Hôm nay,  

US - Ngày Đầu Tiên

04/03/201200:00:00(Xem: 110057)
Bài số 3501-12-289551vb8030412

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài viết tuy ngắn nhưng nhẹ nhàng, chân thật. Mong Trung Lê sẽ tiếp tục viết thêm.
***
Sáng nay, trời lại lạnh, bên ngoài một vài bông tuyết trắng xóa bay lả tả. Sau khi ghé trường thả con vào lớp, Tuân chợp nghĩ – “trời lạnh này mà có ly café nóng vừa uống, vừa nghe nhạc trên đường đến chỗ làm cũng không tệ”. Nghĩ vậy, Tuân ghé qua tiệm StarBucks mua 1 ly café nóng togo.
Vào xe, gã lột găng, thọc tay vào glove compartment lấy đại ra cái CD cũ, cho vào máy rồi sang số vọt ra đường. Trong máy phát ra giọng khàn khàn đặc trưng của Don Hồ:

Ta gặp nhau trong muộn màng
Ta gặp nhau trong lỡ làng
Cơn mưa đến sao vội vàng
Như đôi ta xa nhau…”
(Trái Tim Mùa Đông)
Bất chợt kỷ niệm mười mấy năm trước ngày đầu tiên đến Mỹ ùa về…
Xuất phát từ phi trường Tân Sơn Nhất, lơ lửng trên mây rồi nằm vật vạ chờ chuyển chuyến bay ở Kuala Lumpur (Malaysia), Luân Đôn rồi John F Kennedy Airport - NewYork. Cuối cùng cũng đến đích gia đình gã phải đến - Ronald Reagan National Airport ở Washington DC, thủ đô Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Tổng cộng mất khoảng hai ngày trời.
Trên máy bay 2 ngày, ngủ không được, ăn cũng không xong. Đời gã cho đến lúc đó chỉ biết độc một mùi – nước mắm Phan Thiết vì vậy thức ăn đầy mùi bơ sữa trên máy bay thật khó nuốt. Thôi thì nhịn vậy. Chính quyết định thiếu khôn ngoan đó đã hại gã.
Bước xuống phi trường DCA cũng vào mùa đông như vầy, dù cố lắm, gã vẫn không thể kiềm được. Người cứ run lên bần bật, từng cơn, từng cơn… Phần lạnh, phần đói, mệt và buồn ngủ nữa. Buồn ngủ một cách khủng khiếp, hai mắt không tài nào mở nổi. Nếu không phải ra xe người đón, chắc có lẽ gã sẽ nằm vật ra phi trường đánh một giấc rồi tới đâu thì tới.
Ra tới xe ngả người trên ghế, thật lạ, có lẽ mùi thơm dìu dịu trên xe đuổi bay con ma ngủ ám trên người, khiến gã tỉnh hẳn, chông mắt lên nhìn ra đường một cách tò mò. Hai bên đường, mỗi bên bốn làn xe chạy, xe cộ nối đuôi nhau phóng vun vút.
Nước Mỹ đây sao?
Trên xe, gã mơ màng đến căn nhà có thảm cỏ xanh rì, có tường rào trắng bao bọc xung quanh. Kế bên nhà, có mấy em da trắng, mắt xanh, tóc vàng óng ánh như những tia nắng ban mai… giống như trong những cuốn phim gã đã kịp coi từ Việt Nam. Trong lúc gã còn đang thả hồn theo giấc mơ Mỹ thì “Két…” Đã tới nhà. Hả? Có lộn không đây?
“Bộ gia đình con ở đây hả chú?”. Gã hỏi chú đưa đón.
Sau khi nhận được chữ “ừ” đầy phũ phàng, gã quay đầu nhìn quanh, quan sát thật kỹ nơi sẽ là HOME của gia đình trong những ngày sắp tới.

Nhà riêng đâu không thấy, chỉ biết là gia đình gã sẽ ở một căn apartment trong khu chung cư có tường xám xịt. Những nàng tiên tóc vàng cũng không có nốt, chỉ thấy đây đó vài thằng nhóc da đen nhẻm thấp thoáng lỏ mắt lên nhìn một cách tò mò như cách đón chào thêm một gia đình mới dọn đến.
Thôi vậy, gã mau chóng xốc lại tinh thần vừa mới bị sứt mẻ từ giấc mộng đẹp vỡ tan tành.
“Tỉnh mộng đi cưng, chú tâm vào thực tế có hơn không.” Gã tự nhủ. Nghĩ đoạn, việc đầu tiên là phi vào nhà, mở tủ lạnh xem người ta chuẩn bị sẵn cho mình cái gì. Trời, một con gà bự tổ chảng. Yahooo…
“Má ơi, mình nấu cháo gà ăn đi. Mệt quá gặm cơm không nổi đâu.” Gã hét lên.
Tối đó, bên ngoài tuyết vẫn rơi lất phất. Gia đình gã quây quần dưới ánh đèn vàng ấm áp, bên cái bàn cũ kỹ mà ai đó đã vất ra, không còn xài nữa, chén một bữa cháo gà mà theo gã là ngon nhất từ trước đến nay. Gã, anh gã xé gà ra chấm với nước mắm nhỉ Thailand, hiệu gì thì chịu không thể nhớ được. Thật là tuyệt cú mèo!!! Cũng là loại gà đó mà sau này gã chê, không bao giờ đụng tới mà sao lúc đó ăn thấy ngon lạ. Bạn có biết tại sao không?
Ăn tối xong, gã mò mẫm nối loa, gắn điện vào chiếc máy cassette cũ kỹ mà người nào đó tốt bụng đã chuẩn bị sẵn cho gia đình. Tuy máy cũ nhưng vẫn còn rất tốt. Cái máy này sẽ cùng đồng hành mấy năm nữa giúp gã nghe thêm tiếng Anh và nghe nhạc cho đỡ nhớ...
Hành lý gã chỉ có độc một cuốn là băng nhạc, do cô bạn dúi vội lúc tiễn ra phi trường. Cuốn cassette này chứa toàn là những hit ở Sài Gòn lúc bấy giờ như – Trái Tim Mùa Đông, Người Tình Mùa Đông, Cơn Mưa Hạ…
Gã leo lên sofa, với tay bật máy rồi chui vào chăn. Trong máy phát ra, vẫn giọng trầm ấm, khàn khàn rất lôi cuốn lòng người của Don Hồ:

“Ta gặp nhau trong tình cờ
Không lời nói nhưng trao thật nhiều
Qua ánh mắt, qua nụ cười…

… Trái tim đã nhiều lần, nhiều lần chạy trốn tình yêu.
Suốt đời anh vẫn mãi là người đến sau,
Nên đành ôm trọn một mối tình câm…”
Nghe thật da diết. Không biết do trời lạnh, do tâm trạng hay gì gì mà nghe những câu hát đó đã khiến gã nổi hết da gà. Nhiều năm trôi qua, mỗi khi nghe tới bài hát này, gã vẫn còn nguyên cảm xúc cũng như ngày nào.
Nhưng nhiều năm đã qua. Món cháo gà bữa ăn đầu trên đất Mỹ nhớ lại vẫn còn thấy ngon, nhưng hôm nay mọi thứ đã đởi khác.
Bài hát cũ làm Tuân thấy bâng khuâng.

"Cơn mưa đến sao vội vàng
Như đôi ta xa nhau..."

Tuân bùi ngùi nhớ cô bạn cũ đã trao tay cho gã cuốn cassette ngày chia tay. Cám ơn bài hát, tiếng hát. Nhưng kìa, không thể mơ mộng nữa. Một ngày làm việc đang bắt đầu.
Trung Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,252,001
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến