Hôm nay,  

Người Mỹ Xài Hàng Mỹ

17/10/201100:00:00(Xem: 122294)
Người Mỹ Xài Hàng Mỹ

Tác giả: Phạm Hồng Ân
Bài số 3384-12-28594vb2101711

Trước 1975, tác giả là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị. Và sau cùng, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Từng là một nhà thơ quân đội có tiếng, ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và đã có nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.


***

Người Việt, hầu như ai cũng đều khoái hàng Mỹ. Có lẽ bắt đầu từ thập niên 60, lúc lính Mỹ kéo sang Việt Nam giúp "phe ta" chống nạn xâm lăng của cộng sản. Lúc đó, hàng Mỹ tràn lan, đủ loại, từ hộp xúc xích, lon coca nhỏ bé đến máy in, máy lạnh, máy bơm nước, máy phát điện cồng kềnh...Thực phẩm đóng hộp của quân đội Mỹ đã có một thời gian dài nuôi sống hàng vạn gia đình nghèo ở miền trung và miền nam. Lính Mỹ xài sang, đồ hộp vừa hết hạn vội bỏ ngay vào hố rác. Dân nghèo mang về, vừa xài, vừa bán ra cho các gia đình nghèo khác. Thời sinh viên, ngày hai bữa, tôi từng ăn cơm với các đồ hộp này. Bột "xúp" rất ngon, chỉ cần nấu nước sôi lên, quậy vài muổng bột, tôi đã có một tô canh đầy đủ hương liệu. Thịt bò hộp cũng vậy, vừa mềm vừa thơm, mùi vị đậm đà, ăn hôm nay - bụng lại nghĩ đến bữa ăn ngày mai. Thời đó, người ta đua nhau sắm hàng Mỹ. Vì hàng Mỹ vừa đẹp, vừa chắc, lại vừa bền. Nó còn là thời trang là phong trào cho dân thượng lưu, cho dân chơi nổi tiếng. Hàng Mỹ được tuồn ra từ PX (Post Exchange), từ những người có chồng Mỹ...qua tay con buôn xâm nhập vào các chợ phố chợ làng...
Theo thống kê của tạp chí Time, có khoảng 200.000 hộp quẹt Zippo theo chân lính Mỹ sang Việt Nam đánh trận. Gần một triệu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa hút thuốc đều có "thủ" sẵn hộp quẹt Zippo trong túi quần. Zippo của Mỹ vừa đẹp, vừa phong trần, vừa bền bỉ theo năm tháng. Nó còn là một vật kỷ niệm có ý nghĩa trong thời buổi chiến tranh. Đẩy tay khẩy một cái "xạch", ngọn lửa xanh bay lên, uốn éo múa may trước làn gió nhẹ. Zippo không kỵ gió, không kỵ sương, không kỵ cả những giọt mưa lâm thâm trên các chiến trường. Nó vượt trội và đẩy xa các hộp quẹt Trung Quốc, Thái Lan...xuống hạng "cá kèo". Loại hộp quẹt này khi gặp chút gió hoặc chút mưa, cứ đứng quẹt "xạch xạch" suốt buổi ...rồi chỉ có nước vụt chúng vào thùng rác.
Sau 1975, Mỹ kéo nhau về nước, bỏ lại hàng đống máy móc trên hai miền: trung và nam. Trong số đó, có hàng triệu động cơ Kohler được các nông dân Việt Nam chế biến lại để chạy ghe hoặc để tát đìa, bơm nước vào ruộng...v...v...Kohler xử dụng riết cũng phải thay "bu-ji" (spark plug). Mỹ về nước, làm sao có "bu-ji" Mỹ để thay" Nông dân phải xài đến "bu-ji" Trung Quốc, Liên Xô. Các loại "bu-ji" này, tội nghiệp, mấy ông nông dân khom lưng "giựt" máy cả buổi trời, đổ mồ hôi sôi nước mắt, máy mới chịu nhúc nhích " cục cạch". Máy đã chạy, cũng chưa yên, nó có thể ngừng bất cứ lúc nào. Rồi lại thay hết "bu-ji" này đến "bu-ji" nọ...cho đến khi kiếm được cái "bu-ji" cũ mèm chính cống của Mỹ ở chợ trời, về chùi rửa lại sạch sẽ, máy mới chạy ngon lành.

Cũng sau 1975, người Việt định cư ở Mỹ, hầu hết ai cũng đều có ấn tượng hàng Mỹ đẹp, bền và chắc. Khi trở về thăm viếng Việt Nam, hầu hết ai cũng tìm món quà mang nhãn hiệu "Made in USA" để tặng người thân, để kỷ niệm những năm tháng sống trên đất khách. Người Việt, sau 5 năm ở Mỹ, đa số đều trở thành công dân Mỹ. Người Mỹ xài hàng Mỹ, tức xài hàng nội hóa, là yêu nước là góp phần kích thích nền kinh tế nước nhà phát triển. Điều này là lẽ tất nhiên, tôi nhớ ngày xưa tôi đã từng học trong bài công dân giáo dục thời Trung Học Đệ Nhất Cấp. Mới đây, ông Roger Simmermaker viết cuốn sách " How Americans can buy American " nhằm cổ xúy việc xài hàng Mỹ giúp kinh tế Mỹ phát triển. Cuốn sách này, thật ra chỉ để nhắc lại những vấn đề mà các dân tộc trên thế giới đã am hiểu từ lâu. Tuy vậy, ông vẫn có công ngồi liệt kê trên 20.000 sản phẩm do các công ty Mỹ làm. Và ông đã tận tình hướng dẫn dân Mỹ đến những nơi nào có bán thứ " Made in USA " đó.
Cũng mới đây, tôi dẫn gia đình đi giải trí ở một trong số những nơi giải trí nổi tiếng nhất nước Mỹ : SeaWorld, San Diego. Khi vào trong cửa hàng bán đồ lưu niệm, gia đình tôi định tìm các vật có ý nghĩa về SeaWorld để làm quà gửi bạn bè. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên, vì nơi nổi tiếng nhất nước Mỹ như thế, tìm đỏ mắt...vẫn không thấy có vật nào "Made in USA". Từ những áo T-shirt in đặc trưng hình cá Shamu, cá Dolphin... cho đến các toys, các khung ảnh, các hình tượng, nón, huy hiệu...v...v...đều " Made in China " tất. Đọc một bài viết của người Mỹ do Hoàng Lan dịch từ Reader, chuyện kể lại bà ta đi tìm hàng " Made in USA " để mua, giống như đi tìm con lạc chơ. Cho đến nổi cây kem đánh răng hiệu Colgate cũng do Mễ làm. Nhãn hiệu bóng đèn có tiếng ở Mỹ là GEï, bây giờ cũng được ghi là: Assembly by Mexico. Cuối cùng, bà khuyên mỗi người Mỹ nên cố gắng tìm kiếm hàng Mỹ để tiêu xài, vì dùng hàng nội hóa là yêu nước, là vực dậy nền kinh tế Mỹ đang suy thoái.
Tôi đã hai lần thất nghiệp vì Hãng dọn qua Mễ hoặc Trung Quốc làm ăn. Chủ Mỹ tính toán lợi hại, mướn nhân công rẻ tiền nơi xứ người, trong lúc hàng trăm dân Mỹ phải lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Một hãng, rồi nhiều hãng có ý định giống vậy, kinh tế Mỹ sẽ suy thoái, đó là trường hợp tất nhiên.
Đọc báo cũng thấy Tượng Đài danh nhân nổi tiếng nước Mỹ: Martin Luther King lại do Trung Quốc làm. Các thợ điêu khắc cũng là người Trung Quốc. Vật liệu cũng của Trung Quốc. Rồi cũng chính tay Trung Quốc đục đẽo, tạo tác xong, mới chở sang Mỹ dựng lên. Trung Quốc cũng lãnh thầu để sửa lại di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của Mỹ. Nói chung, " Made in China " tràn ngập nước Mỹ, đè bẹp " Made in USA " khiến người dân muốn yêu nước, rất khó lòng yêu nước. Muốn tìm hàng Mỹ để mua, dân Mỹ phải lùng xục vất vả, tương tự như người mẹ mếu máo đi tìm con lạc chợ.
Viết về nước Mỹ, tôi nghĩ không phải lúc nào cũng ca tụng, đưa lên những ưu điểm nổi bật. Bên cạnh đó, chúng ta cần tìm ra các khuyết điểm để góp ý, để xây dựng. Như vậy mới xứng đáng là công dân của xứ sở Tự Do, Công Bình và Dân Chủ.

Phạm Hồng Ẫn

Ý kiến bạn đọc
19/10/201102:55:49
Khách
tôi đồng ý với tác giã, chúng ta phãi cương quyết tảy chay hàng hoá trung quốc, đừng vì lợi trước mắt.
Cảm ơn tác giả bài viết.
18/10/201118:32:26
Khách
tại sao nước Mỹ lại nhập cảng ồ ạt hàng hoá TQ lam bay gio mình muốn kiếm đồ Mỹ xài cung ko có. Lại còn có rất nhiều mặt hàng Mỹ ko còn sản xuất nữa, ôi hàng Mỹ giờ tìm đâu ra???
17/10/201102:38:34
Khách
Quả thật nước Mỹ bây giờ đầy dẫy hàng hoá China. Muốn xài hàng Mỹ, có nghĩa là muốn yêu nước, người ta phải kiếm tìm vất và. Cám ơn tác giả đã mạnh dạn đưa lên điều mâu thuẩn này.
21/10/201118:36:53
Khách
Tượng đài Martin Luther King Jr hèn gì mà xấu quá. Hoàn toàn đồng ý với tác giả. Đài ABC cũng đã nhiều lần nói đến vấn đề này. Tìm hàng Made in USA rất khó, chúng ta đành phải mất thì giờ và công sức vậy. Phụ nữ có thể mua Not Your Daughter's Jeans, hơi mắc 1 chút nhưng Made In USA.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,310,508
Xin thưa với bạn có hai cái "sai" ở tựa đề. Thứ nhất, Ông Mandino không phải là một thương nhân mà là tác giả của quyển sách có tựa đề trên. Thứ hai, "lắm của" ở trong quyển sách self-help này (ta thường gọi là loại sách tu thân), "The Greatest Salesman in the World", không chỉ có nghĩa là của cải
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon, Tôi được biết thêm chuyện và kể lại: Quen lâu năm, biết ông là
Nàng nghe có tiếng cửa mở, nhưng không để ý. Nàng nhìn đồng hồ đeo tay thấy năm rưỡi thì biết ngay là lão đã về. Nàng vừa cười vừa nói chuyện điện thoại, rồi nhìn lão hất hàm ra dấu cho lão biết có thức ăn trên bếp. Lại món gà kho, ngán quá. Lão đi vào phòng ngủ thay đồ, nghe loáng thoáng tiếng nàng trên điện thoại: "...vậy à"
Ngày còn nhỏ, tôi trông thật gầy gò, ốm yếu, tính tình lại nhút nhát lắm. Mẹ tôi sanh tôi thiếu tháng, chẳng biết sao mà hồi đó tôi lại sống được cũng lạ! Lớn lên một chút, chừng năm sáu tuổi, tôi đã biết thế nào là ăn đòn, vì bố tôi rất dữ đòn đối với con cái, một phần vì thích hàng xóm thấy mình dữ với vợ con, còn phần nữa thì tôi
Mẹ tôi năm nay 86, bắt đầu trở bệnh lãng trí nặng. Khi thì cụ thống trách đôi tay đôi chân vụng về, lẩy bẩy, vô dụng của mình. Khi thì cụ lộ vẻ hoảng hốt hoặc tự dằn vặt về những đổ vỡ, hư hại do sự "hoá đần độn" của mình gây ra. Khi thì cụ uất ức vật vã kêu khóc vì nhận ra giai đoạn tang thương cuối đời đã thực sự đến với mình rồi.
Tôi hỏi người bán vé: Từ đây đi Washington DC giá bao nhiêu và xe chạy mất mấy giờ và nếu tôi là người có tuổi thì bớt được bao nhiêu" Ngửng lên nhìn tôi, ông ta vừa bấm máy bán vé vừa trả lời: Ông được bớt còn 145.37 xu, còn nếu ông mua trước 7 ngày thì giá vé trong khoảng từ 80 đến 119 dollars tùy theo xa gần.
Lúc 12giờ đêm Lão Cát lai ra đi, một cái chết lặng lẽ cũng như cuộc sống vốn thầm lặng của Lão ! Bệnh viện F.V có lẽ là nơi Lão đến đó lần cuối trong chặng đường đời nhiều nổi truân chuyên, bộ óc bình dị đầy lòng nhân ái ấy đã thôi không còn thao thức trong quãng đời già nua ... Tôi viết câu chuyện này, tham dự cuộc thi
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Nhạc sĩ Cung Tiến