Hôm nay,  

National Night Out: Láng Giềng Họp Mặt

17/12/201100:00:00(Xem: 201588)
National Night Out: Láng Giềng Họp Mặt

Người viết: Nguyễn Tài Ngọc
Bài số 3432-12-2892vb7121711

image067-large-contentTác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên từ 2009, sang năm 2011, ông góp bài “Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên” cho thấy cách viết linh hoạt vui vẻ hiếm thấy khi phê phán đủ chuyện thiên hạ sự. Tác giả thường có bài viết trên mạng http://www.saigonocean.com. Bài viết của ông tuần này là chuyện láng giềng họp mặt, với nhiều hình ảnh thật dễ thương. Trên: Cảnh sát mang cả chó đến để họp vui với trẻ em trong xóm. Mọi nhà góp đồ ăn, dọn cùng ăn cả xóm.

***

Mỗi năm một lần cảnh sát Mỹ tổ chức một buổi “National Night Out”, láng giềng họp mặt với nhau vào một buổi tối, để so sánh ngành cảnh sát Mỹ đã có bắt kịp được đà tiến của cảnh sát Việt Nam hay chưa. Lý do nguyên thủy là để cảnh sát đến tiếp xúc với dân chúng giải thích biện pháp ngăn ngừa chống trộm cướp. Thế nhưng dần dần vì chương trình quá thành công, thành phố nhân cơ hội giới thiệu những chương trình khác cho người dân biết như các dịch vụ cứu cấp, chống hỏa họan, tuần tiễu thành phố, hay các dịch vụ xã hội khác.
Đây là một dịp tốt để quảng cáo nên chính phủ thuyết phục được một department store lớn của Mỹ, Target, đến phát quà cho con nít để làm một động cơ thúc đẩy láng giềng đến ngày này ra họp mặt cho đông.
Việc làm của vợ tôi liên hệ đến nhiều dịch vụ thành phố nên hàng năm nàng đứng ra tổ chức cho khu vực chúng tôi ở, làm một buổi potluck -mỗi gia đình đến dự mang theo một phần ăn-, cho buổi ăn chung vào ngày National Night Out. Phương tiện giải trí thì nàng đã chuẩn bị sẵn, không cần ai mang theo gì hết: nàng sẽ cho mọi người xem Paris By Night DVD số 3021 và 3022.
Năm nay tôi không thấy Captain Bob, boyfriend của vợ tôi, đến với chiếc xe trailer lớn khổng lồ bối trí di động lực lượng cảnh sát. Tôi hỏi tại sao thì nàng nói là năm nay ngân quỹ thành phố khánh tận nên nhiều đơn vị cảnh sát không tham dự. Tôi nghĩ là nàng dấu tôi, sự thật có lẽ là hai người đã chia tay.

image072-large-contentChó cảnh sát năm nay vẫn đến vì con nít ở đâu cũng thích chó. Cảnh sát Simi Valley có ba con chó. Giống như cảnh sát của các thành phố Mỹ khác, Simi Valley mua chó đã huấn luyện sẵn từ bên Đức, loại German Shepherd, giá $15,000 đô-la một con. Nó được huấn luyện bằng tiếng Đức nên cảnh sát Mỹ phải học những mệnh lệnh bằng tiếng Đức để ra lệnh cho nó. Con chó sẽ đi theo chỉ với một người cảnh sát trong suốt đời nó. Người cảnh sát nào được chọn giữ chó là bạn đồng hành sẽ mang chó về nhà mình nuôi khi không thi hành nhiệm vụ. Thế nhưng chó được giữ trong một lồng riêng biệt. Ngoại trừ người cảnh sát, người trong gia đình không được tiếp xúc hay giao thiệp với nó vì họ sợ nó sẽ mất bản tính đã được huấn luyện để chống cướp. Một con chó cảnh sát trung bình phục vụ với cảnh sát khoảng sáu năm. Sau đó thì người cảnh sát giữ nó được biếu không con chó. Lúc bấy giờ vì là chó riêng, người nhà của người cảnh sát có toàn quyền sinh hoạt với nó.
Chó cảnh sát cũng được luật pháp bảo vệ như cảnh sát. Đả thương nó, như chê vợ nấu cơm không ngon, là một trọng tội (felony), chứ không phải khinh tội (misdemeanor). Felony là tội nghiêm trọng, mất quyền công dân, cũng như phê bình thức ăn vợ nấu thì sẽ mất quyền ngủ chung phòng với vợ trong một năm trời. Chỉ có ai điên dại mới cố ý đả thương chó cảnh sát hay chê vợ mình nấu cơm không ngon.
Tôi không biết chương trình có thành công hay không khi trời bắt đầu tối, láng giềng tôi đem rượu ra nhậu say túy lúy. 9 giờ 30 tối thì hai người say đến độ không biết nhà mình ở đâu. Ăn trộm giá họ biết được, đến ăn trộm nhà, ăn trộm luôn cả bà vợ thì tôi bảo đảm sẽ chẳng một ông nào hay biết.

Nguyễn Tài Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,070,479
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Nhân dịp lễ hội ma quỉ Halloween 31-10-2013, bài viết mới của ThaiNC là một chuyện ma,
Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua.
Tác giả là cư dân North Carolina, chỉ vừa định cư tại Mỹ hai năm bẩy tháng. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về hoàn cảnh một người đến Mỹ khi tuổi đã 60, thân mang bệnh tật, tự chọn cho mình cách sống theo kiểu một loài chim đầm lầy vùng sông Nile Ai Cập, là “làm vệ sinh răng miệng cho cá sấu”.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, làm việc trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007 và rất có lòng với bạn hữu và giải thưởng Việt Báo. Cô hiện là cư dân San Francisco, làm việc tại thư viện của một trường trung Học. Bài viết mới của cô kể kể về môn thể thao phổ biến tạivùng Vịnh.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm, vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện làm việc và an cư tại Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Với hai bài viết tiêu biểu: "Puppy và Nàng"; "Rộn Tiếng Cười Mê Say" Vũ Công Ynh đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012).
Tác giả sinh năm1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991. Nghề nghiệp trước 75: dạy học. Công việc làm ở Mỹ: du lịch. Hiện đã hưu trí và là cư dân vùng Little Saigon, Westminster, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà năm 2013 là "Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi." Sau đây là bài viết thứ bẩy của Bà.
Tác giả 65 tuổi, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O.,
Trường Vẽ (L’ecole de Dessin) là tên gọi đầu tiên của Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Gia Định, do người Pháp thành lập năm 1913, hiệu trưởng đầu tiên là hoạ sĩ Pháp André Joyeux. Năm 2013, ngôi trường này vừa đúng trăm tuổi. Nhân dịp này, xin mời đọc bài viết của Nguyễn Bích Thuỷ.
Nhạc sĩ Cung Tiến