Hôm nay,  

Một Thoáng Halloween

21/10/201100:00:00(Xem: 131990)
Một Thoáng Halloween

Tác giả: Phan Thuỷ
Bài số 3388-12-28598vb6102111

Tuy có chút Halloween nhưng đây là một chuyện tình dài. Tác giả cho biết trong thư kèm bài: Tôi là Phan Bích Thủy, giáo viên Pre- school tại Costa Mesa, bút hiệu Phan Thủy , người đã viết truyện "Một thoáng Halloween " cho Giải viết về nước Mỹ năm ngoái. Năm nay mùa Halloween lại tới, tôi lại gặp một chuyện kinh hãi có thật vừa xảy ra với tôi sau đây nên vội viết ngay để gửi cho Việt báo mừng lễ Halloween. Kính mong quí vị đọc và enjoy mùa Halloween. Hẹn sẽ viết thêm.
***
Click chữ send vào e-mail dài tôi vừa viết cho người chị, tôi thở phào nhẹ nhỏm sau những xúc cảm tràn đầy để cố vấn tâm tình cho chị ấy.
Bây giờ đã gần 11 giờ đêm, còn 10 phút nữa tôi phải vào phòng ngủ như thường ngày. Tôi chọn xem một file về mùa thu với cảnh lá vàng tuyệt đẹp và vai` bài hát dịu dàng trước khi vào ngủ.
Chợt, tôi nghe tiếng kéo ghế nhẹ từ cái ghế sau lưng tôi. Giựt mình, tôi quay ra sau thấy cái ghế để gần ghế tôi ngồi hơn mọi khi"
Chắc là lúc chiều xem TV tôi đã kéo ghế gần rồi quên, nhưng sao có tiếng như là ghế xê dịch"
Tôi lắc đầu, chắc mình nghe nhầm. Sau 1 phút, tôi nghe một làn hơi như ai thổi vào tai. Tôi quay vội ra sau tìm Ly, chắc chắn là cô cháu gái của tôi lén ra đùa nghịch chọc tôi đấy thôi.
Hừ, tôi đứng lên nhìn quanh tìm kiếm, nhưng không có ai. Tôi lại ngồi xuống nghe nốt bản nhạc lòng bâng khuâng nhớ về một kỷ niệm xa xôi.
Phải, ngày xưa... Khang, người yêu của tôi rất hay thổi nhẹ vào tai tôi như thế mỗi khi chàng ngồi gần tôi . Cái làn hơi ấy lần nào cũng làm tôi lâng lâng mê đắm và hạnh phúc vô cùng.
Ồ, lâu rồi....sao hôm nay mình lại nhớ tới Khang như vậy" Cái thổi nhẹ vào tai" Ủa, vậy thì ai thổi" Tôi ngơ ngẩn nhìn tờ lịch trước mặt : 17-10.
Ôi 17-10 là sinh nhật của chàng. Tôi bâng khuâng một thoáng.
Ngày xưa tôi không bao giờ quên ngày này thế mà thời gian trôi 7,8 năm rồi còn gì... tôi hầu như không nhớ đến sinh nhật chàng nữa... Chàng bây giờ ra sao rồi nhỉ...
Ngày xưa chàng là một sĩ quan cao cấp của quân đội, còn độc thân tuy chàng đã 40 tuổi. Lúc đó tôi chỉ là một cô giáo mới ra trường 22 tuổi được rất nhiều người theo đuổi.
Tình cờ trong một buổi lễ tại trường, chúng tôi gặp nhau và như một cơn sấm sét chúng tôi yêu nhau nhanh chóng, dữ dội. Chàng đòi cưới tôi ngay sau một tháng quen nhau. Ba má tôi làm sao mà chấp nhận khi giữa hai chúng tôi cách xa tới 18 tuổi đời và mới vừa quen biết nhau.
Chúng tôi giấu gia đình gặp nhau và yêu nhau say đắm. Nhưng rồi ngày 30-4 đã chia cắt tình yêu ấy một cách đau đớn.
Chàng mải lo chiến cuộc ít gặp được nhau cho tới ngày 28-4, Khang gấp rút đến gặp, năn nỉ ba má tôi cho tôi đi máy bay cùng chàng ra nước ngoài.
Ba má tôi khước từ trong lúc lòng tôi nát tan đau khổ.
Mười năm sau tôi lấy chồng và được gia đình chồng bảo lãnh qua Mỹ.
Bên nhau được vài năm thì chồng tôi mất trong một tai nạn máy bay .
Sau một thời gian cô đơn, tôi nhắn trên các phương tiện truyền thông để may ra được tin Khang thì kỳ diệu thật, chúng tôi lại hạnh ngộ.
Khi gặp nhau mừng mừng tủi tủi, chúng tôi kể lể nhau nghe hết những cay đắng nhớ thương sau gần 20 năm xa cách.
Tôi thì đang độc thân nhưng chàng thì đã có vợ và 2 con đã lớn.
Vậy la`xong. Tôi buồn giận vì biết chúng tôi mới cách xa có 2 năm thì chàng đã có vợ trong khi tôi chờ đợi chàng mòn mỏi trong tuyệt vọng gần 10 năm mới lấy chồng.
Thế là dù rất yêu nhau và chưa thỏa lòng thương nhớ, tôi cũng cương quyết cắt đứt liên lạc với Khang dù chàng hứa hẹn sẽ làm mọi cách để được sống với tôi.
Một năm qua đi với vô cùng đau đớn vì thương tiếc, chúng tôi thỉnh thoảng vẫn thư từ thăm nhau. Nhưng rồi thư thưa dần, thưa dần cho tới nay đã 8 năm...
Tôi thở dài... thương chi cho lắm rồi cũng xa nhau ... như bài hát mùa thu tôi vừa nghe
Chợt một cái thổi vào tai nữa, lần này tôi giật mình thật sự. Tôi vội chạy ngay đến cửa phòng của Ly nhìn vào. Cô cháu đang nằm im say ngủ...

Tôi có hoang tưởng không" Vay ai đã thổi vào tai tôi giống như chàng những năm cũ""
Tôi rùng mình, cố trấn tĩnh ra ngoài tắt computer thật nhanh rồi đi như chạy vào phòng mình đóng cửa lại.
Tôi thay áo ngủ thật nhanh rồi nhảy lên giường, kéo chăn đắp, tắt đèn, lòng ôm một nỗi u hoài lẫn một chút sợ sệt.
Tám năm qua với bao công việc bận rộn, mới mẻ nơi xứ người và với mối tình mới làm tôi quên dần tình yêu của chàng, tình yêu mà vừa thương vừa hận.
Đàn ông dù nói yêu đắm đuối một người mà sao họ quên dễ dàng để lấy người khác nhanh chóng thế.
Còn nhớ khi gặp lại nhau chàng luôn trần tình với vẻ chua chát là lúc mới sang Mỹ bơ vơ nơi đất khách, tuổi đã lớn, tuyệt vọng vì mất nước, cô đơn buồn khổ nên cứ gặp một đồng hương an ủi là có cảm tình rồi sống chung chứ chẳng có tình yêu nồng nàn hay cưới hỏi gì cả.
Hiểu cho chàng như vậy nhưng lòng tự ái và tự trọng đã không làm tôi sống bừa theo tình cảm mà quên đi thực tế và đạo lý.
Thế là chúng tôi cố quên nhau.
Lâu nay chàng đã sống thế nào rồi" Chàng cũng tệ quá không hề thỉnh thoảng thư từ thăm hỏi như 2,3 năm trước .
Nghĩ tới đây bỗng dưng tôi nghe một tiếng động lạ, vừa giật mình nghĩ xem đó là tiếng động gì thì tức khắc tôi có cảm giác như không khí chung quanh tôi đặc quánh lại, đặc sệt, kỳ lạ, khó thở. Liền khi đó tôi nghe tiếng chân bước dẫm mạnh nhanh đi về phía giường tôi ình ình khoảng 3 hay 4 bước. Tim tôi đập thình thịch, tôi hoảng sợ đến thất thần định la lên thì ngay lúc ấy một vật thật nặng đè lên mình tôi. Tôi ú ớ la lớn nhưng miệng cứng lại ,mắt đứng trợn trừng. Nỗi kinh hãi làm cả người tôi đông cứng không thể nhúc nhích.
Trong sự sợ hãi kinh hoàng, tôi cố đẩy đẩy cái sức nặng trên mình tôi ra nhưng không được. Liền lúc ấy tai tôi nghe một tiếng rèn rẹt, rẹt rẹt như là tiếng dò đài của radio, rồi một tràng tiếng nói lớn trầm trầm, chầm chậm, vang vang rõ ràng bên tai tôi: Tôi là đại tá Trần văn Kh.... Cho tôi ngồi...nói với....ung thư..chết rồi...
Tiếng nói ấy nghe chẩm rãi hiền hòa nhưng sự hoảng sợ tột cùng đã làm tôi mất hết trí óc chỉ còn một nỗi trống rỗng trong đầu nên dù còn nghe vài câu dài nữa nhưng tôi không tiếp nhận nỗi là nói gì .
Tôi cố la, cố đẩy và cuối cùng đã đẩy được. Tôi vùng dậy hét lên nhưng tôi nghe tiếng hét của tôi như bị nghẹn lại tức tửi. Không khí chung quanh tôi vẫn còn đặc sệt, tôi hoảng kinh nghĩ được rằng với không khí đặc quánh này tôi sẽ lại bị như trước nữa. Lấy hết sức can đảm, tôi thò tay bật ngọn đèn ngủ rồi la lớn lên. Tiếng la ấy làm Ly chạy hối hả qua phòng tôi. Cánh cửa bật mở, tôi đã thấy Ly, cháu tôi, nhưng tôi lại hét lên lần nữa rồi ôm mặt khóc. Ly nhảy vội lên giường quàng vai tôi. Hai dì cháu cùng ôm chặt nhau. Tôi khóc một đỗi trong sự sợ hãi bồn chồn rồi tấm tức kể lại sự việc kinh hoảng vừa rồi.
- Ly ơi, dì thật sự thấy ma rồi. Trời ơi, chắc anh Khang có chuyện xấu rồi. Chắc anh Khang đã chết rồi hay sao...
Ly cũng hoảng sợ và vỗ về mãi gương mặt thất thần của tôi:
- Không sao đâu dì. Tại dì nghĩ về chú ấy nhiều quá nên khiến thấy thế.
Ly và tôi cứ để đèn sáng, nằm bên nhau chuyện trò suy đoán mãi cả vài tiếng đồng hồ sau mới ngủ lại được.
Và rồi, qua bưu điện ít ngày sau, tôi nhận được một bao thư nặng tay. Thì ra, đúng là Khang không còn nữa.
Chàng bị ung thư đã 2 năm rồi vì vậy không muốn cho mình hay. Chàng mất ngày 14-10 và đám tang đúng ngày sinh nhật của chàng, đúng cái đêm tôi thấy chàng đến, ngày 17-10.
Đây chàng gửi lại hình ảnh và những thư từ kỷ vật của chúng tôi mà chàng giữ từ 20 năm nay.....
Trời ơi, thì ra....chàng đã còn nhớ và đến thăm tôi, thổi vào tai tôi, nhắn nhủ gì với tôi mà vì tôi sợ quá nên nghe mà không hiểu gì cả .
Khang ơi, em vô tình quá. Em xin lỗi anh, em xin anh ngàn lần tha thứ cho em.
Anh dù đã mất nhưng hãy an lòng thảnh thơi anh nhé, vì em đã tiêu tan những giận hờn và vẫn yêu anh nồng nàn, sâu lắng, mãi mãi như ngày nào.
Vâng, giờ em mới dám nói: mãi mãi như ngày nào...

Phan Thủy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,166,472
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến