cầm áo dài cưới thắt chéo hai vạt áo lại với nhau. Mặt tươi cười. Cô nhón cao chân cố sức len đám đông nhìn ra ngoài. Miệng không ngừng lên tiếng:
- Cho Lyn nhìn một chút đi! Cho Lyn nhìn một chút đi mà!
Thu nhìn hoạt cảnh ấy không khỏi buồn cười: “Lấy chồng rồi mà con bé còn trẻ con thật!”.
Dì Ba vừa từ phòng ăn lên, kéo Carolyn ra khỏi đám đông.
- Dì tưởng con đang ở trên lầu sửa soạn đợi đàng trai đến. Ai ngờ còn đứng đây. Nhanh lên chứ!.
Không đợi cô bé trả lời, bà vội kéo Carolyn lên lầu. Cô bé tháo hai vạt áo ra, vừa đi vừa làm điệu phe phẩy tà áo trước trông thật hồn nhiên rồi nhanh chân chạy lên lầu.
“ Tách!... Tách!... Đùng!...” Pháo nổ rộn vang. Phe nhà gái dồn ra phía cửa chính và cửa sổ. Thu cũng nhanh chân đến nép một bên cánh cửa chính đang mở rộng nhìn ra ngoài. Hình như tất cả mọi người đều yên lặng, lắng nghe âm thanh dòn dã của tiếng pháo nổ. Cảm nhận được hương pháo cưới. Lòng rộn rã reo vui nhớ lại những đám cưới thuở xưa, những đám cưới hồi thanh bình trên quê hương yêu dấu.
“Tách!....Tách!...”Thỉnh thoảng gặp cây pháo tống. Pháo nổ “đùng” bắn xác pháo tung cao... rồi rải hồng trên thảm cỏ màu xanh mượt mà trước sân, trông thật đẹp.
Hai phong pháo, mỗi phong dài dễ hơn mười thước, được mấy cậu em họ của cô dâu chuẩn bị từ ngày qua. Pháo được treo trên hai thanh gỗ dài. Phần trên được đóng với một thanh gỗ chéo ngang. Hai cây treo pháo được đóng sâu xuống sân. Sáng nay mấy cậu dậy sớm mang pháo treo lên thanh gỗ. Để đám cưới có được khung cảnh xưa “ngày vui pháo cưới rộn ràng”, gia đình phải xin phép và được sự chấp thuận của thành phố từ mấy tháng trước mới được đốt pháo. Khá lâu rồi, đây là lần đầu tiên kể từ ngày đến Mỹ, Thu mới được nghe lại tiếng pháo. Tiếng pháo nổ làm Thu xốn xang nhớ. Nhớ nhà! Nhớ Tết!
Tiếng pháo dứt thì Đại diện nhà gái ra cửa xin rước nhà trai vào. Vị Đại diện nhà trai đi đầu, rồi đến những người bưng mâm quả. Những mâm quả phủ vải điều, màu mang vui vẻ, hạnh phúc... Liền sau đó là mâm heo quay phủ giấy kiếng cũng màu đỏ, do hai người khiêng..."
Ồ! Mọi người trầm trồ khi phái đoàn nhà trai vào đến. Chú rể dáng cao lêu khêu nhưng thật đẹp trai trong bộ áo dài khăn đóng. Nick. Chàng rể mới của nhà Hà bạn nàng là Mỹ trăm phần trăm. Từ ngày theo đuổi Carolyn, Nick đã học nói tiếng Việt rất thành thạo, chẳng những thế những món ăn Việt Nam cũng được cậu bé say mê thưởng thức. Mắm ruốc, mắm nêm, “mắm zà rau”... không làm khó được cậu ta. Cả năm trời theo đuổi Carolyn, lấy được lòng ông bố của Carolyn, “xô ngã bức tường rêu”(1) là cả một kỳ công đối với Nick.


Bây giờ, khi kể với Thu chuyện theo đuổi Carolyn, Nick còn nói: “Bố khó lắm nhưng... “Không vào hang cọp làm sao bắt được cọp con Dì ạ.” Thu bật cười khi nghe Dick lý lẽ kiểu ấy. Không biết Carolyn có luyện cho cậu bé xem phim bộ Hồng Kông không đây"
Để thử khả năng tiếng Việt của Nick. Thu hỏi:
“Người Việt Nam còn gọi con cọp là gì cháu biết không"”
“Con hổ!.. Người miền Bắc gọi con cọp là hổ.”
Giỏi thật! Nick còn biết phân biệt người miền nào trên nước Việt thường gọi cọp là hổ. Ngẩm nghĩ Thu thấy Nick còn giỏi hơn một số con cái người Việt ở đây. Họ không chịu nói với con bằng ngôn ngữ mình nên các cháu dần quên tiếng mẹ đẻ.
Nick nhờ một cặp vợ chồng người Việt làm đại diện đến xin cưới. Bà con, họ hàng của Nick cùng đi đón dâu. Ngoại trừ Nick mặc khăn đóng áo dài, đa phần đàn ông của họ nhà trai mặc âu phục. Riêng phía phụ nữ ai cũng mặc áo dài Việt Nam. Bà ngoại Nick dáng cao ốm, mặc áo dài thật đẹp. Bà sui gia người hơi đẩy đà nhưng trông thật sang trọng với chiếc áo xanh, cắt may thật khéo, nghe nói gởi may tận Việt Nam.
Sau khi đại diện nhà trai rót rượu mời nhà gái và hỏi lời xin cưới. Carolyn được dì Hạnh, em của Hà đưa cô dâu ra mắt. Dù đã thấy cô bé mặc áo dài lăng xăng từ sáng đến giờ nhưng khi được giới thiệu cô dâu ra chào. Ai cũng đều ngóng mắt về phía cầu thang, chờ cô dâu xuất hiện. Đi những bước chậm chạp, nhẹ nhàng hơn. Cô bé thật dễ thương từng bước, từng bước xuống đi xuống. “Anh. Em từng bước khẽ. Dìu dặt đến người thương.”(2) Cô đi nhẹ nhàng khoan thai thật khác hẳn chỉ năm phút trước đây đã hiếu kỳ, chen lấn cho bằng được để thấy cảnh nhà trai đến, hay nhảy những bước chân sáo lên cầu thang, quên là đang mang đôi giày cao gót thật cao.
Nghi thức lễ cưới diễn ra đơn giản. Đèn Long Phụng được thắp lên. Cô dâu chú re quỳ lạy gia tiên. Cô dâu hạnh phúc đón nhận chiếc nhẫn trói chặt cuộc đời mình với người yêu và chàng trai cũng nhận từ cô chiếc nhẫn ân tình ràng buộc. Cặp vợ chồng mới cùng dâng lên Ông, Bà, Cha, Mẹ những ly trà bày tỏ sự cảm ơn công sinh thành dưỡng dục. Sau đó, họ hàng hai bên tặng quà cho cô dâu chú rể. Ai cũng xúc động khi thấy cảnh mẹ chồng Carolyn nước mắt rưng rưng đeo nhẫn cho cô bé. Nghẹn ngào cảm ơn gia đình đã cho bà một đứa con ngoan, dễ yêu đến vậy. Ừ, mà thật cô bé quả là dễ yêu. Học giỏi, ngoan, vui vẻ, thân thiện, nụ cười luôn nở trên môi. Họ hàng, người thân, bè bạn ai cũng thương mến...

*
Sau tiệc cưới một hôm, hai vợ chồng Carolyn đi Hawaii hưởng tuần trăng mật. Bà con, bạn bè ở xa đều ra về. Căn nhà Hà đã vắng lại càng vắng lặng hơn. Thu ở lại chơi với bạn thêm vài hôm nữa. Đêm nằm bên nhau, Hà nói với Thu
“Gả chồng cho con xong. Tao thật nhẹ nhõm. Quả bom nổ chậm đã được tháo ngòi.”
Hà cười khúc khích:
“À mà này... Tao muốn xin một quả bom trong nhà mi cho con trai tao được không"”
Thu mơ mơ màng màng, mắt nhíu lại vì buồn ngủ lẩm bẩm trả lời bạn:
“Bậy nà, tao có phải trùm khủng bố đâu mà có bom hả mi" 
Không nói thêm, Thu ngoẻo đầu trên gối ngủ ngon lành. Nhìn cô bạn thân, nghĩ đến lúc hai người sẽ kết sui gia Hà lại mỉm cười. “Mình sẽ tổ chức một đám cưới thật linh đình cho chúng nó. Carolyn lấy chồng Mỹ. Lần này phải cưới vợ Việt Nam cho con trai. Thấy hai đứa nhỏ cũng thật thân với nhau, Hà thấy vui trong bụng.
“Ừ, mình chỉ cầu mong cho hai đứa sẽ thành... vợ chồng để hai người bạn thân từ lúc để chỏm đến giờ... thành sui gia thì vui biết mấy nhỉ!!...”
N. Tâm Tâm Đàlạt

(1) Tên một Tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc
(2) Thơ Xuân Diệu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,419,335
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến