Hôm nay,  

Viết Vội

29/08/201200:00:00(Xem: 153498)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả, cựu giáo sinh sư phạm Qui Nhơn khoá 10, cư dân Anaheim, California, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài mới của Kim N.C. được ghi là “viết vội” về buổi họp mặt 12 năm giải thưởng Việt Báo.

Chủ nhật 12 tháng 8 tại nhà hàng Royal Banquet, vợ chồng tôi ngồi chung bàn với 2 người bạn thân, bên cạnh là cô Bảo Xuân và gia đình. Năm nay, họp mặt có thêm nhiều khuôn mặt trẻ, những tài năng mới, những cây viết không chuyên nghiệp nhưng rất... chuyên nghiệp và mọi người có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều chân dung các tác giả mới toanh.

Trong số này có Thái N.C đồng hương xứ Huế và cái tên nghe ra cũng từa tựa như có họ hàng. Đặc biệt có vợ chồng Trang Đài Glassey Trần Nguyễn cùng cậu con trai vô cùng kháu khỉnh.

Một nhân vật nổi bật khác, sở hữu một khuôn mặt rất...Mỹ, một con Rồng Mỹ có mẹ Việt đang vẫy vùng trên đại dương Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, đó là Hải Quân Trung Tá Long Mỹ, xuất sắc với bài viết mà trong tận cùng trái tim đã không bao giờ quên được cội nguồn.

Ấn tượng sau cùng dĩ nhiên là "tân hoa hậu" Lê Thị mà mỗi bài viết của Lê Thị làm tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Phải chi mình cũng có một đứa con trai như rứa. Con cái nhà ai qua Mỹ từ nhỏ tiếng Việt không thông, tiếng Anh như gió tiếng có tiếng không, rứa mà chừ đây viết những bài tiếng Việt lưu loát chan chứa tình người, bao la tình mẹ con, ngất ngây tình yêu đôi lứa. Hơn nữa Lê Thị lại sở hữu một giọng Bắc rất ư là Bắc kỳ chính hiệu. Nói túm lại Lê Thị xứng đáng là Hoa Hậu 2012 của Việt Báo. Người đâu mà “tài sắc vẹn toàn,” tôi tính lò mò tới xin chữ ký nhưng ngại bị la là thấy kẻ sang bắt quàng làm họ nên thôi.

Trong phần ca nhac, cô Khánh Ly trong họp mặt năm nay tuyệt vời với tà áo tím, biểu diễn xuất sắc 2 ca khúc phổ từ thơ Trần Dạ Từ. Trước khi hát bài “Gội Đầu, Gội Đầu”, cô nói..."Bạn sẽ nghĩ gì, tìm được gì sau khi nghe bài hát này... Bạn nghĩ gì?" Với tôi, Gội Đầu là xả là bỏ hết muộn phiền của đời sống để hạnh phúc với những gì mình đang có trong tay, tựa như chiều Chủ Nhật qua là một chiều hạnh phúc, tựa như 40 năm qua tôi đã thương yêu và được yêu thương.

Kim N.C

Ý kiến bạn đọc
30/08/201212:49:53
Khách
Dạ, Thai N.C thân chào tác giả Kim N.C
Hôm đó ,vợ chồng Thai N.C chung bàn với tác giả TrangĐài Glassey, như vậy là mình đã đối diện mà ... bất tương phùng.
Năm tới nếu được dự lễ nữa, Thai N.C nhứt định sẽ tìm gặp Kim N.C để nhận họ.
01/09/201218:32:18
Khách
Viết vội mà rất có tình nghĩa và rõ ràng.
Mong đọc thêm bài của tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,823,453
Tôi chầm chậm đậu xe vào cái chỗ quen thuộc của tôi mỗi sáng chủ nhật, đó là một mảng lề thoai thoải giữa chừng con dốc, được thêu vá bởi màu sắc hoa Vàng Anh và cỏ dại. Bên kia là một cái park rộng thênh thang với những nhánh thông xanh nếu nhìn một lần sẽ không rõ là thiên nhiên hay là tranh vẽ,
Anh đã từng ghé lại Câu Lạc Bộ, Anh nói chuyện với anh em với tất cả hào khí của người lính! Anh khẳng định: Sống là chiến đấu, là chấp nhận thử thách! Đôi khi đời không yêu ta, ta cũng phải há mồm cắn vào nó, ghì chặt nó, như xích của tank cạp lấy mặt đường, bùn lầy
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương Xưa”, kể chuyện gặp gỡ
Tôi cởi tung quân phục, xếp gọn gàng lại, đặt trên đầu giường. Tôi nhìn đôi lon trung úy lần cuối. Nhìn chiến hạm lần cuối. Nhìn những bậc thang lên đài chỉ huy, như đưa tôi lên đài danh vọng thuở nào. Nhìn những bậc thang dẫn xuống hầm tàu, dẫn xuống lòng nước - như chôn vùi tuổi tên, chôn vùi cả một cuộc đời
Đào Như là bút hiệu của   Bác sĩ Đào Trọng Thể, tác giả đã được trao tặng giải Viết Về Nước Mỹ 2005,   "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính.” Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận Cam . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Cường đang đọc lại cuốn sách "Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê mang từ Việt Nam qua Mỹ bỏ nằm ụ trên kệ sách mấy năm rồi mà không có thì giờ rảnh rỗi để nghiền ngẫm.   Hôm nay nhân ngày lễ, ông lấy được một tuần lễ Vacation đầu tiên sau bao năm lận đận với công việc
Nhạc sĩ Cung Tiến