Hôm nay,  

Bạn và Giấc Mơ Olympics

04/08/201200:00:00(Xem: 230015)
Có một lúc nào đó trong thời thơ dại, bạn tôi mơ trở thành vận động viên thể dục (gymnastics Olympian ) đi dự thi đại hội thể thao của thế giới được tổ chức mỗi bốn năm.

Bạn người tầm thước, không cao, mảnh khảnh. Trong đội múa của trường, bạn là người mềm mại, uyển chuyển nhất. Bạn có thể uốn cong người ra sau hoặc trước mà vẫn giữ chân rất thẳng. Cuối năm lớp bốn, bạn còn tập được động tác nhảy từ trên cao xuống, uốn người một vòng trong không trung trước khi chân chạm đất. Vì vậy bạn được cả trường gọi là "người cao su".

Thời đó, kỹ thuật truyền thông chưa phát triển như hiện nay, chúng tôi không được coi live trực tiếp thế vận hội Olympics trên TV màu HD màn ảnh phẳng như bây giờ. Lâu lâu mới được coi chiếu lại trên TV (màu sắc còn nhợt nhạt) một vài hình ảnh các cô vận động viên gymnasts biểu diễn. Mỗi lần như vậy, bạn vẫn quả quyết nói với chúng tôi, nghe rất là người lớn :

- Sẽ có một ngày tao được đi thi đấu như vậy. Lúc lên bục nhận huy chương được thấy cờ vàng ba sọc đỏ của mình tung bay và nghe quốc ca của mình trổi lên chắc là vừa vinh dự vừa cảm động lắm.

Chúng tôi chưa kịp có ý kiến,bạn lại tiếp với ý tưởng của một đứa con nít "miệng còn hôi sữa":

- Nếu được huy chương vàng tao sẽ có tiền “bao” cả lớp đi ăn đậu đỏ bánh lọt cả tháng luôn.
afp_gabby_douglas
Gabby Douglas Thế Vận London 2012.
Tuổi thơ, nhìn đời toàn màu hồng, dễ mơ ước, dễ tin là đường đời khấp khuỷu, gập ghềnh với ai khác, với mình thì luôn bằng phẳng thênh thang, tất cả chúng tôi cùng khuyến khích bạn tập luyện trong phòng tập võ Judo của trường. Có lẽ vì "quyền lợi vật chất" : được ăn đậu đỏ bánh lọt free cả tháng; mà cũng có lẽ vì lúc đó chúng tôi vừa mới đọc "Bồn lừa" và "Mơ thành ngưòi Quang Trung" của nhà văn Duyên Anh. Tinh thần dân tộc dâng cao, và ước mơ của chúng tôi cũng dâng cao, cao ngất trời xanh. Cuộc đời dưới mắt tuổi lên mười, "muốn là được", còn hơn là câu ngạn ngữ “Vouloir cest pouvoir” của Pháp.

Ước mơ được đi thi đấu ở thế vận hội và đạt huy chương vàng trong môn gymnastics của bạn, được cả lớp ủng hộ, và khuyến khích bạn. Tất cà chúng tôi đều ngây thơ không biết là để có ngày được vinh dự khoác áo quốc gia đi thi đấu, có ngày được lên bục cao, cúi đầu xuống được khoác huy chương lên cổ, được thấy cờ của quốc gia mình treo ở vị trí quan trọng nhất, tai được nghe điệu nhạc quen thuộc của bài quốc ca, mỗi vận động viên phải trải qua nhiều năm trường kiên trì tập luyện. Mồ hôi đổ ra vì vận động nhiều, nước mắt đổ ra vì đau nhức các bắp thịt. Và quan trọng hơn hết phải sống với một chế độ tập luyện gian lao ngay từ lúc còn rất nhỏ, nhất là đối với môn gymnastics.

Chẳng hạn cô bé Shawn Johnson, người Mỹ, từ lúc 3 tuổi đã Shawn được cha mẹ ghi danh vào học một lớp gymnastics khi họ thấy cô con gái nhỏ con của họ thường thích leo trèo và nhảy xuống từ bàn ghế trong nhà. Lúc mới tập, chưa quen, Shawn té ngã nhiều lần. Cô bé 3 tuồi khóc thành tiếng, bao giờ cô cũng được mẹ an ủi vỗ về. Vòng tay nâng đỡ của mẹ làm Shawn có nghị lực đứng lên tập tiếp dù đôi khi vẫn còn đau. Nhiều năm dài sau đó, hai mẹ con cùng đến phòng tập, con tập trên sàn, mẹ ngồi trên hàng ghế đầu tiên, luôn đưa mắt khuyến khích con. Nhiều hôm Shawn tập đến lúc bạn bè đã về hết, huấn luyện viên cũng rời phòng tập, chỉ còn hai mẹ con.

Hơn một thập niên trôi qua, dù nắng đổ lửa vào mùa hè hay tuyết ngập đường vào mùa đông, Shawn được mẹ chở đến phòng tập đều đặn ít nhất ba lần mỗi tuần. Bà mẹ như một nguồn năng lượng không bao giờ cạn cho cô vận động viên gymnastics . Ở thế vận hội Olympics 2008, Shawn được vinh dự trở thành nhà vô địch thế giới về World Artistic Gymnastics. Mồ hôi nước mắt cùa mười hai năm dài đem lại cho Shawn Johnson một huy chương vàng và một huy chương bạc ở tuổi mười sáu tại Bắc Kinh năm 2008.
afp_shawn_johnson
Shawn Johnson 2011. (Photo AFP/Getty Images)

Trả lời phỏng vấn ai là người giúp Shawn nhiều nhất trong thành công ờ Thế vận hội 2008, cô bé vô địch về gymnastics đáp ngay không cần phải suy nghĩ:

- Mẹ tôi đã dạy tôi từ lúc tôi còn nhỏ là tôi luôn phải giữ thăng bằng trong tập luyện cũng như trong đời sống. Nếu tôi muốn thành công trong bất cứ việc gì điều trước tiên tôi phải yêu thích việc đó.

Mùa hè năm 2012 đến Luân Đôn, nhưng không thể tham gia đội tuyển do đầu gối bị chấn thương trong quá trình tập luyên, Shawn tuyên bố retired (giải nghệ), chấm dứt sự nghiệp thi đấu của một vận động viên thế giới chuyên nghiệp ở tuồi hai mươi, thuộc loại "cao tuổi" đối với môn gymnastics. Shawn chấm dứt sự nghiệp với lời khuyên vàng ngọc của bà mẹ đã sát cánh bên con suốt từ năm cô lên 3 tuổi, “Cuối cùng, khi con 50, 60 hay già hơn nữa, mọi người sẽ quên đi những cái huy chương, những cái bằng cấp, và những hào quang quanh nó nhưng người ta sẽ không bao giờ quên con như một con người.”

Hay như Gabrielle Douglas lên 3 tuổi đã biết làm theo động tác của chị mình khi cô chị tập luyện trong phòng những động tác căn bản từ một lớp gymastics. Với thiên khiếu sẵn có, chỉ "học lóm" nhưng động tác cùa Gabby (cách gọi ngắn của tên Gabrielle) đã nhuần nhuyễn và mềm mại hơn chị. Vì vậy lên 6 tuổi, Gabby được cha mẹ gởi vào học ở một lớp chuyên huấn luyện cho các mầm non gymnasts.

Nhiều năm học gymnastics, cô bé Gabby cũng nuôi ước vọng được tham dự Thế vận hội Olympics. Năm 2008, ờ tuổi 13, qua màn ảnh Tivi, thấy Shawn Johnson lên bục nhận huy chưong vàng, nhìn huấn luyện viên Yiang Chow tận tình với đội gymnasts của Mỹ, Gabrielle thuyết phục cha mẹ xin cho mình được qua Iowa học ở Chows Gymastics and Dance Institute nơi Shawn Johnson đã được đào tạo . Không ai muốn gởi cô con gái mới 14 tuổi đến sống với một gia đình lạ cách xa cha mẹ gần ba ngàn miles (khoảng 4.800 km) nhưng với ước vọng của con, cha mẹ của Gabrielle gởi con qua học trường gymnastics đã đào tạo rất nhiều nhà vô địch thế vận hội đem về cho Hoa Kỳ nhiều huy chương vàng.

Chìu con, Mẹ của Gabby đưa con từ Virginia qua Iowa, gởi con ở nhà một bà mẹ cũng có con gái học cùng lớp gymnastics với Gabby. May mắn là với kỹ thuật đưong thời, mỗi ngày mẹ của Gabrielle có thể nói chuyện và "nhìn" con qua webcam.

Có những lúc quá nhớ nhà, Gabby khóc lóc đòi về. Cũng đặt nhiều hy vọng vào khà năng gymnastics của con, và đã đầu tư quá nhiều tiền bạc vào cô con út, bà mẹ an ủi, vỗ về con :

- Cố gắng một chút nữa thôi, một ngày nào đó, con sẽ được lên bục nhận huy chương như cô Shawn Johnson, con có muốn vậy không? Cuộc đời không bao giờ dễ dàng, con phải chiến đấu và không bao giờ bỏ cuộc.

Cái hào quang của Shawn ở thế vận hội 2008 ở Bắc kinh làm Gabby tạm quên đi nỗi nhớ nhà, lao vào tập luyện.

Một ngày cuối thàng 7 năm 2012 ở thế vận hội Luân đôn, mọi cố gắng của Gabby và sự hy sinh của cha mẹ cô được đền bù xứng đáng. Cô bé Gabby nhỏ con, mảnh khảnh nhất đội tuyển Gymastics của Mỹ lên bục nhận huy chương vàng toàn đội.

Qua màn ảnh TV, nhìn khuôn mặt mới lớn của Gabby Douglas, khuôn mặt trưởng thành của Shawn Johnson, tôi bỗng nhớ khuôn mặt thanh tú còn nét trẻ thơ của bạn tôi và giấc mơ Olympics ngày chúng tôi còn học ở bậc Tiểu học.

Nếu không có biến cố tháng 4 năm 1975 có lẽ ở thế vận hội Olympics lần thứ 23 năm 1986 ở Los Angeles, có thể bạn tôi cũng đã được lên bục nhận huy chương vàng, biến giấc "mơ thành người Quang Trung" và niềm tự hào Việt Nam thành hiện thực. Tôi tin như vậy khi nhìn bạn kiên trì tập luyện,có lúc ứa nứoc mắt vì đau, vì té ngã.

Buồn thay, vào mùa hè năm 1979, bạn cùng cả con tàu vượt biển chìm xuống đại dương trong một hành trình tìm tự do không bao giờ đến đích. Chắc là trước khi vĩnh viễn từ giã trần gian, bạn tôi vẫn thấy hình ành lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phời giữa một rừng cờ ở thế vận hội, và có cái huy chương vàng tròn trĩnh đeo ở cổ bạn như giấc mơ của thời thơ dại...

Nguyễn Trần Diệu Hương

Ý kiến bạn đọc
08/08/201202:38:46
Khách
Đoạn cuối buồn quá, làm tôi muốn khóc. Xin cám ơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,166,472
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến