Hôm nay,  

Bạn và Giấc Mơ Olympics

04/08/201200:00:00(Xem: 230005)
Có một lúc nào đó trong thời thơ dại, bạn tôi mơ trở thành vận động viên thể dục (gymnastics Olympian ) đi dự thi đại hội thể thao của thế giới được tổ chức mỗi bốn năm.

Bạn người tầm thước, không cao, mảnh khảnh. Trong đội múa của trường, bạn là người mềm mại, uyển chuyển nhất. Bạn có thể uốn cong người ra sau hoặc trước mà vẫn giữ chân rất thẳng. Cuối năm lớp bốn, bạn còn tập được động tác nhảy từ trên cao xuống, uốn người một vòng trong không trung trước khi chân chạm đất. Vì vậy bạn được cả trường gọi là "người cao su".

Thời đó, kỹ thuật truyền thông chưa phát triển như hiện nay, chúng tôi không được coi live trực tiếp thế vận hội Olympics trên TV màu HD màn ảnh phẳng như bây giờ. Lâu lâu mới được coi chiếu lại trên TV (màu sắc còn nhợt nhạt) một vài hình ảnh các cô vận động viên gymnasts biểu diễn. Mỗi lần như vậy, bạn vẫn quả quyết nói với chúng tôi, nghe rất là người lớn :

- Sẽ có một ngày tao được đi thi đấu như vậy. Lúc lên bục nhận huy chương được thấy cờ vàng ba sọc đỏ của mình tung bay và nghe quốc ca của mình trổi lên chắc là vừa vinh dự vừa cảm động lắm.

Chúng tôi chưa kịp có ý kiến,bạn lại tiếp với ý tưởng của một đứa con nít "miệng còn hôi sữa":

- Nếu được huy chương vàng tao sẽ có tiền “bao” cả lớp đi ăn đậu đỏ bánh lọt cả tháng luôn.
afp_gabby_douglas
Gabby Douglas Thế Vận London 2012.
Tuổi thơ, nhìn đời toàn màu hồng, dễ mơ ước, dễ tin là đường đời khấp khuỷu, gập ghềnh với ai khác, với mình thì luôn bằng phẳng thênh thang, tất cả chúng tôi cùng khuyến khích bạn tập luyện trong phòng tập võ Judo của trường. Có lẽ vì "quyền lợi vật chất" : được ăn đậu đỏ bánh lọt free cả tháng; mà cũng có lẽ vì lúc đó chúng tôi vừa mới đọc "Bồn lừa" và "Mơ thành ngưòi Quang Trung" của nhà văn Duyên Anh. Tinh thần dân tộc dâng cao, và ước mơ của chúng tôi cũng dâng cao, cao ngất trời xanh. Cuộc đời dưới mắt tuổi lên mười, "muốn là được", còn hơn là câu ngạn ngữ “Vouloir cest pouvoir” của Pháp.

Ước mơ được đi thi đấu ở thế vận hội và đạt huy chương vàng trong môn gymnastics của bạn, được cả lớp ủng hộ, và khuyến khích bạn. Tất cà chúng tôi đều ngây thơ không biết là để có ngày được vinh dự khoác áo quốc gia đi thi đấu, có ngày được lên bục cao, cúi đầu xuống được khoác huy chương lên cổ, được thấy cờ của quốc gia mình treo ở vị trí quan trọng nhất, tai được nghe điệu nhạc quen thuộc của bài quốc ca, mỗi vận động viên phải trải qua nhiều năm trường kiên trì tập luyện. Mồ hôi đổ ra vì vận động nhiều, nước mắt đổ ra vì đau nhức các bắp thịt. Và quan trọng hơn hết phải sống với một chế độ tập luyện gian lao ngay từ lúc còn rất nhỏ, nhất là đối với môn gymnastics.

Chẳng hạn cô bé Shawn Johnson, người Mỹ, từ lúc 3 tuổi đã Shawn được cha mẹ ghi danh vào học một lớp gymnastics khi họ thấy cô con gái nhỏ con của họ thường thích leo trèo và nhảy xuống từ bàn ghế trong nhà. Lúc mới tập, chưa quen, Shawn té ngã nhiều lần. Cô bé 3 tuồi khóc thành tiếng, bao giờ cô cũng được mẹ an ủi vỗ về. Vòng tay nâng đỡ của mẹ làm Shawn có nghị lực đứng lên tập tiếp dù đôi khi vẫn còn đau. Nhiều năm dài sau đó, hai mẹ con cùng đến phòng tập, con tập trên sàn, mẹ ngồi trên hàng ghế đầu tiên, luôn đưa mắt khuyến khích con. Nhiều hôm Shawn tập đến lúc bạn bè đã về hết, huấn luyện viên cũng rời phòng tập, chỉ còn hai mẹ con.

Hơn một thập niên trôi qua, dù nắng đổ lửa vào mùa hè hay tuyết ngập đường vào mùa đông, Shawn được mẹ chở đến phòng tập đều đặn ít nhất ba lần mỗi tuần. Bà mẹ như một nguồn năng lượng không bao giờ cạn cho cô vận động viên gymnastics . Ở thế vận hội Olympics 2008, Shawn được vinh dự trở thành nhà vô địch thế giới về World Artistic Gymnastics. Mồ hôi nước mắt cùa mười hai năm dài đem lại cho Shawn Johnson một huy chương vàng và một huy chương bạc ở tuổi mười sáu tại Bắc Kinh năm 2008.
afp_shawn_johnson
Shawn Johnson 2011. (Photo AFP/Getty Images)

Trả lời phỏng vấn ai là người giúp Shawn nhiều nhất trong thành công ờ Thế vận hội 2008, cô bé vô địch về gymnastics đáp ngay không cần phải suy nghĩ:

- Mẹ tôi đã dạy tôi từ lúc tôi còn nhỏ là tôi luôn phải giữ thăng bằng trong tập luyện cũng như trong đời sống. Nếu tôi muốn thành công trong bất cứ việc gì điều trước tiên tôi phải yêu thích việc đó.

Mùa hè năm 2012 đến Luân Đôn, nhưng không thể tham gia đội tuyển do đầu gối bị chấn thương trong quá trình tập luyên, Shawn tuyên bố retired (giải nghệ), chấm dứt sự nghiệp thi đấu của một vận động viên thế giới chuyên nghiệp ở tuồi hai mươi, thuộc loại "cao tuổi" đối với môn gymnastics. Shawn chấm dứt sự nghiệp với lời khuyên vàng ngọc của bà mẹ đã sát cánh bên con suốt từ năm cô lên 3 tuổi, “Cuối cùng, khi con 50, 60 hay già hơn nữa, mọi người sẽ quên đi những cái huy chương, những cái bằng cấp, và những hào quang quanh nó nhưng người ta sẽ không bao giờ quên con như một con người.”

Hay như Gabrielle Douglas lên 3 tuổi đã biết làm theo động tác của chị mình khi cô chị tập luyện trong phòng những động tác căn bản từ một lớp gymastics. Với thiên khiếu sẵn có, chỉ "học lóm" nhưng động tác cùa Gabby (cách gọi ngắn của tên Gabrielle) đã nhuần nhuyễn và mềm mại hơn chị. Vì vậy lên 6 tuổi, Gabby được cha mẹ gởi vào học ở một lớp chuyên huấn luyện cho các mầm non gymnasts.

Nhiều năm học gymnastics, cô bé Gabby cũng nuôi ước vọng được tham dự Thế vận hội Olympics. Năm 2008, ờ tuổi 13, qua màn ảnh Tivi, thấy Shawn Johnson lên bục nhận huy chưong vàng, nhìn huấn luyện viên Yiang Chow tận tình với đội gymnasts của Mỹ, Gabrielle thuyết phục cha mẹ xin cho mình được qua Iowa học ở Chows Gymastics and Dance Institute nơi Shawn Johnson đã được đào tạo . Không ai muốn gởi cô con gái mới 14 tuổi đến sống với một gia đình lạ cách xa cha mẹ gần ba ngàn miles (khoảng 4.800 km) nhưng với ước vọng của con, cha mẹ của Gabrielle gởi con qua học trường gymnastics đã đào tạo rất nhiều nhà vô địch thế vận hội đem về cho Hoa Kỳ nhiều huy chương vàng.

Chìu con, Mẹ của Gabby đưa con từ Virginia qua Iowa, gởi con ở nhà một bà mẹ cũng có con gái học cùng lớp gymnastics với Gabby. May mắn là với kỹ thuật đưong thời, mỗi ngày mẹ của Gabrielle có thể nói chuyện và "nhìn" con qua webcam.

Có những lúc quá nhớ nhà, Gabby khóc lóc đòi về. Cũng đặt nhiều hy vọng vào khà năng gymnastics của con, và đã đầu tư quá nhiều tiền bạc vào cô con út, bà mẹ an ủi, vỗ về con :

- Cố gắng một chút nữa thôi, một ngày nào đó, con sẽ được lên bục nhận huy chương như cô Shawn Johnson, con có muốn vậy không? Cuộc đời không bao giờ dễ dàng, con phải chiến đấu và không bao giờ bỏ cuộc.

Cái hào quang của Shawn ở thế vận hội 2008 ở Bắc kinh làm Gabby tạm quên đi nỗi nhớ nhà, lao vào tập luyện.

Một ngày cuối thàng 7 năm 2012 ở thế vận hội Luân đôn, mọi cố gắng của Gabby và sự hy sinh của cha mẹ cô được đền bù xứng đáng. Cô bé Gabby nhỏ con, mảnh khảnh nhất đội tuyển Gymastics của Mỹ lên bục nhận huy chương vàng toàn đội.

Qua màn ảnh TV, nhìn khuôn mặt mới lớn của Gabby Douglas, khuôn mặt trưởng thành của Shawn Johnson, tôi bỗng nhớ khuôn mặt thanh tú còn nét trẻ thơ của bạn tôi và giấc mơ Olympics ngày chúng tôi còn học ở bậc Tiểu học.

Nếu không có biến cố tháng 4 năm 1975 có lẽ ở thế vận hội Olympics lần thứ 23 năm 1986 ở Los Angeles, có thể bạn tôi cũng đã được lên bục nhận huy chương vàng, biến giấc "mơ thành người Quang Trung" và niềm tự hào Việt Nam thành hiện thực. Tôi tin như vậy khi nhìn bạn kiên trì tập luyện,có lúc ứa nứoc mắt vì đau, vì té ngã.

Buồn thay, vào mùa hè năm 1979, bạn cùng cả con tàu vượt biển chìm xuống đại dương trong một hành trình tìm tự do không bao giờ đến đích. Chắc là trước khi vĩnh viễn từ giã trần gian, bạn tôi vẫn thấy hình ành lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phời giữa một rừng cờ ở thế vận hội, và có cái huy chương vàng tròn trĩnh đeo ở cổ bạn như giấc mơ của thời thơ dại...

Nguyễn Trần Diệu Hương

Ý kiến bạn đọc
08/08/201202:38:46
Khách
Đoạn cuối buồn quá, làm tôi muốn khóc. Xin cám ơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,117,860
Đáng lý ra thì nó đã được gọi bằng một cái tên Việt-Nam cho khỏi “Mỹ hoá”! Nhưng là vì hai đứa anh lớn của nó “bàn ra tán vô”trước khi con bé được sinh ra. Đại-khái là dùng tên Mỹ để sau đi học cho dễ gọi, chứ như hai đứa anh lúc qua Mỹ đã sáu bảy tuổi, đi đến trường bằng tên Việt bình thường, mấy tháng đầu nhiều khi
Tác giả Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán ở Pháp, cô sang Mỹ, vừa làm vừa học thêm về Management Information System. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ gặp gỡ trên chuyến bay đi Việt Nam .
Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng
Năm 2000, sau gần 25 năm cày bừa chăm chỉ trên đất Mỹ, hai vợ chồng già đã làm một chuyến qui cố hương đáng giá, đi từ bắc vô nam. Sau chuyến đi này, tôi vẫn thường ra rả bên tai chồng rằng: nì, Ôn ơi, kể từ nay mỗi năm tụi mình chỉ nên kéo cày 11 tháng, còn một tháng thì kiếm chỗ đi chơi, kẻo già rồi cố quá có ngày
Tác giả cho biết ông sinh năm 1934 tại Cần Thơ, hiện là cư dân Austin , Texas . Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Những Người Tuổi Sửu”, kể chiuyện “đi cầy tại Mỹ” cho thấy tấm lòng của các bậc cha anh với thế hệ con em. Bài mới lần này là câu chuyện về một bà mẹ thuyền nhân phấn đấu với hoàn cảnh, một mình
Sáng sớm xe chạy, trưa đoàn dừng chân ở thị trấn Solvang ăn trưa, tiếp tục hành trình đến lâu đài Hearst, toà lâu đài trơ vơ trên núi, 2 đứa mua vé, mỗi vé $20 dollars vào xem, chờ xe ở trạm, Phụng bỏ 25cents vô kính viễn vọng để xem lâu đài trên núi, mùa đông, toà lâu đài chìm trong sương mù dày đặc, xe đón
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Bài viết về nước Mỹ
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Sau đây là bài đầu tiên
Tác giả Nguyễn Viết Tân, cư dân Costa Mesa, đã được tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001 với bài viết “Bên Bờ Freway.” Từ nhiều năm qua, ông là người viết được bạn đọc Việt Báo đặc biệt trân trọng. Bài viết mới của ông kể chuyện đi săn trên đất Mỹ. Mấy hôm nay tôi thường nằm dài ra ghế coi Basketball game
Nhạc sĩ Cung Tiến