Hôm nay,  

Xuân Sớm

24/02/201200:00:00(Xem: 126687)
Xuân Sớm

Tác giả: Tưởng Dung
Bài số 3493-12-289543vb6022412

Tác giả là cư dân Cali, một cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền, Biên Hoà. Bài viết đầu dành cho Viết Về Nước Mỹ do Nguyễn Trần Diệu Hương giới thiệu, là chuyện rất quen tại hải ngoại: cha mẹ chờ con đi học xa về thăm nhà. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

***

Những ngày cuối năm, trời trở lạnh với những cơn gió buốt cắt da đột ngột kéo về làm ngại bước chân những người vốn đã không chịu được cảnh “sương lạnh chiều đông” như Diễm mỗi khi muốn ra khỏi nhà. Một trận mưa tiếp theo kéo dài suốt ngày thứ hai tuần trước khiến cả miền Nam CA sụt sùi, ngả nghiêng theo trời đất.
Căn nhà láng giềng đối diện với gia đình Diễm, cây khuynh diệp trên sidewalk trước cổng gãy lìa hẳn một nhánh to, đỗ ập xuống ngay trước mũi chiếc xe Toyota đang đậu trên lề đường, lá phủ đầy trên thân xe nhưng rất may không làm trầy sước, hư hại mảy mai nào đến cái dáng vẻ vẫn còn tươi mới của nó. Nhà Diễm nằm ngay góc đường nên từ cửa sổ phòng khách hoặc nhà bếp Diễm có thể trông thấy con đường trước và bên hông nhà, nước vẫn còn lững lờ chảy những dòng đục lừ, ngoằn ngoèo men theo các bờ rãnh và trên mặt thì ngổn ngang những cành cây, xác lá… mãi cho đến cuối tuần mới quang đãng lại.
Thời tiết thế này thì chỉ muốn rút trong nhà cho yên ấm, chứ không còn thiết tha đi ra ngoài làm chi cho cực nhọc. Đêm qua thức khuya, làm cho xong những công việc mà mọi người thường gọi là “vác ngà voi” theo thông lệ mỗi cuối tuần cho trường cũ, quê xưa và cộng đoàn nhà bây giờ, Diễm mệt nhoài và tự thưởng cho mình một giấc ngủ muộn thật dài đến hơn 10 giờ sáng mới choàng dậy. Hôm nay là chủ nhật, không phải đi làm, một ngày của Diễm mà! Việc nhà thì cứ thủng thẳng làm, như Phúc, chồng Diễm vẫn thường trêu chọc mỗi khi thấy Diễm lăng xăng tay dọn dẹp, miệng than van:
- “Sao mà làm hoài không hết vầy nè, anh kêu tụi nhỏ xuống phụ dùm em một tay coi”
- “Việc gì cũng cứ từ từ em ạ! Có ai đến “thanh tra” nhà cửa mình đâu mà em cứ phải hì hục, lo lắng dữ vậy. Hôm nay không xong thi mai làm tiếp có chết ai đâu! Để đó tí anh làm cho. Cho tụi nó ngủ thêm một chút đi, cuối tuần mà”.
Nói thì nói thế chứ loay hoay một lát sau, Phúc đã… biến mất vì một trong các lý do: bận làm giấy tờ cho công việc trong hãng cuối tháng hoặc làm thông báo, lo chuẩn bị chương trình lễ trong nhà thờ sắp tới, hoặc phải qua chở Ba em sang nhà cùng coi đá banh trận giao hữu, tranh giải quốc tế lúc 12 giờ trưa nay, gay go lắm không thể bỏ qua em à. Trừ những khi nhà sắp có khách đến thăm (có “thanh tra” thật sự) thì không cần nhắc nhở, anh cũng tự động giúp vợ cả…hai tay lẫn hai chân như lau chùi, clean up các thứ sạch sẽ trong chớp nhoáng hoặc chở đi mua sắm vật dụng, thức ăn, ngay cả nấu nướng để đãi khách.
Nhưng sáng nay, vừa ra khỏi giường, nhìn thấy những tia nắng rực rỡ len qua khung cửa kiếng phòng ngủ nơi dẫn ra sân sau nhà và nghe mùi hương của đất hòa với mùi thơm của hoa cỏ đang vươn mình trỗi dậy sau những ngày mưa khi mở tung cánh cửa sổ cho làn gió sớm ùa vào phòng, Diễm mới cảm nhận được dường như thời tiết đang bắt đầu chuyển mình nhẹ nhàng để bước sang Xuân. Chợt nhớ đến email của cô con gái mới gửi hai hôm trước, Diễm bước vội ra nhà bếp thì thấy Phúc đã ngồi trên quầy bàn ăn tự lúc nào, mắt dán vào mặt laptop với ly cà phê bên cạnh. Diễm khẽ nhắc chồng: “Anh mở email xem thư của con gửi cho mình chưa?”.
- “À, xem rồi- Phúc vừa cười vừa nói tiếp- con nhỏ thiệt tình… chắc hai chị em đi học xa nhớ cơm nhà của Bố mẹ lắm nên mới viết thư dặn kỹ như vậy. Em coi đi chợ mua sẵn thức ăn để tụi nó về làm cho nó ăn đi nha.”
Bây giờ đã vào tuần đầu của tháng 12, còn ba tuần nữa là Christmas và sau đó là New Year hai đứa con gái lớn đi học ở Chicago sẽ về thăm nhà trong dịp lễ này. Nghĩ đến bầu không khí rộn ràng, huyên náo của gia đinh khi hai cô “tiểu thư” về, cả hai vợ chồng không dấu được nét hân hoan, náo nức, giờ đọc thêm lá thư của chúng như được uống thêm ly rượu ngọt lòng vừa ấm áp vừa bừng bừng niềm vui khôn tả!
Lá thư của cô con gái nhỏ viết vừa tiếng Anh vừa tiếng Việt không bỏ dấu với nội dung như sau:
Hi mẹ,
Here is a list of food that we would like to eat when we come home :) :) :) :) Please open attachment. Thank you Bo Me!
-Thư and Thy
P.S. We can’t wait to come back home!!!

Things mom should make: hihihi
Phở
Hủ tiếu xào (bánh phở)
Bánh Canh
Bánh Xèo
Cà ri
Canh Chua thịt bò & Gà kho gừng
Gà chiên nước mắm
Mì Hoành thánh
Súp đuôi bò

Things dad should make: hihihi
Sườn chua ngọt
Taco Correct
Mực xào
Hai cô con gái dù được sinh ở Mỹ, nhưng qua những sinh hoạt gia đình với ông bà, bố mẹ và họ hàng, do hai vợ chồng cố gắng dạy dỗ, nhắc nhở nên các con của Diễm vẫn giữ được một số cách suy nghĩ, nề nếp hành xử theo nền nếp văn hóa VN. Chúng nói tiếng Việt từ bé, mê ăn canh chua, cá kho tộ, cơm, phở, bún bò, bún riêu, gỏi cuốn… không thiếu món nào. Đối với Diễm điều may mắn này có được một phần cũng do các con mình được sinh trưởng và lớn lên ở Cali nơi mà các sinh hoạt cộng đồng Việt Nam có thể nói là lớn mạnh nhất nước Mỹ, nên chúng có điều kiện để tham gia, có môi trường để học hỏi và duy trì văn hóa, truyền thống dân tộc VN.
Khi bắt đầu vào học kidnergarden là chúng cũng bắt đầu tham gia sinh hoạt và học thêm tiếng Việt mỗi cuối tuần với đoàn Thiếu Nhi ở nhà thờ nên khá thông thạo tiếng Việt và ưa chuộng nhiều món ăn đặc biệt của VN không khác gì những đứa bạn của chúng đã sinh ở VN mới sang định cư vài ba năm. Mấy năm cuối High School, cả hai lại tham gia vào ca đoàn nên ai cũng ngỡ là chúng đã được sinh ra ở Mỹ. Hai cậu con trai thì hiểu biết ít hơn trong cách đọc viết tiếng mẹ đẻ, nhưng món ăn VN thì cũng sành sỏi không thua kém gì hai cô chị.

