Hôm nay,  

Hải Âu Bên Sóng

13/02/201200:00:00(Xem: 171345)
Hải Âu Bên Sóng

Tác giả: Hải Âu
Bài số 3482-12-28952vb2021312

Từ giữa năm 2010, tác giả Hải Âu tự sơ lược tiểu sử: khi tham dự Viết Về Nước Mỹ: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài mới của Hải Âu có kèm theo tên thật Hải-Âu Trần Thị Hậu, với ghi chú (TV 66-72). Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và cho biết thêm chi tiết về tiểu sử.

***

Hải Âu ngơ ngác nhìn biển rộng.
Đâu là đường đến ? Đâu đường đi?
Sóng là nước và nước là sóng
Tuy hai nhưng một. Chẳng khác chi…

Sóng giận dữ, bạc đầu, xô đuổi.
Để rồi tan biến chẳng bao lâu
Chỉ còn bọt biển vào lúc cuối
Lại hòa chung đợt sóng tiếp theo.

Ngẫm lại vô thường từng tích tắc
Có không không có có có không.
Hãy vượt đến bờ kia: an lạc
Buông đi: Sẽ thấy nhẹ tựa bông…
(Thơ Trần Thị Nguyệt Mai)

*
Tên em là một loài chim biển. Từ một kỷ niệm nhỏ cái tên Hải Âu như một định mệnh đi vào cuộc đời và rong ruổi theo em lưu lạc nơi xứ người. Ngày xưa ở Việt Nam em yêu Đà Lạt hơn Vũng Tàu. Đà lạt với những con đường dốc nhỏ, với hoa vàng và những căn nhà be bé, xinh xinh. Đà Lạt với khí hậu se lạnh, đủ làm hồng má môi cô bé tuổi trăng tròn. Em không nhớ mình yêu biển tự lúc nào ? Quay cuồng với cuộc sống bận rộn. Chỉ những buổi sáng tinh mơ hay những chiều hoàng hôn trên biển vắng. Em thật sự hạnh phúc khi lang thang ra biển, thả lòng buồn xa xôi, tìm sự thanh thản,nhẹ nhàng cho tâm hồn trước biển cả mênh mông...

*
Tiệm Nail nhỏ nằm khiêm tốn trong khu thương mại cũ không có vẻ quảng cáo rầm rộ để chào mời khách hàng. Chủ nhân là hai người thợ nail “bất đắc dĩ ” và cũng là “ nạn nhân” trong đợt cắt giảm biên chế của hãng điện tử khi tình hình kinh tế nước Mỹ bắt đầu suy thoái. Họ không còn đủ trẻ để bôn ba đi tìm công việc khác. Họ cũng chưa đủ tuổi để được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già. An cư lập nghiệp ở xứ Mỹ hơn hai mươi năm. Cuộc sống gia đình tương đối ổn định, con cái khôn lớn thành tài. Họ mở tiệm Nail là để “mua vui, bán buồn”. Sự thật là thế - Tiệm chỉ có những người khách già quanh quẩn trong vùng. Họ đến đây để làm đẹp, uống trà, tâm sự buồn vui của cuộc sống. Kỷ niệm đẹp được họ giải bày sôi nổi. Kỷ niệm buồn được trút bỏ cho nhẹ lòng. Chủ và khách dần dà thân quen như người trong gia đình.
Người đàn ông ngập ngừng trước cửa tiệm Nail rồi mạnh dạn đẩy cửa bước vào. Có lẽ đây là lần đầu tiên nên ông hơi lúng túng, ngập ngừng:
- Tôi không định làm Pedicure. Tôi chỉ muốn cắt mấy móng chân vì chúng dài quá! Tôi bị đau lưng không thể tự làm được.
Tôi ân cần:
- Vâng! Mời ông vào.
Người đàn ông ngoài bảy mươi tuổi, dong dỏng cao, phong thái chậm rãi, từ tốn. Trước khi cởi giày ông nhỏ nhẹ giới thiệu:
- Tôi là Grant. Rất vui được gặp Cô.
- Tôi là Trần…
Ngồi hẳn vào ghế Pedicure, ông chợt đổi ý:
- Tôi muốn làm pedicure luôn. Tôi chưa từng làm bao giờ.
Tôi vui vẻ “nịnh” khách:
- Ồ ! Thế thì ông phải thử một lần cho biết.
Khách hàng của chúng tôi đa số là người già yếu nên họ rất cần sự chăm sóc cẩn thận. Đang chăm chú làm việc tôi chợt nghe ông hỏi:
- Cô có thích nghề này không ?
Tôi ngước nhìn ông ngạc nhiên rồi tiếp tục công việc:
- Vâng ! Tôi yêu thích tất cả công việc tôi làm và làm với trách nhiệm…
Giọng ông vẫn nhỏ nhẹ, từ tốn:
- Nếu có cơ hội thay đổi. Cô có muốn lựa chọn một điều khác không?
Tôi lại ngước mặt lên và bắt gặp ánh mắt trìu mến đầy vẻ thương hại của ông. Tim tôi như thắt lại. Ông đã nhìn thấy tôi như một người khác, một người thợ nail “bất đắc dĩ”. Người đàn ông vô tình đánh thức trái tim đã ngủ yên trong hạnh phúc của tôi.

*
- Sao em không chọn học Chứng chỉ Anh Văn mà lại chọn Chứng chỉ Tâm Lý Trẻ Em? Ra đời Sinh ngữ lúc nào cũng cần thiết hơn.
- Nhưng sau này em thích làm Cô giáo. Em yêu trẻ con.
Ước mơ của cô bé mới lớn thật đơn sơ, giản dị như tình yêu ban đầu vừa chớm nở. Nhưng hạnh phúc đã không trọn vẹn. Mối tình đầu tan vỡ bởi vận mệnh đau thương của đất nước. Vừa mới biết mơ mộng, yêu thương cô bé đã chạm phải thực tế đắng cay, chua xót. Sau cái ngày chia cắt định mệnh ấy, cô bé đã không còn một sự lựa chọn nào nữa. Cô trao cả cuộc đời vào tay Thượng Đế, vào số mệnh. Trong những chuyến vượt biên không thành, đứng trước trời biển bao la,tối đen như mực. Chính những lúc vô cùng tuyệt vọng ấy cô bé đã thảng thốt kêu lên:
- Hải Âu đã gẫy cánh rồi!

*
Trở về với thực tế, tôi hỏi lại ông với chút ngậm ngùi:
- Ở tuổi năm mươi Ông nghĩ rằng còn có thể thay đổi được chăng?
- Được chứ ! Ở mỗi độ tuổi con người ta đều có thể bắt đầu. Tôi nhìn ra cô một điều gì đó rất đặc biệt.
Chiều hôm ấy sau khi đóng cửa tiệm tôi lang thang ra biển. Vài cánh chim Hải Âu tung tăng trên cát rồi cất cánh trên bầu trời rộng. Biển vẫn êm đềm, những gợn sóng lăn tăng nhưng lòng tôi dậy sóng. Kỷ niệm xưa trở về làm tim tôi thổn thức. Tôi có thể lựa chọn, tìm kiếm những gì đã mất nhưng làm sao có thể thay đổi số mệnh mà Thượng Đế đã dành riêng cho mỗi người.

Người khách lạ trở thành khách quen của tiệm khi ông trở lại mỗi tháng một lần- chỉ để cắt móng chân, uống tách trà và nói chuyện. Ông thường nhắc đến vợ ông, người đã mất gần ba năm nay và những ngày hạnh phúc cũ. Ông là một luật sư đã về hưu nhưng tôi thích và quý mến ông vì ông là một nghệ sĩ- một nhà điêu khắc tài ba. Ông nói về công việc điêu khắc và những bức tượng của ông với nổi đam mê nhiệt tình hơn là công việc chính của ông. Đôi khi tôi có cảm tưởng giữa ông và tôi có một sự liên hệ vô hình nào đó trước ánh mắt trìu mến, đôi chút thương hại của ông. Tôi kể cho ông nghe về những ước mơ thời thơ ấu của tôi ở Việt Nam và chiến tranh đã cướp mất của tôi tất cả.
Một ngày nọ ông mời chúng tôi đến nhà để xem những bức tượng điêu khắc của ông được chưng bày tại nhà. Ngôi biêt thự ở gần cuối đường Beach không xa tiệm của chúng tôi lắm. Qua hai cánh cổng sắt lớn, bước vào trong sân tôi đã bàng hoàng, choáng ngợp! Không phải vì sự tráng lệ của căn biệt thự mà vì những bức tượng điêu khắc tinh xảo, sống động. Tôi chú ý ngay bức tượng điêu khắc lớn đặt trên bệ cao gần cửa chính vào nhà.
Bức tượng là một cô gái nhỏ, chân sáo tung tăng, chung quanh và trên tay cô là những cánh chim Hải Âu. Ông đặc biệt giới thiệu về bức tượng “ Cô Gái Và Chim Hải Âu” – bức tượng mà ông yêu thích nhất:
- Khi làm bức tượng này có một điều gì đó trong tôi không thể diễn tả nổi. Cô gái như có linh hồn, như người thật…
Tôi say sưa nhìn ngắm bức tượng như nhìn ngắm chính mình. Bây giờ tôi đã thấu hiểu ánh mắt ông nhìn tôi và sự liên hệ vô hình nào đó mà tôi cảm nhận được từ ông. Bất chợt đôi dòng lệ chảy dài trên má.
*
Vì lý do sức khỏe tôi nhường hẳn tiệm Nail cho người bạn. Từ ngày nghỉ việc tôi không có cơ hội gặp lại ông. Nghe nói ông đã có một bà bạn già để chăm sóc, an ủi nhau trong những ngày xế bóng.
Nghỉ việc tôi có nhiều thời gian để lang thang ra biển. Ở mỗi độ tuổi con người có những cảm xúc khác nhau. Ngày còn bé được ra biển tôi thích thú tung tăng đùa nghịch với sóng biển, với cát trắng. Khi lớn lên lập gia đình, lang thang ra biển là những phút giây hạnh phúc tay trong tay, đầu ngã vào vai chồng như một sự che chở, là bến đổ bình yên. Khi bước vào tuổi vàng, lang thang ra biển là những hoài niệm quá khứ, là những suy nghiệm về cuộc đời. Phải chăng cuộc đời là bể khổ. Nước mắt nhân loại là biển rộng bao la.?
Cuộc đời này vô thường. Tình yêu cũng vô thường.
Tôi thích bãi biển ở khu vực nhà ông vì yên tĩnh và an toàn. Tôi lại có dịp lái xe ngang qua nhà ông. Điều lạ là hai cánh cổng sắt lớn bao giờ cũng mở rộng để mỗi lần ngang qua tôi đều có thể nhìn vào sân trông thấy bức tượng “Cô Gái Và Chim Hải Âu” với những cảm xúc và hạnh phúc nhỏ nhoi cho riêng mình. Ngôi nhà mở rộng cửa nhưng bước chân tôi vẫn ngại ngùng…
Lang thang trên biển phiá sau nhà ông. Lặng ngắm những cánh chim Hải Âu bay lượn trong nắng sớm. Trời bắt đầu vào Thu. Không gian thật yên tĩnh và gió se lạnh. Tôi hơi rùng mình vội kéo cao cổ chiếc áo len mỏng khoác ngoài. Tiếng gió nhẹ hòa lẫn với tiếng sóng vỗ như tiếng nhạc du dương. Tôi nghe như có tiếng ai thật nhỏ, thật nhẹ bên tai..T..R..A..N… 
Tôi giật mình quay đầu lại. Ai đã gọi tôi? Biển vắng không một bóng người. Hãy còn quá sớm để nhìn thấy những du khách già về đây trốn tuyết. Một cánh chim Hải Âu sà xuống bên chân. Tôi đụng khẽ vào cánh nhưng nó chẳng sợ hãi bay đi…

*
Sắp sửa vào những ngày lễ cuối năm. Mọi sinh hoạt thương mại ở thành phố biển nhộn nhịp hẳn lên. Bạn tôi có lẽ tiệm đông khách nên gọi “cầu cứu ”:
- Rảnh không bồ? Ngồi nhà làm gì. Ra phụ với mình một tay đi !
Tiệm Nail lúc này được mở rộng, phát triển thêm với nhiều cô thợ trẻ nên đông khách, khác hẳn với thời “mua vui, bán buồn ” của hai người thợ...già chúng tôi. Nhìn chổ ngồi quen thuộc của ông, tôi bâng khuâng hỏi bạn:
- Ông Grant dạo này còn đến cắt móng chân không?
- Ông ấy chết rồi! Hình như khoảng cuối hè, đầu mùa Thu gì đó. Ổng bị bệnh ung thư.
Giọng cô bạn tôi thản nhiên như những lần trước đây khi báo tin những người khách già trong tiệm ra đi. “Họ già rồi mà!”. Tim tôi như ngừng đập khi nghĩ đến tiếng ai đã gọi mình trên biển vắng hôm nào.

*
Ông đã về cõi vĩnh hằng. Ngôi nhà của ông vẫn như cũ và tôi vẫn lang thang trên biển vắng phiá sau nhà ông. Tôi hối tiếc vì trước đây chưa trả lời ông:
- Hạnh phúc hiện tại là lựa chọn đúng đắn của tôi. Khi trao cuộc đời tôi vào tay Thượng Đế, tôi tin tưởng Ngài.
Chắc gì những cuộc tình trọn vẹn là hạnh phúc mà con người đi tìm kiếm. Đau khổ, buồn phiền rồi sẽ qua đi. Cánh cửa quá khứ tôi đã đóng chặt và nó sẽ lụi tàn theo thời gian.
Giá như trên biển vắng hôm nay, Ông lại hiện ra như một Ông Bụt trong truyện cổ tích và hỏi:
- Con có ước muốn, cầu xin một điều lựa chọn thay đổi nào không ?
Chắc chắn là tôi sẽ “Thưa không!” và chỉ ước muốn một điều duy nhất: Hạnh phúc với những gì đang có sẽ là mãi mãi…
Biển vắng hôm nay không…vắng vì những du khách già đã về đây trốn tuyết. Họ là những “Snow Birds”. Mỗi sáng chúng tôi gặp họ-âu yếm tay trong tay dạo bước. Khẽ chào nhau:
- Hi !
- Good Morning !
Tôi chợt nhớ đến bài hát “Les Chemins de la Vie” thật rộn ràng, chân thành yêu thương:
…giờ đây mình đã xế chiều
em chẳng hề hồi tiếc
…những năm tháng kề vai sánh bước
…tim anh sưởi ấm tim em
…ngày ngày em nguyện xin Thiên Chuá
…được yêu anh đến cuối cuộc đời
…đến khi nhắm mắt xuôi tay…
Với tôi, cuộc đời thì vô thườngt nhưng Tình Yêu Vĩnh Cửu
Hải-Âu. Trần Thị Hậu
(TV 66-72)

Ý kiến bạn đọc
19/02/201219:21:32
Khách
Cám ơn bạn đọc và các em.
Cám ơn cuộc đời -sau bao đổi đời ,thăng trầm của cuộc sống vẫn còn niềm tin và thương yêu...
15/02/201214:56:58
Khách
Chào chị Hậu,

Bài viết lãng mạn, nhẹ nhàng ... mà chị Hậu ơi, có phải chị học trường Trưng vương và ra trường năm 1972 không? nếu vậy thì em là đàn em của chị, ra trường năm 79.

Nhung
16/02/201221:34:46
Khách
Cám ơn tác giả đã chia sẽ sáng tác của mình đến với bạn đọc! Mong được đọc thêm những sáng tác khác.
13/02/201217:23:34
Khách
Bài viết nói lên một tâm hồn cực kỳ lãng mạn còn sót lại của thời đại ROmanticism Văn chương Pháp thế kỷ 18...
13/02/201204:14:21
Khách
Chị Hậu viết bài hay lắm, nhưng đọc xong lại thấy chút buồn cho cuộc đới này!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,511,606
Đáng lý ra thì nó đã được gọi bằng một cái tên Việt-Nam cho khỏi “Mỹ hoá”! Nhưng là vì hai đứa anh lớn của nó “bàn ra tán vô”trước khi con bé được sinh ra. Đại-khái là dùng tên Mỹ để sau đi học cho dễ gọi, chứ như hai đứa anh lúc qua Mỹ đã sáu bảy tuổi, đi đến trường bằng tên Việt bình thường, mấy tháng đầu nhiều khi
Tác giả Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán ở Pháp, cô sang Mỹ, vừa làm vừa học thêm về Management Information System. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ gặp gỡ trên chuyến bay đi Việt Nam .
Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng
Năm 2000, sau gần 25 năm cày bừa chăm chỉ trên đất Mỹ, hai vợ chồng già đã làm một chuyến qui cố hương đáng giá, đi từ bắc vô nam. Sau chuyến đi này, tôi vẫn thường ra rả bên tai chồng rằng: nì, Ôn ơi, kể từ nay mỗi năm tụi mình chỉ nên kéo cày 11 tháng, còn một tháng thì kiếm chỗ đi chơi, kẻo già rồi cố quá có ngày
Tác giả cho biết ông sinh năm 1934 tại Cần Thơ, hiện là cư dân Austin , Texas . Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Những Người Tuổi Sửu”, kể chiuyện “đi cầy tại Mỹ” cho thấy tấm lòng của các bậc cha anh với thế hệ con em. Bài mới lần này là câu chuyện về một bà mẹ thuyền nhân phấn đấu với hoàn cảnh, một mình
Sáng sớm xe chạy, trưa đoàn dừng chân ở thị trấn Solvang ăn trưa, tiếp tục hành trình đến lâu đài Hearst, toà lâu đài trơ vơ trên núi, 2 đứa mua vé, mỗi vé $20 dollars vào xem, chờ xe ở trạm, Phụng bỏ 25cents vô kính viễn vọng để xem lâu đài trên núi, mùa đông, toà lâu đài chìm trong sương mù dày đặc, xe đón
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Bài viết về nước Mỹ
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Sau đây là bài đầu tiên
Tác giả Nguyễn Viết Tân, cư dân Costa Mesa, đã được tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001 với bài viết “Bên Bờ Freway.” Từ nhiều năm qua, ông là người viết được bạn đọc Việt Báo đặc biệt trân trọng. Bài viết mới của ông kể chuyện đi săn trên đất Mỹ. Mấy hôm nay tôi thường nằm dài ra ghế coi Basketball game
Nhạc sĩ Cung Tiến