Hôm nay,  

Mẹ, Mẹ Ơi!

09/05/201200:00:00(Xem: 115418)
Tác giả tên thật là Yến Phi, 63 tuổi, hiện là cư dân WA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cũng là bài viết đầu tay nhân mùa Mothers Day, sau nhiều “vật lộn” khó khăn với chữ Việt trên computer, được tác giả trân trọng gọi là “Tác Phẩm Đầu Tay Dâng Mẹ.” Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. Mong tác giả tiếp tục.

Cả mấy tháng rồi, tôi bồn chồn lo lắng về thằng út: nó đi du lịch suốt cả một năm trời. Tôi đã cầu nguyện ngày đêm. Tôi van vái các cha dâng lễ để cầu cho nó được trở về lại Mỹ an lành. Phải, nó đã ra đi biền biệt từ năm lên 18 tuổi đời. Nhớ là tôi đã từng van lạy, đã khóc lóc, đã cản nó đừng đi. Nhưng nó đâu thèm nghĩ chi đến nỗi khổ cũa mẹ già. Nó đâu có thèm nghe, hỡi trời. Có lẽ nhỏ nầy sinh ra đúng vào năm con Ngựa nên nó cứ thích bay nhảy hoài.

Và, rồi hình ảnh Mẹ ngày nào chạy theo khóc lóc năn nỉ Ba ở lại hiện về trong trí nhớ.

Mẹ yêu quý,

Chưa bao giờ con viết về Mẹ. Ai ai người ta cũng đều có những áng văn tuyệt hảo để nói về Mẹ, riêng con mỗi lần nghĩ về Mẹ, con chỉ thấy oán trách và buồn giận vì Mẹ đã bỏ con đi lâu lắm rồi. Cứ mỗi tháng năm về là mỗi lần hình ảnh cái chết tức tưởi của Mẹ như một cuốn phim buồn đẫm nước mắt quay ngược trở về trong tâm trí. 

Ngày đó, tại một làng quê nghèo tận miền Bắc, Mẹ đã đau đớn sinh hai em trai của con. Thời bấy giờ ở làng quê, khi đi sanh không có bác sĩ, cũng chẳng có thuốc men gì, chỉ có những cô đỡ (đẻ) và những dụng cụ thô thiển trong làng. Mẹ đã sinh dưới sự săn sóc của bà nội tại nhà mình.

Thương cho Mẹ, đã ba lần sinh nở, mà lần nào cũng không có mặt Ba ở nhà. Có lẽ không gì quằn quại đau đớn cho bằng người mẹ đi sinh con không chồng bên cạnh. Người xưa thường nói, “đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình.” Mồ côi vì trên giường đẻ thì chẳng ai có thể chia được nỗi đau xé ruột. Tuy nhiên sự có mặt của người chồng vẩn là một niềm an ủi lớn lao. Thế nên bên Mỹ, bệnh viện thường cho người chồng vào đứng ngay bên cạnh khi vợ sinh con. Riêng mẹ thì sinh lần thứ ba nầy thật khó khăn, phần vì Mẹ đau buồn vì sự vắng mặt của Ba, phần thì bị ra máu quá nhiều nên Mẹ đã qua đời.

Lúc bấy giờ, tất cả gia đình và bà con đều chờ đợi Ba trở về trong lo âu, nôn nóng. Vậy là Mẹ đã chết không gặp được mặt Ba một lần cuối cùng. Mẹ đã đi không nhắm mắt khi để lại đằng sau bốn đứa con còn thơ dại, trong đó hai đứa con sinh đôi còn đỏ hỏn ẵm trên tay.

Hồi đó, Ba là con út, luôn được bà nội cưng chiều, muốn gì được nấy, như thằng con út của con bây giờ. Babỏ mẹ con ta lại hết cho bà nội săn sóc, để bay nhảy theo sở thích riêng của Ba. Bây giờ đến lượt con cũng quá cưng chiều thằng út. Hình ảnh Mẹ ngày xưa chạy theo van lạy Ba cũng giống con chạy theo đứa con út bây giờ. Con cái thường ít quan tâm đến nỗi sầu khổ của cha mẹ già yếu. 

Nhớ lại buổi chiều đông buồn bã đó, người ta đã bỏ xác lạnh của Mẹ vào quan tài; và rồi một thánh lễ an táng lần cuối tại nhà thờ trước khi chôn mẹ vào lòng đất lạnh. Trong nỗi tê điếng vì sợ, con lẽo đẽo theo sát bà nội theo sau quan tài trước bao đôi mắt tội nghiệp, xót thương cũa xóm làng.

Mẹ ơi! Mẹ linh thiêng, chắc Mẹ đã nghe tiếng khóc của con trong những đêm dài vắng mẹ. Tiếng khóc thê thảm của một đứa trẻ bơ vơ trên đường đời khi biết Mẹ đã bỏ mình ra đi.

Lúc ấy con không hề biết: mất Mẹ là một điều khủng khiếp nhất mà đứa con phải đương đầu với tuổi thơ bất hạnh của mình.

Con giận mẹ thật nhiều, lúc đầu cứ tưởng rằng Mẹ chỉ đi xa một thời gian rồi lại về nhà. Mẹ ra đi để con phải sống côi cút bên bà nội già nua. Con càng giận Mẹ nhiều hơn khi phải sống bên cạnh bà vợ kế của cha mình. Khi đó con lại phải săn sóc một bầy em, cùng cha khác mẹ của mình.

Như vậy đó, Mẹ đã ra đi lúc con còn quá nhỏ để hiểu thế nào là nỗi sầu ly biệt. Mẹ có biết là con gái nhỏ của Mẹ phải gánh trên vai bao nhiêu khổ đau của cả kiếp đời mồ côi Mẹ. Con oán trách cả Chúa tại sao lại nỡ nhẫn tâm bắt Mẹ ra đi khi bầy con còn măng sữa.

Ôi! ngồi nhớ lại thấy thật tủi thân cho những năm dài thiếu Mẹ. Mẹ nghĩ gì khi nhìn con lần cuối trước khi lià bỏ trần gian. Làm sao Mẹ chịu đựng nổi khi thấy con gái Mẹ bơ vơ? Chúng ta đã xa nhau cả một kiếp người.

Rồi tới năm 1954, Ba đã đưa cả gia đình chúng ta theo đoàn người di cư vào Nam và rồi con lại có thêm bà mẹ kế. Gần 30 năm sau con lại liều lĩnh ôm con một mình ra đi khi đứa út còn bú mẹ, đi vượt biển trên một chiếc thuyền nan nhỏ xíu. Mẹ con con lưu lạc cã mấy năm dài trong trại tị nạn Hồng Kông, rồi cũng đặt chân được tới miền đất hứa Hoa Kỳ.


Cho đến giờ nầy khi đã làm mẹ, các con đã thành công khôn lớn trên nước Hoa Kỳ; con vẫn chưa hiểu nổi sao Mẹ có thể chịu đựng nỗi thái độ hờ hững lạnh lẽo của Ba. Điều đáng phục là Mẹ đã phải sống những đêm dài đơn lạnh và còn phải săn sóc cả mẹ chồng.

Mẹ ơi! Có lẽ thái độ gan dạ, nhẫn nhục của Mẹ đã dạy con biết gan lì chống trả với bao nghịch cảnh buồn đau của kiếp đời làm mẹ khó khăn trên xứ người. Mẹ biết con đã từng run rẩy khi học lái xe, khi học máy tính, khi uốn lưỡi học tiếng Anh để giao tiếp với người bản xứ. Rồi bây giờ những đêm dài cô đơn lạnh lẽo trên xứ người, khi chồng và con cái lần lượt bỏ ra đi. Mẹ, vâng, chính Mẹ là một điểm tựa quan trọng cho con để con tập gan lỳ, để không dể dàng lùi bước, không bỏ cuộc trước những khó khăn. Để con hiểu là phải tự lo cho chính mình, và đừng đặt quá nhiều tin tưởng vào người khác, dù người đó là chồng con.

Dù vậy, mỗi lần con nhìn thấy một bà mẹ nựng nịu, ôm con họ là con lại vẫn thấy buồn, nhớ Mẹ. Bao năm dài trôi đi, hình ảnh Mẹ; hơi ấm của Mẹ như vẫn còn đâu đây. Con vẫn thèm, thèm lắm được một lần nằm ôm Mẹ.

Không phải chỉ giận Mẹ thôi đâu, mà con vẫn còn oán giận cả Ba đã không về với Mẹ, để Mẹ phải sống trong lẻ loi và chết khổ như vậy. Nói cho cùng thì chính con cũng chẳng hơn gì. Có bao giờ con dâng tặng cho Mẹ được một chút niềm vui? Con ân hận bởi chưa hề nấu cho Mẹ được một bữa cơm chiều! Hồi đó, chắc cũng như con mình bây giờ, con đã dám nghĩ rằng: Mẹ chỉ là một bà mẹ quê mùa, dốt nát, không tài, khéo đủ để dạy con nên người.

Bao lần con đã thờ ơ trước niềm đau của Mẹ để thản nhiên vui với những tự do, mê dại của riêng mình. Mãi đến lúc tóc đã bạc màu, con mới cảm nhận được phần nào niềm đau ấy khi chồng và con cái đã xa lìa. Thật xót đau trong con như cuống rún vẫn chưa lìa!

Dù có giận Mẹ bao nhiêu, chỗ đứng của mẹ trong tim con vẫn chưa ai có thể thay thế; ngay cả cái chết của mẹ cũng không thể chia lìa được chúng ta. Cám ơn Mẹ đã cưu mang, đã đưa con vào đời và đã cho con những dòng sữa ngọt ngào. Và nhất là Mẹ đã không vì giận hờn Ba mà nỡ vất bỏ con, khi con còn trong bụng mẹ.

Con luôn trân quý những giờ phút khi mẹ con ta bên nhau. Con ao ước chúng ta tìm lại được niềm an bình trong dạ. Giờ này trên thiên đàng, chắc Mẹ cũng cầu cho các con của con, cho chúng nó an lành và may mắn, biết trân qúy tình nghĩa gia đình; có được một tổ ấm với những đứa con ngoan hiền. Biết hiếu thảo, yêu thương cha mẹ, nhất là khi cha mẹ đã già nua..

Bao nhiêu năm trôi giạt trên xứ người, hôm nay ngồi nhìn lại những năm tháng cùng tận của đời mình; đã đến lúc con phải tự mua cho chính mình một chỗ để chôn tấm thân tàn. Để khỏi làm phiền đến con cháu khi ra đi, chắc con sẽ nhờ người mang nắm xương tàn về chôn bên cạnh Mẹ. Con tin là sau bao năm sinh tử phân lìa, linh hồn Mẹ sẽ mỉm cười với đứa con gái nhỏ của Mẹ, khi nó đã chu toàn hết mình bổn phận làm mẹ.

Chiều nay, trong buổi chiều hoang vắng của một ngày tháng tư buồn lạnh trên quê người, con ngồi thả hồn thương nhớ về quê nhà yêu dấu để hình dung về Mẹ; và để theo dõi từng đứa con đang lưu lạc bốn phương trời: đứa ở Seattle, đứa út đi tận bên trời Âu, đứa ở Washington. Dù một mình lẻ loi, con tự an ủi là lũ con của mình, nhưng đứa cháu ngoại của Mẹ, đều có nhà cửa đàng hoàng, có công ăn việc làm xứng đáng: đứa lớn là cán sự xã hội, đứa thành công trên thương trường và đứa út thì thuộc ngành luật. Thằng bé nầy có bao nhiêu tiền đều xài phá cho những chuyến đi chơi xa. Cám ơn Chúa đã giúp chúng nó can trường đứng vững trên đôi chân của mình.

Mẹ ơi! Mẹ biết là mấy tuần nay con cứ miệt mài viết mãi, viết rồi lại xoá. Con đã ngồi vật lộn lâu thật lâu với những dấu sắc, huyền, hỏi, ngả, nặng... trên máy vi tính. Vì không phải là nhà văn, chưa bao giờ viết bài đăng báo trong đời nên con thật run và khớp. Nhưng rồi vì Mẹ, con vẫn lấy hết can đảm để viết những dòng chữ vụng về nầy, như một nén hương lòng, như một lời tạ tội của Ba và của các con, để dâng lên Mẹ của con. Đối với con, điều kỳ diệu nhất con đã làm được là viết xong bài viết khó khăn nầy, như một “tác phẩm đầu tay” để dâng về mẹ.

Con hy vọng những giòng chữ tâm huyết nầy làm hương hồn mẹ được siêu thoát từ đây. 

Rồi ngày lễ mẹ năm nay, con sẽ cài lên áo một bông hồng đỏ tươi để nhớ mẹ. Lung linh trong màn lệ, khuôn mặt dịu hiền của mẹ đang hiện về nhìn con trìu mến, thứ tha.

Mẹ, Mẹ ơi!

Hà Phương

Ý kiến bạn đọc
10/05/201210:23:31
Khách
That cam dong! Cam on tac gia.

T
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,395,423
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện vừa làm việc vừa học thêm về Management Information System. Bài viết mới nhất của cô lần này ghi lại cảnh thủ đô nước Mỹ chìm ngập
Theo kết quả giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2006 vừa được loan báo, Thịnh Hương là một trong 12 tác giả được bình chọn vào chung kết. Là một nữ viên chức làm việc tại miền Bắc California, bà đã góp 4 bài viết đặc biệt cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu: Hắn Và Tôi, Bắt Đầu Từ Hoàng Hôn, Thuốc Đắng Đã Tật và Người Đẹp Thương Xá
Chúng tôi là những người Viking Na Uy nhỏ bé hiền hòa đang viếng thăm nước Mỹ. Xin lưu ý: không phải bốn chúng tôi nhỏ bé hiền hòa mà là nước Na Uy của chúng tôi nho nhỏ nhu mì. Na Uy được cái hân hạnh là nơi tổ chức trao giải thưởng Nobel Hoà Bình mỗi năm vì trong lịch sử thế giới, Na Uy chưa bao giờ gây lộn
Tôi gặp người bạn trẻ ấy đứng thơ thẩn một mình trong giờ giải lao ở cuối hành lang hội trường của đại học American University. Anh chàng này trông quen quá nhưng tôi không tài nào nhớ nổi hắn là ai. Tôi đến tham dự một buổi sinh hoạt dành riêng cho sinh viên và các bạn trẻ gốc Á Châu do hội "The National
Ngày xửa ngày xưa, khi hai đứa lấy nhau, chú rể người Mỹ và cô dâu người Việt, chú rể khăng khăng không chịu tổ chức đám cưới ở nhà hàng Tàu, cô dâu không muốn đãi ở nhà hàng Mỹ, cuối cùng hai đứa quyết định tổ chức đám cưới ở trên một chiếc tàu. Cruise chạy vòng vòng trên sông Potomac, khách đến dự đám
Thanh có một người khách Mễ vào tuổi "chiều tàn". Bà vô làm nail (làm móng tay giả) vài lần, coi bộ vừa ý, lần sau bà dẫn thêm người em, hai đứa con gái, và cháu. Nội ngoại gì không biết mà tới ba bốn đứa lận. Từ mấy đứa nầy kéo thêm một nhóm bạn. Mấy đứa còn cấp trung học cho nên mỗi lần có sinh nhựt bạn bè hay
Chuyện xảy ra trong tiệc cưới tại một nhà hàng seafood vùng thủ đô Tỵ Nạn Cộng Sản Little Sàigòn, 2 tuần sau ngày Tưởng Niệm quốc hận 2006. Tiệc cưới này có lẽ vì hai vị thân thuộc và bạn bè đôi trẻ, đa số đều là cựu tù cải tạo. Bởi thế mà, ngay sau khi ngồi vào bàn tiệc họ đã như biết nhau từ trước; tay bắt mặt mừng
Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, không biết sao tôi lại rất thích con số mười hai (12). Cái gì đó đã thu hút tôi mỗi khi tôi nhìn thấy nó. Là một cô gái, mỗi khi nhìn thấy ai mặc áo có ghi con số đó thì tôi lại dính chặt cặp mắt tôi vào họ. Nhiều khi bị họ bắt gặp, tôi rất mắc cỡ, nhưng tính nào tật đấy, vẫn không bỏ được. Ở bên Mỹ này
Các con cái cháu chắt vừa tổ chức lễ Thượng Thọ cho cụ Trần tại một nhà hàng Việt nổi tiếng tại Houston, Texas. Cụ vừa đúng 85 tuổi tính đến tháng 7 năm 2006. Cụ ngồi đó mà trí nhớ cụ tìm về quá khứ từ bẩy tám chục năm trước. Thời gian thấm thoát đã đưa cụ về tuổi gần đất xa trời. Các bạn cụ kẻ trước người sau đã
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Nhạc sĩ Cung Tiến