Hôm nay,  

Quà Giáng Sinh Cho Bé Ly

23/12/201100:00:00(Xem: 179798)
Quà Giáng Sinh Cho Bé Ly

Tác giả: Lưu Thy
Bài số 3436-12-2896vb6122311

Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Lưu Thy là “Ipad Ai Biết” cho thấy tấm lòng tử tế của người viết. Bài thứ hai, “Giang Hồ Hiểm Ác,” một chuyện vui cho thấy thêm sự tinh... quái của cách kể chuyện. Sau đây là bài viết thứ ba. Mong tác giả tiếp tục.

*

Bố vẫn chưa tới! Bố lúc nào cũng trễ! Để rồi xem, gặp mình lại nói cái câu như thường lệ " Ly chờ bố có lâu không? Gớm! Chiều thứ sáu xe lúc nào cũng kẹt! ". Cô giáo hồi nãy chúc mình Merry Christmas, dúi vô tay mình món quà nhỏ rồi dặn mình đúng ngày Giáng Sinh mới mở ra. Cô hình như có hơi ngập ngừng muốn hỏi điều gì rồi nghĩ sao lại thôi. Mình biết cô muốn nói gì. Cô sợ mình buồn. Mình chúc cô và gia đình một mùa Giáng Sinh vui vẻ đầm ấm bên người thân. Cô chỉ cười rồi gật đầu cảm ơn. Cái cười của cô sao mà buồn buồn. Chúc mừng sao lại buồn? Cô buồn cho mình, mình biết. Chỉ có cô là hiểu mình nhiều nhất. Cô ơi, Ly chúc thêm cô một lần nữa một đêm Giáng Sinh sum họp vui vẻ với người thân.
Giờ này mà bố vẫn chưa chịu tới. Hai con chim bồ câu đang rỉa lông bên bồn nước phía bên kia. Con nào là bồ câu cha con nào là bồ câu mẹ đây? Còn có con bồ câu nho nhỏ bé tí đang quanh quẩn bên cạnh nữa. Bồ câu con ơi, mi hạnh phúc hơn Ly nhiều.
Bên tay phải phía xa xa có hai cô chú đang ngồi thì thầm tâm sự. Sao cái chú ấy có cái gương mặt xương xương dài ngoằn giống bố đến lạ kỳ. Còn cô kia không giống mẹ một chút nào hết, chỉ ngoại trừ cái xắc tay. Mẹ với cô chắc cùng rủ nhau đi mua một chỗ một nơi. Ơ, hai cô chú vẫy tay chào mình kìa, thôi mình chào lại rồi nhìn sang chỗ khác đi, mẹ bao giờ cũng dặn "chớ có nhìn người lạ đăm đăm trừng trừng như vậy làm người ta khó chịu, là không tốt, là bất lịch sự". Bố thì lúc nào cũng dễ chịu, với bố sao sao cũng được. Bố giờ này đi tới đâu rồi? Bố ơi là bố, bố của Ly sao giờ này vẫn chưa tới!

- Con bé kia đang nhìn hai đứa mình kìa. Con bé con trông dễ thương chi lạ, mà sao anh thấy cái gương mặt của nó buồn buồn làm sao. Em có thấy vậy không? Sau này em thích có con trai hay con gái?
- Ờ ! Dễ thương mà buồn. Để em vẫy tay chào nó. Nó ngồi một mình chắc đang chờ bố mẹ tới đón. Chờ lâu không thấy tới nên giận là đúng rồi.
- Em chưa trả lời anh. Em thích con trai hay con gái ?
- Đồ quỷ! Em thích cả hai, một trai một gái. Như vậy được chưa ông nỡm.

Chết cha! Lại trễ nữa rồi. Vẫn cái tật lừng khừng cố hữu, đã tính trước rồi mà không chịu mua ngay, cứ để cho tới cận ngày, nước tới chân mới nhảy, rồi mới ghé mua quà Giáng Sinh cho con bé. Ly giờ lớn rồi, hết còn là bé con, mấy con búp bê với gấu nhồi bông giờ hết còn hiệu nghiệm. Quần áo thì chỉ có mình Liên là biết cách chọn. Liên? Lại Liên! Con bé kín như bưng không hé lộ một điều gì về Liên. Thôi, nghĩ chuyện khác đi. Cái ông bố là mình đây thật là kì cục! Mua cho con gái cái gì đây mà cũng không biết. Con gái thích gì cũng không hay. Bố ơi là bố. May là vừa rồi nghĩ ra được cái cách nhờ cô bán hàng chọn giùm một món gì đó rồi gói lại hộ luôn. " Cô cứ chọn rồi gói lại, nhớ đừng cho tôi biết là món gì. Tôi cũng muốn ngạc nhiên bất ngờ thích thú như con bé". Cô bán hàng có trố mắt nhìn mình. Chắc lại có chuyện để kể về cái ông khách dị thường hôm nay mà từ trước đến nay cô chưa bao giờ gặp. Cô ta có vẻ tò mò muốn hỏi thêm nhưng ngại ngùng. Cô không hỏi tội gì mình phải khai, mà dù có hỏi, mình biết trả lời sao đây.
Xe đâu mà nhiều quá vậy trời. Đâu phải chỉ có một mình mình, cũng còn khối người chờ cho tới cái ngày cuối cùng rồi mới hớt hơ hớt hải chạy đi mua quà Giáng Sinh cho người thân. Chiều thứ sáu mọi khi lúc nào cũng kẹt xe, huống hồ là ngày này. Đã trễ hơn gần tiếng đồng hồ rồi. Xe cứ chạy nhích nhích nãy giờ. Thôi gắng chịu đựng thêm luồng xe này nữa, qua cái ngả rẽ tới là xong.
Nó kia rồi! Tội nghiệp con nhỏ.

- Ly chờ bố có lâu không? Gớm! Chiều thứ sáu xe lúc nào cũng kẹt!
...
sss
- …
- Bố ơi, bố cho con mượn chiếc vớ lớn của bố đi.

- Đống vớ sạch bố để trong ngăn kéo bên cạnh bồn rửa chén. Mà con lấy để làm gì?
- Bố lúc nào cũng bê bối, đồ đạc để lung tung, thảo nào mẹ… mà thôi… con dùng để treo trên lò sưởi cho ông già Noel.
- Con xin ông món gì. Con có chắc là ổng sẽ cho không?
- Con có để lá thư trong chiếc vớ. Con tin ổng sẽ cho con.
- Một mình ổng làm sao lo cho xuể. Cả thế giới biết bao nhiêu là đứa con nít như con mà ổng thì chỉ có một mình.
- Đâu phải chỉ có một ông già Noel đâu bố. Bố biết Tề Thiên Đại Thánh không? Ông già Noel cũng giống như vậy, một sợi râu của ổng là biến ra biết bao nhiêu là ông già Noel.
- Lỡ ổng quên cái laptop với GPS ở nhà rồi không biết đường tới thì sao ?
- Con có email dặn trước rồi. Con nói tối nay con về nhà bố. Con đi treo chiếc vớ có lá thư con gửi ông già Noel đây. Bố hứa với con bố không được đọc. Bố hứa ?
- Ừ, bố hứa.
- Bố nhớ đó. Bố hứa không được đọc. Good night bố.
- Good night con.
...
Giờ này Liên có còn thức không đây? Gần một giờ sáng rồi còn gì. Đi vội đi vàng quên mang cả cái áo khoác ngoài, trời lạnh và tuyết đang rơi lất phất ngay đúng đêm Giáng Sinh. Đã hứa với con nhỏ là không được đọc thư nó gửi cho ông già Noel, mà lại tò mò chờ nó ngủ say, rồi lén la lén lút như tên trộm, rồi lại còn cẩn thận không dám mở đèn, bật đèn pin lấy thư ra mà đọc. Cái tội thất hứa với con nít là cái tội lớn. Con đây vô số tội, thôi thì một năm 365 ngày Chúa tha tội cho con một lần. Nhà Liên ở phía trước kia rồi. Vẫn còn ánh đèn ở bên trong. Liên ở một mình hay với ai đây? Con bé kín miệng không bao giờ hé răng cho biết mẹ giờ đang làm gì ở với ai. Có ỡm ờ hỏi bóng hỏi gió nhưng con bé cứ làm lơ đánh trống lảng. Có nên gõ cửa không đây? Giờ cũng đã lỡ tới rồi, chân cũng đã đặt ngay bên ngạch cửa. Thôi thì một liều ba bảy cũng liều. Cứ gõ cửa rồi tới đâu hay tới đó ...
….
- Con bé có chuyện gì phải không? Gặp chuyện gì phải không?
- Không có chuyện gì. Nó đang ngủ, anh có cái này muốn cho Liên coi.
- Anh vô trong nhà đi. Anh biết giờ này là mấy giờ không?
- Anh biết! Một giờ sáng. Xin lỗi em, nhưng anh không chờ được. Đây là lá thư con bé gởi cho ông già Noel bỏ trong chiếc vớ treo ngay trên lò sưởi. Liên đọc đi.
...
Nhìn Liên đọc thư con bé rồi ôm mặt khóc mình muốn ôm Liên vào lòng nhưng sao vẫn cứ đứng yên, tay chân bất động, không làm gì được. Có phải chúng ta đã không còn như ngày xưa. Liên cứ ôm lá thư mà khóc ròng còn ta cứ đứng đó mà nhìn. Khoảng cách chưa tới nửa sải tay mà sao chúng ta cứ như là trùng trùng xa cách.
Đưa tay đóng nhẹ cửa rồi ra về nhưng sao ta vẫn cứ như nghe thấy tiếng thút thít của Liên văng vẳng bên tai. Ngoài trời đêm tuyết lất phất rơi, đèn đường vàng vọt, đêm Giáng Sinh vắng vẻ im ắng, trên đường đơn độc một mình ta.
Con bé vẫn đang ngủ say.
Ông già Noel của bé, ông đang ở nơi nao ?
...
- Bố ơi bố…
- Gì con ?
- Ông già Noel lấy lá thư của con đi rồi mà không để lại gì hết, con kiếm khắp nhà rồi mà không thấy quà.
- Con xin cái gì ? Có thể điều con xin ổng thấy khó kiếm quá nên ổng hẹn lại sang năm chăng? Ổng có để thư trả lời lại không?
- Không để lại gì hết. Con không tin là ổng làm không được. Con gửi thư cho ổng mỗi ngày đều cầu xin một thứ như nhau. Ổng có làm việc ban ngày không hở bố.
- Cái này bố không biết. Hình như chỉ ban đêm, bố nghĩ vậy.
- Hôm nay mà không có vậy là con phải chờ thêm 365 ngày nữa sao bố.
- Ơ …ơ … Bố cũng không biết nữa. Có lẽ vậy … Mà hình như có ai đang bấm chuông kìa. Chắc lại là ông già hàng xóm hay chạy qua mượn bố đồ nghề sửa chữa. Bố đang bận tay, con lại mở cửa xem thử, nhớ Merry Christmas ông ta.
- Có khi nào là ông già Noel không bố? Để con lại mở cửa...
...
- Bố ơi bố! Bố ra đây mà xem… Con đã nói mà, ông già Noel không bao giờ quên ai hết. Ông già Noel tặng cho con món quà con yêu cầu. Cảm ơn ông già Noel… Bố ơi bố …ra mà coi món quà Giáng Sinh ông già Noel tặng con nè bố… bố ơi bố ơi … Mẹ vô đi … Mẹ đưa cái xách tay con phụ mẹ mang vào. Bố ơi bố ơi …

Lưu Thy
Noel 2011.

Ý kiến bạn đọc
12/11/201515:03:11
Khách
Tôi thích đọc chuyện, nhưng không phải chuyện nào cũng đoc. Nhiều chuyện chỉ đọc lướt qua rồi bỏ. Chuyện cũa lưu Thi tôi đọc không sót một chữ.
Bút pháp nhẹ nhàng, câu chuyện trình bày hấp dẫn, tình tiếc thâm thuý, ý nghĩa.
Hay. Hảy viết tiếp cho mọi người đoc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,880,333
Thế là chúng tôi đã định cư ở Mỹ hơn 16 năm rồi. Nhìn đứa con trai lớn đang ngồi trước máy điện toán chuẩn bị luận án tiến sĩ, nhìn vợ tôi và hai đứa con nhỏ của chúng tôi đang xem truyền hình và tán chuyện vui vẻ, tôi bùi ngùi nhớ đến những người bạn không may đã chết trong trại cải tạo hay đang cùng gia đình
Bài viết về nước Mỹ hôm nay do một tác giả từ trong nước: Bác sĩ Lê Đình Phương, sinh năm 1964 tại Huế, hiện là Bác sĩ khoa Nội thương, tại bệnh viện Pháp Việt   Sài gòn. Trong điện thư đầu tiên gửi Việt Báo, bác sĩ Phương gọi giải thưởng Viết Về Nước Mỹ   là “một cơ hội tuyệt vời để những người Việt trong nước
Kim đồng hồ chỉ hơn 12 giờ đêm mà khu vực sòng bài casino vẫn tấp nập người ra kẻ vô không ngớt. Bộ mặt sinh hoạt đỏ đen về khuya lại càng rộn ràng hơn. Người ta đến đây để đi tìm may rủi, hay nói theo kiểu người dân lao động là để giải quyết buồn chán mệt nhọc của những ngày làm lụng vất vả.
Bao nhiêu đạo sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ và thi sĩ đã ca ngợi tấm lòng của những bà mẹ Việt Nam . Trước và sau biến cố 1975, từ Bắc vào Nam , họ đều tỏ lòng quý trọng những bà mẹ Việt Nam . Nào là mẹ hiền, mẹ đảm đang, mẹ chung tình..v..v... Tùy theo không gian và thời gian, việc tôn kính người mẹ Việt Nam
Phải ba tuần lễ sau khi dọn đến nhà mới chúng tôi mới có giường ngủ và bàn ghế, tủ kệ. Thật đúng câu mà tôi vẫn thường nghe người ta nói, "một lần dọn nhà bằng ba đám cháy". Cái gì các con tôi cũng muốn bỏ, muốn cho, vì "những thứ đó không thích hợp với căn nhà"! Tôi để mặc cho hai con chọn lựa đồ đạc theo ý chúng
Hơn 20 năm trước, trong cuộc chạy trốn từ Bắc vô Nam, người dân có nhiều thì giờ để quyết định; có sự trợ giúp của các tôn giáo, các tổ chức chính trị và các phương tiện chuyên chở của ngoại quốc. Giờ đây, cuộc di tản tuy quyết liệt nhưng âm thầm, bưng bít. Cha Hạnh nắm bắt được tình hình đen tối của miền Nam
Tháng Tư 1975, khi con cái lôi cha mẹ di tản, ông mới 45 tuổi, lòng còn lưu luyến cô bồ trẻ. Tháng Tư 2006, thành ông cụ goá 76 tuổi, cụ được con cái thu xếp cho về Việt Nam xem mặt vợ, một cô còn trẻ hơn cô bồ năm xưa. Đó là Chuyện Tháng Tư của Nguyễn Hữu Thời, một tác giả quen thuộc của Viết Về Nước Mỹ
Tác giả, theo bài viết cho biết, có học vị tiến sĩ vật lý, tại Hungary, thuộc viện khoa học Việt Nam, nguyên trưởng phòng nghiên cứu vật lý hạt nhân, từng đại diện VN ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử năng quốc tế (International Atomic Energy Agency) cộng tác nghiên cứu các phản ứng tổng hợp
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005, "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính” vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005- "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính”- vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Nhạc sĩ Cung Tiến