Điều không ngờ là đã gần hai năm xa nhà, ở nơi muốn tìm thức ăn VN phải đi xa cả giờ đồng hồ, hai cô con gái vẫn còn nhớ đến những món ăn quen thuộc ở gia đình như ông bà ta khi xa quê “nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” thiết tha như vậy. Điều này khiến Diễm vui và cảm động không ít. Vì Diễm được biết con cái của một số bạn bè chị lại ưa thức ăn Mỹ, Mễ hơn là chịu ăn các món VN ở nhà nấu.
Thế là suốt ngày chủ nhật, Diễm và Phúc lúi húi dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón hai cô con gái… rượu, phần nữa cũng để đón các em từ Utah sang nhân dịp lễ Christmas và New Year sắp đến. Hai cậu con trai đang còn ở với bố mẹ, một đi làm partime cho mùa Giáng Sinh đã rời nhà từ sáng sớm, còn cậu út thì xin phép bố mẹ đến nhà bạn để làm project cho lớp đến tối mới về. Rốt cuộc, căn nhà vốn đông đúc với nhân số 6… mạng ngày nào, bây giờ chỉ còn hai “vợ chồng già” lui cui ra vào dọn dẹp với nhau, chẳng bù mấy năm trước cuối tuần, nhà lúc nào cũng rộn rã, ồn ào tiếng nói cười, la hét đùa giỡn của bốn chị em.
Vậy mà hai cô con gái vắng nhà, đi học xa đã gần 2 năm.
Năm đầu, lúc đứa lớn mới đi, một mình, vợ chồng Diễm đã buồn và lo lắng không ít, vì thành phố Chicago cách Cali đến 4 giờ bay và nếu lái xe thì cũng mất hơn 2 ngày, lại không có người thân, họ hàng ở gần chỉ sợ “thân gái dặm trường” nhỡ có chuyện emergency cô con gái vốn luôn gắn bó, gần gũi với gia đình từ bé, sẽ không biết nương cậy vào đâu, dù trước đó Minh Thư đã đi học 4 năm đầu đại học ở Irvine, cách nhà độ 1 giờ lái xe, nhưng vẫn về nhà hàng tuần để xum họp gia đình. Bây giờ, bắt đầu vào chuyên khoa cô bé không có quyền chọn trường mà phải được … trường chọn mới có thể tiếp tục theo đuổi ngành học nên Minh Thư khi được nhận vào trường Rush Medical College ở Chicago đã nhảy cẩng lên, “hùng dũng” nói với bố mẹ bằng giọng vui mừng: “Bố Mẹ đừng lo, miễn ở trong nước Mỹ là được rồi, chỉ sợ phải ra mấy cái đảo như Dominican Republic, Granada, và Puerto Rico…. để học thì mai mốt khó trở về thăm Bố Mẹ lắm”. Hai vợ chồng gật gù, tươi cười, khuyến khích con, lòng vừa vui lại vừa … nặng trĩu.
Năm thứ hai, cô em kế, Minh Thy lại xin được việc làm trong phòng lab ở trường chị và xin chuyển sang để tiếp tục học và tiện việc apply vào cùng trường. Lúc này thì Diễm thấy lòng nhẹ nhàng, yên tâm hơn một chút vì dù sao 2 chị em ở chung nhà, học chung trường có thể giúp đỡ, chăm chút nhau trong lúc không bố mẹ cận kề, săn sóc. Bạn bè, người thân khi nghe Diễm thở than lo lắng cho hai cô con gái đang đi học xa nhà đều khuyên: “Tụi nó lớn rồi bà ơi! Hai mươi mấy tuổi đầu rồi có còn măng sữa đâu mà sợ, bên Mỹ này bọn trẻ có tính tự lập rất sớm, để cho chúng trưởng thành đi chứ, cứ muốn giữ chúng ru rú bên mình, cứ đòi cho chúng “ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn” đây.”
Hai chị em, một tuổi Tý, một tuổi Mẹo. Lúc bé, không biết nghe từ đâu, Minh Thư đã “than thở” với cả nhà rằng: “Con mèo hay… ăn thịt con chuột, mai mốt lớn em Thy sẽ ăn hiếp con cho coi”. Cũng tưởng hai chị em sẽ khắc khẩu hoặc không thuận thảo nhau khi khôn lớn như lời “tiên đoán” của Minh Thư, nhưng không ngờ 2 chị em lại rất “tâm đầu ý hợp”, cô em luôn ngoan ngoãn nghe lời và làm gì cũng hỏi ý chị, còn cô chị thì luôn cố gắng trong cả 2 nhiệm vụ vừa là “đầu tàu gương mẫu” vừa là “người bạn đồng hành” với các em kể cả 2 cậu em trai một cách tốt đẹp.
Lá thư của hai cô con gái cũng nhắc đến câu chuyện mà Minh Thư thường nói cho Diễm nghe mỗi khi chị bắt hai cô con gái xuống bếp tập nấu các món ăn VN để chuẩn bị đi học xa. Minh Thư thường nói: “Mẹ ơi, mẹ dạy cho em Thy đi, em Thy thích nấu ăn lắm, còn con thì chỉ thích dọn dẹp nhà cửa mà thôi. Tụi con có plan trước rồi, mai mốt tụi con lấy chồng sẽ dọn nhà ở gần nhau, em Thy sẽ nấu cơm cho con mỗi ngày qua ăn, bù lại con sẽ lo dọn dẹp, trang trí nhà cửa cho em Thy. Mẹ thấy có hợp lý không?”. Diễm vừa ngạc nhiên vừa tức cười, ý tưởng thật ngộ nghĩnh, dễ thương và cho thấy tình cảm thương yêu, gắn bó của hai chị em. “Thật không? Mẹ thấy có lý lắm đó, nhưng làm được hay không mới là chuyện đáng nói”. “Chắc chắn đó mẹ à!”
Cho đến giờ thì cô em đã học được vài món của bố mẹ dạy như: thịt kho trứng, phở, thịt bò lúc lắc, soup đuôi bò hoặc sườn heo… và thỉnh thoảng vẫn gọi về thắc mắc: “Con ráng nấu theo như mẹ chỉ, chị Thư nói là ngon lắm nhưng sao con thấy cũng không ngon bằng bố mẹ nấu, mẹ ơi!”. Chắc vì vậy mà hai chị em cứ nôn nao về nhà ăn để được ăn các món quen thuộc và soạn ra một cái list với bao nhiêu món ăn chỉ cho 1 tuần lễ như trên.
Tết năm nay, cũng như năm ngoái Minh Thư và Minh Thy không thể nghĩ để về ăn Tết với gia đình vì còn đang trong khóa học và mới vừa nghĩ lễ xong. Vả lại, Tết năm nay lại đến sớm hơn mọi năm, chỉ khoảng không đầy 1 tháng sau lễ Christmas và New Year, điều này khiến vợ chồng Diễm rất buồn vì mỗi năm vào đúng 12 giờ đêm lễ giao thừa, cả nhà luôn quây quần đọc kinh chung để cầu nguyện cho gia đình được mọi sự bình an, tốt đẹp trong năm mới. Đây là năm thứ hai sẽ vắng mặt cả hai cô con gái. Diễm tự hứa là sẽ nấu hết các món trong list của con gửi và xem như là cho các con ăn Tết sớm vậy.
Diễm mang ly cà phê thứ hai trong ngày ra đưa cho Phúc đang còn bận lúi húi với những bụi hồng quanh vòng rào trong sân nhà và nói với chồng: “Anh biết không, hôm về nghĩ hè vừa qua, Minh Thư và Minh Thy sau khi ăn món cánh gà chiên nước mắm và món hủ tiếu mì khô của em nấu trong ngày đầu tiên về nhà đã tuyên bố rằng: “Mẹ ơi, ngon quá à, tụi con chắc phải quyết định lại là mai mốt học xong rồi hai đứa sẽ mua nhà cho Bố mẹ ở gần để mỗi ngày chạy qua ăn cơm mẹ nấu là chắc ăn nhất.” Nghe cảm động quá hả anh?”
Phúc ngừng tay, ngẩng lên thấy Diễm đang đứng bên cạnh mĩm cười, đôi mắt chị sáng ngời những tia ấp áp, anh cũng như vui lây với niềm vui của vợ và cảm thấy mùa Xuân như đang về sớm hơn với màu nắng chiều nhàn nhạt lấp lánh trên những cánh hoa hồng cuối Đông trong sân nhà.
Tưởng Dung

Ý kiến bạn đọc
24/02/201212:20:26
Khách
kindergarten không phải là kindergarden

Khi bắt đầu vào học kidnergarden là chúng cũng bắt đầu tham gia sinh hoạt

A kindergarten (from German Kindergarten, literally "children's garden") is a preschool educational institution for children.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,381,952
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình: mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay sắp sửa thành "anh xui." Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ
Lễ Vu Lan năm nay tám chị em chúng tôi vẫn còn may phước để trân trọng gài cái bông hồng trên áo. Má tôi năm nay trên tám chục tuổi rồi mà má vẫn còn khoẻ mạnh, tiếng nói còn sang sảng, tinh thần còn minh mẫn tuy rằng đi đứng đã có phần chậm chạp. Tại sao chỉ có ngày lễ Vu Lan cho Mẹ mà không có ngày lễ Vu Lan cho Cha"
Một tối ăn sinh nhật ở nhà người bạn láng giềng đã vãn. Bà con bè bạn về gần hết, chỉ còn lại mấy thằng bạn thân quây quần quanh cái bàn nhỏ ở patio, chưa chịu chia tay. Anh H, chủ nhà, bữa nay 49, coi bộ hơi "xừng xừng", và muốn cuộc vui "birthday" của mình tiếp tục "tới bến", nên xách
Hơn tuần nay tình hình chiến sự ở miền nam Lebanon vẫn tiếp tục sôi động, kể từ khi máy bay Do Thái xâm phạm lãnh thổ Lebanon để truy kích các mục tiêu của bọn khủng bố Hezbolla, sau khi bọn này bắt cóc hai người lính Do Thái, rồi liên tục pháo kích vào lãnh thổ của họ. Nhằm bảo vệ tính mạng của công dân Mỹ sinh
Nhạc sĩ Cung Tiến