Hôm nay,  

Những Đóa Hoa Hồng Ngày Của Mẹ

17/05/201200:00:00(Xem: 172534)
Tác giả Bảo Trân tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, Viết về nước Mỹ 2009 với bài “Con Bé”, chuyện kể về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu. Bài mới là chuyện nhà Ngày Của Mẹ 2012. Hình ảnh là nhân vật của bài viết.

Khi tôi đi dự lễ mừng Phật Đản về đến nhà thì thấy Đôn đang cắm cúi với mấy bông hồng ở một góc sa lông trong phòng khách.Thấy tôi thằng bé nhoẻn miệng cười hỏi:

- Sao bố má về sớm vậy?

Tôi không trả lời con mà hỏi lại:

- Bé đang làm gì đó con?

Từ lâu rồi tôi vẫn không bỏ được thói quen gọi Đôn là Bé, mặc dù, “thằng Bé” của tôi đã gần 28 tuổi, đã tốt nghiệp Luật Khoa, và đã đi làm hơn nửa năm rồi. Nhưng trong mắt tôi, Đôn vẫn mang hình ảnh một chú bé kháu khỉnh của ngày nào, lẫm chẫm chạy chơi trong family room, thỉnh thoảng chạy đến gần mẹ, dụi đầu vào ngực mẹ thì thầm - cho con mâm tí.

Đôn lườm tôi nói:

- Lại gọi Bé.

Tôi cười giả lả:

- Sorry, má quên, Đôn làm gì đó, cắt hoa của má hả?

Thằng bé ngượng nghịu đưa cho tôi xem cái hoa đang cầm trong tay:

- Con muốn làm 1 bình hoa cho má với mấy cái hoa trong vườn nhà mình trước khi má về, ai biết má về sớm vậy. 

image002

Hèn chi, hồi chúng tôi còn ở trên chùa Đôn đã gọi điện thoại hỏi chừng nào bố má về và có gì ăn trưa. Tôi đã bảo con hâm lại tô bánh canh nấu hôm qua ăn đi vì bố má sẽ ăn trưa ở trên chùa, xem ca nhạc một lúc rồi mới về. Nhưng sau đó thì tôi đổi ý về sớm không ở lại xem ca nhạc nữa. Chắc thằng bé không ngờ là tôi về sớm hơn dự định nên nhẩn nha ăn đến mãi bây giờ mới… cắm hoa cho má. Tôi nhìn những đóa hoa hồng bị cắt cụt lủn nằm lăn lóc dưới thảm hỏi con:


- Con cắt hoa ngắn như vậy thì làm sao mà… cắm?

Đôn lắc đầu:

- Con không cắm, con xâu hoa.

Tôi chợt nhìn thấy sợi giây đồng trong tay con, tôi kêu lên ngạc nhiên:

- Con xâu mấy cái hoa như vậy rồi làm sao nó… sống?

Đôn cười hì hì:

- Thì con đem tụi nó đi… tắm nước, con bắt chước làm như cái centerpiece của đám cưới bạn con tháng trước mà. Để con làm xong rồi má coi tụi nó có sống được không nghen.

Tôi lảng ra chỗ khác để cho con tự do… làm việc. Ngồi trong góc bếp tôi im lặng ngắm Đôn đang chăm chú xâu từng đóa hoa, bẻ cọng giây đồng. Nhìn đôi bàn tay to tướng của Đôn tỉ mỉ mân mê mấy cái hoa hồng nhỏ xíu tôi không cầm được nỗi xúc động đang trào dâng trong lòng. Con tôi dễ thương quá! Tôi cầm máy ảnh chạy u ra phòng khách, nhắm vào Đôn và mấy cái hoa nằm lăn lóc dưới chân ghế gọi con:

- Ngẩng lên, cười với má.

Đôn ngẩng đầu lên, tay vẫn cầm đóa hoa đang xâu dở dang, mỉm cười.

Treo mấy cái hoa vào trong bình, bẻ sợi dây đồng cong qua, lượn lại cho vừa ý rồi Đôn lấy từng ly nước đổ từ từ vào cho ngập đầy những đóa hoa hồng. Xong, thằng bé lễ mễ bưng bình hoa đưa cho tôi nói:

- Happy Mothers Day, má mi.

Tôi rưng rưng nước mắt, dụi đầu vào ngực con thì thầm:

- Thank you. I love you, baby.

Bảo Trân

Ý kiến bạn đọc
18/08/201223:22:48
Khách
I'm impressed you should think of sotmehing like that
18/08/201222:43:13
Khách
Finding this post has solved my prolebm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,636,801
Tác giả Lưu Nguyễn cư trú tại Davis, CA, đã góp nhiều bài đặc biệt và từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm, đi thực tập làm giảng viên trong ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College. Bài viết mới nhất của Lưu Nguyễn là chuyện về đời sống tại Mỹ.
Trương Kim Hoàng Thư,một kỹ sư, hiện làm việc tại DPW-LACO, đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 11 năm trước với bài "Phốp - Chuyện Một Phần Tư Thế Kỷ". Bài sau đây là một chuyện tình mùa xuân, đã phổ biến trong Báo Tết Việt Báo 2012.
Tác giả đã 2 lần liên tiếp nhận giải Viết Về Nước Mỹ: Năm 2009, giải danh dự, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" và Giải Tác Phẩm Trong Năm 2010, với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu"” Đến Hoa Kỳ năm 1984, Khôi An hiện là cư dân Bắc California. Nghề nghiệp: kỹ sư điện tử tại công ty Intel. Bài viết mới là một tự sự xúc động về Tháng Tư với lời ghi: Tặng những người có cha mẹ đã chết trong trại tù sau 1975.
Tác giả có ba tập thơ song ngữ Anh-Việt đã xuất bản, và nhiều bài nghiên cứu đăng trong các tạp chí chuyên đề quốc tế. Cô sinh tại Việt Nam năm 1975, định cư tại Hoa Kỳ từ 1994, khi đã 19 tuổi.
Tác giả là cư dân San Jose, cơng việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng gia đình hiện sống tại quận Bình Thạnh, Saigon. Bài đầu tiên của K.H. là “Ngày Của Cha”, đã phổ biến trên Việt Báo ngày 19 Tháng Sáu 2011,
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý,tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị,vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011.Là một cựu sĩ quan VNCH,cựu tù,ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO,định cư tại Boston.Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare,social worker,phụ giáo,tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools.Sau đây là bài mới nhất của ông.
Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ - hiện có trên trang mạng: http//tuoihoahatnang.com. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải vinh danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả Lê Ngọc Minh là một kỹ sư chuyên viên đồ án xây cất nặng về dầu hỏa và dàn khoan dầu ngoài biển; sinh năm 1939 tại Thái-Bình, di tản sang Mỹ năm 1975, cư ngụ tại La Habra, California. Trong ba năm 2003-2005, ông đã góp cho giải thưởng viết về nước My 6 bài viết liên tiếp, đặc biệt chững chạc hiếm có:
Những ngày sau 30 tháng Tư, 1975 chắc chắn là những ngày kinh hoàng nhất cho rất nhiều gia đình tại miền Nam Việt Nam. Nhưng đối với một số người, những ngày ấy kéo dài tưởng như vô tận, đến mười mấy năm, mà mỗi ngày là một thế kỷ của nhọc nhằn và mỗi đêm là một trường canh của kinh sợ.
Nhạc sĩ Cung Tiến