Hôm nay,  

Nắng Sài Gòn Mùa Giáng Sinh

05/12/201100:00:00(Xem: 181617)
Nắng Sài Gòn Mùa Giáng Sinh

Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Bài số 3421-12-2881v28120511

Tên thật là Nguyễn Mạnh Cường. Sinh năm 1959 tại Sài Gòn. Định cư tại Canada vào năm 1984 và sang Mỹ vào năm 1994. Hiện sống tại Nam Cali. Làm việc trong lãnh vực điện toán và khoa học lý thuyết. Viết từ năm lớp 7 cho báo Thiếu Nhi. Sáng lập bút nhóm Viễn Du. Trước 1975, Có bài đăng Tiếng Việt tại báo sinh viên, báo Xuân, Văn Hoá Vụ, Đỉnh Sóng,...,Việt Báo vv. Lấy Bút hiệu là NMC, HHL(thơ)... hay Ký tên là Nguyễn Mạnh Cường

***

Có một lúc nào đó Tuấn ngồi một mình lặng nhìn những tia nắng chiếu qua khe cửa, nhảy nhót trên những nhánh cây và chợt nhận ra là ánh nắng ở Cali về mùa Thu cũng giống như là nắng Sài Gòn vào dịp lễ Noel. Tuấn còn nhớ thuở còn học Trung Hoc ở VN , Tuấn và T chạy xe dọc theo những con đường đẹp và dễ thương của Sài gòn với những hàng cây cao. Vào dịp gần lễ Giáng Sinh tiết trời hơi lành lạnh thế là các cô Nữ Sinh, Sinh Viên diện thêm những chiếc áo len đầy màu sắc làm cho những con đường ở Sài Gòn thêm rực rở.... Nhiều hôm, hai đứa không nói gi nhiều, chỉ lặng lẽ lái xe, ngắm nhìn đường phố. Đôi khi hai đứa chạy xe lại Hồ con Rùa ghé tiệm kem gần đó để nghỉ chân và ăn kem. Có một lúc nào đó từ radio cả hai nghe bài hát nổi tiếng(Áo lụa Hà Đông) với lời thơ của thi sĩ Nguyên Sa:

Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặt áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
....
Với mái tóc cắt ngắn kiểu Sylvie Vartan, đôi mắt nâu to dịu dàng và vóc dáng mảnh khảnh, T đã làm biết bao chàng trai say đắm. Có lần T lại hỏi Tuấn :
Anh có thấy nắng Sài Gòn về mùa Noel đẹp lắm không anh?
Tuấn không trả lời ngay mà nhìn T một lát rồi nói:
Anh không biết, anh chỉ biết là về mùa Noel thì trời lạnh hơn và đở nắng hơn nên chắc đẹp hơn!!!
T cười nhe hàm răng có hai chiếc răng khểnh xinh xắn và nói:
Anh này chả có biết gì cả!!! Về mùa Noel, nắng Sài Gòn vàng và lung linh hơn.... Anh nhìn kìa.....
Tuấn chỉ biết cười và không nói gì thêm. T ơi cuộc đời của em thật tươi đẹp và đầy đủ còn tôi thì khác..... Lúc đó là vào những năm 70 chiến tranh xảy ra khốc liệc, đám thanh niên như Tuấn bị gọi động viên nếu học trể hai tuổi cho nên Tuấn phải nhâp ngũ. Tuấn còn nhớ vài ngày trước khi lên đường Tuấn và T chạy xe bên nhau, Tuấn ngập ngừng và hỏi T:
Em có tính đi du học tự túc không sau khi đỗ Tú Tài II?
T chỉ cười nhẹ và nói :
Bố mẹ em muốn em đi du học nhưng em không muốn.....nhưng không phải vì anh đâu nha......
Tuấn chỉ biết lắc đầu cười trừ và chở nàng đi xem phim ở Rex. Hôm đó Rex chiếu phim La valse dans l'ombre(Vũ Khúc trong Bóng Mờ). Lúc ra về Tuấn thấy mắt T hơi ươn ướt nên Tuấn đưa nàng về nhà ngay. Chàng sợ nếu nói gì thêm T sẽ khóc nhiều hơn. Cuộc chiến càng ngày càng xảy ra khốc liệt sau khi Tuấn lên đường nhập ngũ cho tới khi biến cố 75 xảy ra làm Tuấn được giải ngũ ....bất đắc dĩ. Vì mang cấp bực thấp nên Tuấn không phải đi học tập lâu..... Sau đó Tuấn tìm đến nhà T thì mới biết là gia đình nàng đã ra nước ngoài từ lâu rồi.

Từ đó bố mẹ Tuấn tìm đủ mọi cách để đưa Tuấn vượt biên qua Mỹ....... Sau cùng thì Tuấn cũng đến được Mỹ sau một thời gian phải nằm ở trại tị nạn. Sau đó, chàng cố gắng học hành trả nợ áo cơm bảo lãnh gia đình và các em sang Mỹ và rồi cuối cùng trở thành một thầy dạy toán tại một trường đại học cộng đồng ở Mỹ.
Hôm nay, trước mùa khai trương năm học mới, Tuấn đang ngồi trong văn phòng chuẩn bị bài giảng cho lớp học thì nghe có tiếng gỏ cửa. Chàng không ngửng đầu lên và chỉ nó :
- Come in, please
(Xin mời vào.........)
Một giọng nói ngọt ngào va rất là Bắc Sài Gòn vang lên :
Hello, Xin Chào thầy, em là N..... Xin đươc hỏi thầy mấy câu...
Tuấn hơi ngạc nhiên vì cô nói với chàng bằng tiếng Việt rất sỏi...... Khoảng chừng 19, 20 tuổi chắc là năm thứ hai đai học. N hỏi chàng một số câu về chương trình học của lớp toán chàng dạy và số tín chỉ của lớp học và một số info liên quan tới cách học và thi của môn này. Tuấn tận tình hướng dẩn....và nhủ thầm:
"Nếu mình lấy vợ sớm thì con mình giờ này chắc cũng lớn như cô này...."
Khi đươc trả lời rỏ ràng N rất là vui vẻ và cám ơn Tuấn. N nở một nụ cười thật tươi với hai chiếc răng khểnh thật duyên dáng ...... Nụ cười và khuôn mặt của N làm Tuấn hơi ngở ngàng .... N giống như là một người đã đi qua cuộc đời của chàng với biết bao là kỷ niệm......
Cho tới một hôm vào tháng 12, Tuấn sửa soạn cho lớp học cuối cùng thi nghe tiếng gỏ cửa. N xuất hiện. N hỏi chàng một số câu về chương trình ôn thi cho kỳ thi cuối khóa (final exam)... Trước khi N về, Tuấn hỏi thăm một chút về gia đình nàng. N cho biết mẹ nàng sang đây vào năm 75, lập gia đình với bố nàng năm 85 va chỉ có mình cô..... Sau một hồi nói chuyện, N kể cho Tuấn nghe là mẹ rất thích trồng hoa và thích ngắm nhìn hoa trong vườn vào những ngày nắng đẹp rực rở. N cũng nói mẹ hay nói là Nắng Sài Gòn đẹp và lung linh lắm khi vào dịp lễ Giang Sinh mỗi khi kể cho N nghe về cuộc sống Sài Gòn trước năm 1975... Khi nghe N kể, Tuấn dường như biết đó là ai rồi..... Chàng không nói và hỏi gì thêm mà chỉ chúc N làm bài giỏi và sẽ có một mùa Giáng Sinh vui vẻ với bố mẹ.
Hôm đó trên đường lái xe về nhà, Tuấn thấy lòng buồn rười rượi... Dường như tất cả những kỷ niệm xa xưa lại hiện về trong trí nhớ của chàng .......Đâu đây dường như chàng vẫn nghe tiếng cười của T và câu hỏi của nàng ngày nào:
Anh có thấy nắng Sài Gòn về mùa Noel đẹp lắm không anh?
Tuấn sẽ có câu trả lời cho nàng, .nếu được hỏi bây giờ:
Nắng Sài Gòn về mùa Noel sẽ đẹp hơn nữa.... T. ơi nếu có em.......
*
Sáng mai thức dậy

Nghe tiếng chim hót
Sương mù dăng kín
Ôm cả núi non
Cầm đàn tôi hát
Khúc hát mỏi mòn

Chiều đến tôi về
Xa lộ đầy xe
Trời như thấp xuống
Nỗi nhớ theo về
Đêm không ngủ iên
Chợt tỉnh giữa đêm
Buồn hiu hắt lạ
Cuộc tình chưa quên

Em nay ở đâu
Ngày đó bên nhau
Còn chăng nỗi nhớ?
Thầm gọi tên nhau

NMC (Nỗi Nhớ)

Nguyễn Mạnh Cường
(10/18/2011)

Ý kiến bạn đọc
07/12/201103:16:58
Khách
Troi bat dau vao dong
Vat nang lung linh hong
Yeu nghia la dang do
Nho ,can ly ruou nong...roi cung xong!!!
05/12/201117:05:24
Khách
Moi tinh tho ,moi tinh tho
Vat nang lung linh van doi cho
Nguoi goi ta noi nho
Biet den ngay nao ta het mo
Hoang hoa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,440,427
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến