Hôm nay,  

Đi Bầu

04/11/201200:00:00(Xem: 205894)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một kỹ sư điện toán cho một công ty tại Arizona. Là con một gia đình H.O., từng trải qua nhiều năm khốn khó khi miền Nam đổi đời, Nguyễn Khánh Vũ đã góp nhiều bài viết xúc động khi tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Bài mới của ông là chuyện bầu cử, nhân ngày tổng tuyển cử 6-11 sắp tới.

Với tư cách là người Việt Nam tôi chưa bao giờ có may mắn được hưởng cái quyền hiến định đó trên đất nước tôi. Ngày một nửa nước còn hít thở bầu không khí tự do, tôi vẫn còn là một cậu bé chân ướt chân ráo bước vào lớp một. Còn sau cái ngày gọi là "giải phóng", tôi lại mửa vào cái "quyền" đó khi bị lùa đi bỏ phiếu như bao người dân miền Nam, cho đủ số, đủ tụ theo tiêu chuẩn thi đua của Việt cộng.

Vậy mà kể từ ngày trở thành công dân của đất nước vĩ đại này, kỳ nào cũng vậy và suốt mấy tháng qua, tôi luôn cùng hàng triệu người Hoa Kỳ hào hứng đón xem các vị đại diện hai chính đảng lớn nhất nước tranh luận trực tiếp trên truyền hình. Không chỉ với dân Mỹ, một phần lớn nhân loại trên địa cầu này cũng đang hứng thú theo dõi cuộc tranh cử hiện nay tại Hoa Kỳ.

Thật mãn nhãn khi được chứng kiến tài hùng biện, khả năng lôi cuốn khán giả chẳng những bằng ngôn từ khéo léo, bằng sự thông minh sắc sảo, mà còn qua vóc dáng như minh tinh màn bạc của hai đối thủ chính trị lão luyện. Các cử tri còn được thưởng lãm những đòn tấn công trực diện, và cũng không thiếu những đòn "móc giò lái" ngoạn mục cứ như từ hai võ sĩ thực thụ. Ngoài việc tranh luận, các ứng viên còn phải trả lời các câu hỏi của người dân từ một số những người đại diện chọn lọc hay được gửi qua các phương tiện truyền thông như email, hoặc các mạng xã hội như Twitter.

Điều này thật khác xa với cái cảnh bầu bán của Việt cộng hay quan thầy Trung cộng khi mà cả bọn đóng cửa cả tháng trời với nhau cứ như mấy con mèo dấu dấu diếm diếm cái gì đó, để đấu đá nhau ác liệt tranh giành ghế và khi mọi sự đã rồi, báo chí "lề phải" sẽ được lệnh phổ biến danh sách "trúng cử". Việt cộng từng khoác lác về cái gọi là dân chủ XHCN (xạo hết chỗ nói), dân chủ gấp ngàn dân chủ tư bản nhưng thực tế người dân không hề được quyền bầu chọn lãnh đạo quốc gia, mà chỉ loanh quanh trong đám 2 triệu đảng viên cộng sản, còn lại tám mươi mấy triệu đồng bào bị xếp xó như một thứ công dân loại 2.

Còn nhớ Việt cộng cũng từng ra rả chỉ trích nền dân chủ non trẻ của hai nền cộng hòa tại miền Nam ngày xưa là dối trá, bám chân đế quốc. Nhưng cứ đơn giản nhìn vào các thành phần ứng cử xuất thân hay đại diện các đảng phái hay giáo phái rất khác nhau thì cũng dễ dàng nhận ra sự thật. Nội cái chuyện có người lấy hình tổng thống Hoa Kỳ Nixon, gạch chéo trên mặt rồi dùng trong việc tranh cử thì đủ thấy miền Nam tự do cỡ nào và có làm tay sai cho đế quốc như Việt cộng vẫn ra rả tuyên truyền hay không. Thử hỏi ở miền Bắc XHCN, dù có không ưa Lenin hay Stalin đến đâu đi nữa, chắc chắn một điều, ngay cả trong mơ, không ai dám nghĩ đến việc làm một điều tương tự như vậy.

Tại Mỹ, để tạo thuận lợi cho dân chúng, chính phủ cho phép việc bầu khiếm diện, người dân chỉ việc điền phiếu bầu từ nhà, ký tên cho hợp lệ rồi bỏ vào thùng thư gửi đi trước hạn cuối cùng theo luật định. Gia đình tôi cũng đã chọn cách thức này từ nhiều năm nay. Tuy nhiên theo Rose, một cư dân của thành phố Huntington Beach, thư ký trong công ty tôi, và là một bà mẹ trẻ có con mới 5 tháng tuổi, đã chia xẻ "Tôi thích đích thân đi bỏ phiếu hơn dù phải chờ trong một dòng người rồng rắn xếp hàng. Tôi thấy ai cũng thực sự xúc động. Có rất nhiều bạn trẻ trải nghiệm lần bỏ phiếu đầu tiên - thực sự là vui như một ngày hội".

Mấy thằng bạn Mỹ trong công ty tôi, kỳ nào cũng vậy, thường đi bỏ phiếu từ lúc sáng sớm rồi mới vô làm. Đi bầu xong, là họ hãnh diện dán mấy cái sticker lên trên kiếng xe, lên nón hay lên áo "Tôi đã đi bầu".

"Brian, did you vote?", John, một người bạn trong công ty, chất vấn tôi ngay khi vừa bước vào.

"Tao gửi phiếu bầu khiếm diện từ 2 tuần trước rồi. Mày hôm nay mới đi bầu hả?", tôi chọc lại.

"Oh, man. You're so bored.", John cười hiền lành, khoát tay ra vẻ bất bình, rồi hỏi tôi tiếp "Want some coffee?".

Nhìn theo vẻ hãnh diện và nghe tiếng nói rổn rảng của John khoe khoang về việc đi bỏ phiếu, tôi xuýt phì cười. Và tôi thiễn nghĩ, rất nhiều người Mỹ, và có lẽ ngay cả John, cũng không cảm nhận hết được cái may mắn, niềm hạnh phúc to lớn mà họ đang mặc nhiên thụ hưởng.

Tôi tự hào vì mình cũng đã làm tròn trách nhiệm công dân trên quê hương mới nhưng tôi lại chạnh lòng nghĩ đến đồng bào mình. Biết bao giờ quê hương tôi mới có được những ngày hội như thế này, những ngày hội mà có lẽ các dân tộc yếu kém nhất ở châu Phi xa xôi còn được hưởng. Dân tộc tôi đâu có hèn kém, cha ông tôi anh hùng hào kiệt rạng danh đất phương Nam.Vậy mà dân tôi nay đi làm tôi mọi khắp nơi. Phụ nữ xứ tôi bán mình khắp vùng Đông Nam Á. Trẻ em nước tôi nhục nhằn, nhơ nhớp trong các ổ mãi dâm trên xứ Cambodia, Thái Lan. Trong khi đó, cái bọn gọi là lãnh đạo nước tôi lại đang quá bận rộn mãi quốc cầu vinh, chia nhau quyền hành, phè phỡn, chè chén trên nỗi đau khổ của cả dân tộc, gục mặt trước nhục quốc thể, mặc cho bọn quan thầy phương Bắc dày xéo lên quê hương. Bao nhiêu năm rồi hỡi đồng bào? Và còn như thế này bao lâu nữa hỡi thanh niên Việt Nam, khi mà những ngày hội của cả dân tộc bị cướp đi một cách thô bạo từ sau cái gọi là "mùa Thu 1945" hay "mùa Xuân 1975"?

Trong mùa bầu cử tại Hoa Kỳ, không ngày nào thùng thư nhà tôi, và chắc chắn của tất cả mọi nhà, là không đầy ắp các tờ rơi từ các ứng viên, hay các tổ chức ủng hộ, mời gọi, xin phiếu cho họ. Một công đôi ba chuyện, ngoài việc bỏ phiếu cho các chức vụ dân cử, người dân còn bỏ phiếu cho các dự luật, do đó ngoài tờ rơi xin phiếu, người dân cũng nhận được các cuốn sổ tay giới thiệu về những dự luật từ chính quyền cấp tiểu bang cũng như các tờ rơi xin ủng hộ hay loại bỏ các dự luật này từ các nhóm ủng hộ hay chống đối. Việc gọi điện thoại kêu mời sự ủng hộ cũng được sử dụng một cách triệt để. Có ngày trung bình gia đình tôi nhận được không dưới 5 hay 6 cú gọi loại này trong mùa bầu cử. Tuy nhiên, có lẽ vì ít nhiều hiểu được việc làm phiền các gia chủ, nên các cộng tác viên rất lịch sự và lễ phép. Họ chào hỏi, ăn nói nhẹ nhàng, vui vẻ trình bày và cũng không quên lời cám ơn khi tạm biệt.


Người Việt do phần lớn mang căn cước tị nạn cộng sản nên ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia bỏ phiếu và chẳng những thế, ngày càng nhiều người trẻ thuộc thế hệ thứ 2 tham gia ứng cử vào các chức vụ dân cử địa phương lẫn cấp tiểu bang. Với sức mạnh chính trị ngày càng lớn của cộng đồng, tiếng Việt đã được sử dụng rộng rãi và chính thức trong các mẫu hướng dẫn hay phiếu bầu cử. Các ứng viên bản xứ luôn cố gắng đến với các sinh hoạt trong cộng đồng Việt để mọi người biết. Có ứng viên học cả tiếng Việt để tiếp xúc dễ dàng hơn, làm vui lòng dân tị nạn gốc Việt.

"Tôi thấy họ mị dân quá, chứ có thương yêu gì người Việt mình!", tôi nghe một người quen tỏ ý bài xích.

"Sao anh lại nói vậy? Nếu có ai muốn xin anh điều gì, anh trông chờ họ sẽ nhỏ nhẹ hay trịch thượng, đốp chát với anh?", tôi nhận xét.

"Nhưng họ toàn cho người mình uống nước đường không à, xong chuyện rồi, họ có làm gì cho cộng đồng đâu?", anh tiếp tục chống chế.

"Nếu điều đó xảy ra anh mới thấy hay của chế độ dân chủ chứ. Họ xin anh, anh không thích thì anh không cho, không bầu. Còn nếu anh bầu mà họ làm không được việc thì còn cơ hội cho họ lấy phiếu của anh lần nữa sao? Anh quên mau quá. Tụi Việt cộng nó có xin phiếu anh đâu, nó lùa anh đi bỏ phiếu như lùa gà, lùa vịt vậy. Mà thực ra cái phiếu của anh có giá trị gì đâu, mọi chuyện đã được tụi nó "cơ cấu" trước cả rồi, chỉ là một màn kịch dở ẹt thôi. Nó ngồi trên đầu anh rồi, nó làm sai, thì nó bảo nó sửa. Sửa rồi vẫn sai, thì nó sửa tiếp. Anh thấy có đúng không?", tôi thẳng thắn trình bày.

"Để tôi kể cho anh nghe câu chuyện phiếm về việc bầu bán của Việt cộng, anh coi có đúng không", tôi cười cười.

Thực chất chuyện bỏ phiếu chọn quan chức ở Việt Nam dưới cái chế độ cộng sản cứ như chuyện nhà kia có ông bố dẫn về mấy cô gái ăn sương cho các con chọn vợ.

"Các con cứ "tự do" chọn lựa. Chọn đứa nào cũng được, vì chúng là gái cả."

Mà thật tội nghiệp cho người dân Việt với cái quyền "đảng cử, dân bầu" này, khi các "ứng viên" toàn là bọn ăn sương cho Tàu cộng.

"Sao mà dân mình "đen" quá, anh hả?", anh cười to như thay cho lời kết.

Người dân ở đây thực sự tham gia và đóng vai trò rất quan trọng trong việc bầu cử. Rất nhiều gia đình cho phép sử dụng garage của mình làm phòng phiếu. Nhiều người Mỹ địa phương, và gần đây người Việt mình cũng đã tham gia làm công tác thiện nguyện tại các phòng phiếu như giúp phát phiếu bầu cử hay hướng dẫn cử tri việc bầu sao cho hợp lệ. Trên bãi cỏ trước nhà của nhiều gia đình xuất hiện bảng tên các ứng viên, được cắm khắp nơi, lôi kéo sự chú ý của người đi qua, kẻ đi lại, nhằm mục đích xin phiếu hay đơn giản chỉ để thể hiện sự ủng hộ của gia chủ. Các phương tiện truyền thông được vận hành tối đa và chuyên nghiệp. Các buổi talk show lôi mời các bình luận gia tài ba hay nhân vật chính trị nổi tiếng về, trình bày việc ủng hộ hay bài xích một ứng viên hay dự luật nào đó. YouTube với các mẫu video clip tràn ngập trong mùa bầu cử. Có những đoạn video clip được làm rất công phu, được đầu tư tốn kém với kịch bản rõ ràng và cũng có những mẩu rất sơ sài quay bằng máy quay phim cá nhân hay thậm chí điện thoại, rất nghiệp dư. Chẳng thấy ai lo lắng bị công an mạng rình rập hay bị bỏ tù vì thật may mắn trong luật lệ nước Mỹ không có khoản 2 điều 88 vu vơ như của Việt cộng. Quảng cáo trên truyền hình vào những giờ có đông khán giả cũng chiếm một thời lượng lớn với biết bao tốn kém. Người dân địa phương còn hăm hở tìm kiếm chỗ ngồi, tham gia các buổi vận động tranh cử, được tổ chức khắp nơi. Ngay cả học sinh ở tiểu học cũng được hướng dẫn, và thực hành việc bỏ phiếu.

"Ba, I voted today", thằng bé Tin khoe với tôi.

"Ủa, Tin, ai cho con kẹo vậy?", tôi hỏi thằng bé khi nhìn thấy miệng mồm nó dính đầy những màu xanh, đỏ.

"Dad, did you see my pin?", nó chỉ tay vào cái kẹp có dòng chữ "I voted" cài trên ngực áo.

"Con vote for Jim làm school president. Jim cho con kẹo đó", nó vừa tiếp tục nói vừa không ngừng mút cây kẹo lollipop xanh lè.

"Ba, Ba bầu cho ai hả Ba. Ba nghĩ ai sẽ thắng cử kỳ này hả Ba? Ở trường con mới được coi video về kỳ bầu cử 4 năm trước đó Ba.", cô con gái tôi thể hiện sự quan tâm của mình về sự kiện quan trọng của đất nước đang diễn ra.

"Ba sẽ bỏ phiếu cho người nào ủng hộ và bảo vệ sự sống", tôi trả lời con.

"Là sao hả Ba?", con tôi thắc mắc.

"Con biết không, dưới chiêu bài ủng hộ nữ quyền, có người hô hào việc cho phép phụ nữ,thiếu nữ được phép tự ý phá thai, ngay cả khi thai nhi đã hơn 6 tháng tuổi. Theo Ba điều này là sai trái, tôi phân tích cho con.

"Con biết không, ở bên Tàu, hàng năm người ta giết đi hơn 13 triệu em bé. Con số này bằng với tổng dân số của cả nước Guatemala hay cả thành phố Tokyo. Con thấy có kinh khủng và dã man không?"

"Thôi thì mình quên chuyện xảy ra bên Tàu đi, gì thì gì họ là cộng sản vô thần. Ở đất nước hữu thần này, vậy mà hàng năm cũng có đến 1.2 triệu thai nhi không có cơ hội nhìn thấy ánh sáng mặt trời.

Tôi thiển nghĩ thật khó để tìm ra một nơi nào đó trên trái đất mà người phụ nữ có nhiều ưu đãi hơn ở đất nước này. Đối với các thai phụ găp khó khăn, hiện có rất nhiều cơ quan thiện nguyện, rất nhiều chương trình như "Pennies from heaven", nay đã đổi thành "Dollars from heaven" sẵn sàng trợ giúp họ. Các thai phụ có thể nhận được những giúp đỡ về mặt tài chánh, các hướng dẫn hay cố vấn về việc sanh nở, chăm sóc thai nhi. Và cũng có rất nhiều viện mồ côi hay những cơ sở giới thiệu nhận con nuôi để họ có thể tìm đến sau khi sanh.

Và tôi xin kết thúc bài viết này cũng bằng một câu hỏi khác của con tôi.

"Họ nói về quyền của phụ nữ, còn quyền của em bé thì sao hả Ba?", con tôi ngẫm nghĩ rồi chất vấn.

Và tôi đã không biết phải trả lời con tôi làm sao.

Cứ 4 năm, chúng ta lại có cơ hội đánh giá, lắng nghe và rồi sử dụng quyền hiến định của người công dân tham gia vào việc bầu ra những nhà lãnh đạo xứng đáng cho đất nước. Đó là sức mạnh của lá phiếu, sức mạnh của nền dân chủ. Và tôi cầu nguyện với ơn trên, cho tôi sáng suốt sử dụng nó.

Tôi nguyện cầu cho đồng bào tôi ở quê hương sớm được sống trong tự do, dân chủ, sớm được thực hiện quyền đầu phiếu lựa chọn những thủ lãnh dân cử xứng đáng.

Nguyễn Khánh Vũ

Ý kiến bạn đọc
10/11/201216:44:17
Khách
Phải chi tôi đọc được bài này sớm một chút. Tôi nghe nói nếu không bầu cho Obama thì không còn Medicare nên tôi sợ quá. Gì chứ mấy cái vụ phá thai tàn nhẫn quá, sao lại ủng hộ. Tôi nhờ con cháu viết hộ vài hàng. Xin cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,417,691
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình: mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay sắp sửa thành "anh xui." Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ
Lễ Vu Lan năm nay tám chị em chúng tôi vẫn còn may phước để trân trọng gài cái bông hồng trên áo. Má tôi năm nay trên tám chục tuổi rồi mà má vẫn còn khoẻ mạnh, tiếng nói còn sang sảng, tinh thần còn minh mẫn tuy rằng đi đứng đã có phần chậm chạp. Tại sao chỉ có ngày lễ Vu Lan cho Mẹ mà không có ngày lễ Vu Lan cho Cha"
Một tối ăn sinh nhật ở nhà người bạn láng giềng đã vãn. Bà con bè bạn về gần hết, chỉ còn lại mấy thằng bạn thân quây quần quanh cái bàn nhỏ ở patio, chưa chịu chia tay. Anh H, chủ nhà, bữa nay 49, coi bộ hơi "xừng xừng", và muốn cuộc vui "birthday" của mình tiếp tục "tới bến", nên xách
Hơn tuần nay tình hình chiến sự ở miền nam Lebanon vẫn tiếp tục sôi động, kể từ khi máy bay Do Thái xâm phạm lãnh thổ Lebanon để truy kích các mục tiêu của bọn khủng bố Hezbolla, sau khi bọn này bắt cóc hai người lính Do Thái, rồi liên tục pháo kích vào lãnh thổ của họ. Nhằm bảo vệ tính mạng của công dân Mỹ sinh
Nhạc sĩ Cung Tiến