Hôm nay,  

Thua Bài Trừ Thuế

19/11/201200:00:00(Xem: 257089)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, cư dân Sacramento, California, từng có văn thơ đăng trên báo chí vùng bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011, với bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới của ông.

Hà tắt máy computer, dọn dẹp bàn làm việc cho gọn một chút, định ra đóng cửa văn phòng về sớm. Lúc này không phải mùa thuế, nên Hà và các cộng sự viên không phải túc trực thường xuyên ở văn phòng mà chỉ đến thỉnh thoảng theo hẹn, hoặc để giải quyết một số việc lặt vặt.

Vừa ra tới cửa văn phòng, Hà ngạc nhiên thấy dáng bà Mary đẩy cửa bước vào, tay cầm một bọc plastic lớn đựng gì không rõ. Văn phòng Hà tọa lạc tại một vùng có nhiều sắc dân cư ngụ, nên ngoài những khách hàng người Việt, Lào, Phi ..., còn có một số người Mỹ. Bà Mary là khách hàng Mỹ quen thuộc từ gần 20 năm nay, kể từ khi Hà mới bắt đầu mở văn phòng làm thuế tại đây. Năm nào bà Mary cũng mang hồ sơ đến nhờ Hà làm thuế cá nhân cho bà và luôn luôn có một món quà thật đặc biệt tặng Hà. Nhưng năm nay bà trở lại sau mùa thuế lần nữa.

- Chào bà, bà mạnh khỏe? Hà ân cần hỏi thăm và mời bà vào.

- OK, mọi việc đều good. Tôi có món quà cho cô.

Hà vội đưa tay đỡ bọc plastic và hỏi:

- Sao quà nữa? Mùa thuế đã có quà rồi mà?

Bà Mary tươi cười giải thích:

- Tôi mới từ Williams thăm gia đình em tôi về, có cà chua và gạo ngon cho cô.

Hà cảm động mở gói quà lấy cà chua và bọc gạo mân mê. Đây là món quà bé nhỏ nhưng chứa đựng tình nghĩa rất thắm thiết. Tuy chỉ là khách hàng, nhưng do tính tình hiền hậu, dễ mến bà Mary đã trở thành bạn thân thiết với Hà. Mỗi lần tới nhờ Hà làm thuế, bà dành một thời gian tâm sự với Hà về hoàn cảnh gia đình. Được biết chồng bà đã mất và hiện bà ở nuôi hai con trong tuổi đi học. Bà thường mời mọc Hà về thăm nông trại của em bà ở thành phố Williams, cách Sacramento nơi Hà ở và làm việc khoảng 1 giờ đường xe, nơi đó có vườn cây và ruộng lúa. Bà cũng có tâm hồn nghệ sĩ nên mời Hà hôm nào lưu lại nông trại để được hưởng đêm trăng huyền diệu của miền quê.

Nhớ lại lúc mới quen bà Mary, gia đình Hà vừa định cư ở Mỹ được vài năm, chưa có bạn bè nào thân thuộc và bà con lại ở xa. Lúc đó tại thành phố Hà ở bị lụt thật lớn sau nhiều năm hạn hán. Đích thân bà Mary mau lẹ đến nhà Hà, phụ đưa cha mẹ và Hà ra một hotel cao ráo để tạm trú. Lần nữa con trai út Hà bị suyển nặng, bà đã tới rước cháu đi bệnh viện ngay trong lúc Hà lúng túng không kịp gọi xe cứu cấp. Bà tỏ ra không những là người bạn thân mà còn như người bảo trợ rất có trách nhiệm. Gần đây bà có chuyện buồn, nhưng người đàn ông mới sanh tật rượu chè không ở lâu được trong đời bà. Hà đang cố tìm cách an ủi bà cho qua khỏi cơn khó khăn nầy.

Hà cám ơn món quà, rồi bà Mary ngồi và nôn nóng hỏi ngay:

- Bà có nhận được tiền refund từ mùa thuế năm rồi không?

- Có, bà Mary vui mừng trả lời, tiền refund về khá sớm, đầy đủ khoảng $2,500.

Nhưng vừa nói xong, bà Mary lộ vẻ đăm chiêu và ngập ngừng hỏi:

- Này, tôi muốn hỏi cô tiền thua bài có trừ thuế được không?

- Được chứ, Hà mau mắn trả lời, nhưng phải có thắng bài và phần thua bài chỉ dùng để trừ hết phần thắng mà thôi.

Sợ bà Mary không tin, Hà kéo trong hộc tủ "Publication 17" của sở thuế Federal, là quyển sách gối đầu giường của những người làm thuế như Hà mỗi khi muốn tham khảo những qui định căn bản của thuế liên bang. Hà lật trang và đọc lớn cho bà Mary nghe:

- You cannot deduct gambling losses that are more than your winnings.

Bà đã tin, nhưng tỏ ra bất mãn:

- Như vậy nếu tôi không có thắng bài thì phần thua bài trừ vào đâu?

- Không trừ vào đâu được, Hà quả quyết.

Để bà khỏi tiếc, Hà giải thích thêm:

- Không phải lỗ nào cũng được sở thuế liên bang cho phép trừ đâu, chẳng hạn nhà bà đang ở mà bán lỗ có trừ thuế được đâu; còn chơi stock cũng vậy, stock lỗ trừ hết vào stock thắng, phần lỗ dư chỉ được trừ hạn chế vào lợi tức mỗi năm $3,000 thôi.

Bà nghe một loạt giải thích chu đáo, đã yên tâm và hiểu biết. Bà lần tay lấy trong cặp hồ sơ một chồng giấy, đưa ra và nói hạ giọng:

- Tôi có thắng bài và thua bài nhiều lắm, năm nay gia đình có nhiều chuyện buồn phải đi casino để tìm quên.

Hà cầm xấp giấy, lẩm bẩm đọc các winning/ loss statements của các casinos, ước tính thắng bài xấp xỉ $50,000.

- Còn thua tới mức thắng không? Hà lo lắng hỏi.

- Thua nhiều hơn nữa, cả trăm ngàn có giấy tờ hẳn hoi đó! Bà buồn bã trả lời.

Mấy năm gần đây, một số sòng bài lớn đã mọc lên, bao vây thủ phủ Cali là Sacramento, như Thunder Valley, Cache Creek, Red Hawk... Khiến một số đông cư dân ở đây trở thành nạn nhân cờ bạc, "bác thằng bần" chớ không phải riêng gì bà Mary.

Hà ái ngại cho bà Mary khi nhìn vào chồng receipts chứng tỏ thua bài lên đến cả trăm ngàn, nhưng Hà vẫn tỏ ra tươi cười cho bà yên tâm:

- Không sao đâu! Bà có thắng bài mà thua hết, có giấy chứng nhận thì trừ được hết, chắc không có thêm thuế gì nữa đâu.

- Đâu phải! Bà Mary hậm hực, tại sao sở thuế bắt tôi đóng $4,000 thuế.


Nói xong, bà lại đưa thêm một tờ giấy của IRS tức tên tắt của Internal Revenue Service mà thoáng nhìn, Hà biết đó là giấy audit của sở thuế liên bang. Hà cầm tờ giấy có tựa đề Notice of Proposed Tax Assessment để trấn an bà Mary:

- Đây là tờ giấy audit của sở thuế, bắt bà đóng $4,000 thuế do thắng bài. Đó là do lỗi bà không đưa tôi tất cả dữ kiện giấy tờ để khai ngay từ lúc đầu, sở thuế đánh thuế trên phần thắng mà không cần biết phần thua. Giờ đây tôi sẽ phải làm cho bà một mẫu thuế đặc biệt gọi là amended return để sửa chữa cho mẫu thuế ban đầu, trong đó có thắng, có thua trừ nhau thì sẽ OK, ơ hơ... mà không OK đâu.

Hà vừa thoáng nhớ một điều quan trọng vừa xảy ra cho một trường hợp thắng bài tương tự mà Hà đã giải quyết tuần rồi.

- Không, Hà tiếp, tuy bà không phải đóng thuế trên số tiền thắng bài vì được thua bài trừ hết, nhưng bà vẫn phải hoàn trả cho IRS tiền refund $2,500 mà bà đã lãnh.

- Tại sao, bà Mary giận dữ hỏi.

- Số tiền refund đó gọi là Earned Income Credit, viết tắt là EIC, Hà vừa nói vừa bình tĩnh chỉ vào hàng EIC, trên mẫu thuế vừa rồi của bà Mary. EIC là số tiền mà nhà nước liên bang Hoa Kỳ cho các gia đình có con, và nhất là có lợi tức thấp được hưởng. Nếu bà có thêm một số tiền thắng bài lớn tới $50,000 cộng thêm vào lợi tức khác thì còn đâu là low income để được hưởng EIC, nên bà phải hoàn lại nhà nước.

- Nhưng tôi nói là đã thua hết mà, bà Mary cãi lại.

- Thua hết, đồng ý, Hà nói. Nhưng tiền thắng phải cộng trước vào lợi tức của bà để tính EIC.

- Vô lý và bất công, bà Mary bất bình.

- Đó là luật của sở thuế, Hà ôn tồn trả lời, tôi chỉ là người làm thuế - tax preparer - không làm gì khác hơn được.

Thấy bà Mary còn do dự, Hà đề nghị tiếp:

- Mẫu thuế sửa đổi - amende return - form 1040 X có thời gian 3 năm để làm, nhưng tôi sẽ làm trước mặt bà ngay để bà thấy những gì tôi nói đều đúng.

Hà xoay màn ảnh monitor về phía bà Mary để bà thấy được những con số hiện ra, xong Hà đưa tay chỉ lên màn ảnh:

- Đây là line gambling winnings, tôi đưa vào chính xác đúng số tiền bà thắng là $52,100, xong đây là line gambling loss, tôi đưa vào đúng số $52,100 dù bà có thua nhiều hơn. Như vậy là bà huề nhé, nhưng cho bà thấy thuế vẫn có là $2,500, tiền EIC bà phải trả lại vì tội thắng bài không còn low income nữa.

Sau câu nói đùa, Hà dùng con chuột kéo mẫu thuế xuống phần cuối cùng để cho bà thấy số tiền thuế phải đóng.

Nhưng ôi! Sao kỳ lại quá, trái với dự tính, con số thuế hiện ra $3,200 chớ không phải là $2,500. Hà lúng túng, nhìn kỹ lần nữa thì cũng vậy. Bà Mary đã thấy rồi, bà bực mình, đứng dậy nói mỉa mai:

- Chắc máy cô hư rồi, sao cô nói có mua software làm thuế rất hiện đại?

Hà bào chữa:

- Vâng, mỗi năm vào mùa thuế tôi phải tốn gần $2,000 đô để renew nó đấy. Nhưng chắc tôi đã đưa dữ kiện vào sai, để tôi review lại.

Bà Mary tỏ ra lịch sự và kiên nhẫn. Tuy nhiên, kiểu người Mỹ như bà muốn đâu ra đó, mọi việc đều phải rõ ràng dù có sai chỉ một chút chi tiết, nên bà hẹn ngày hôm sau trở lại.

Sau khi bà Mary đi, Hà lật đật kiểm tra lại các dữ kiện, nào là tuổi tác các con bà Mary, số lương bà, số tiền thắng bài và thua bài là các con số có thể ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc của thuế để hy vọng tìm ra sự khác biệt oái oăm giữa số thuế dự tính $2,500 và số kết quả $3,200, nhưng tất cả đưa vào đều đúng và software thì tính tóan chính xác hoàn toàn! Làm sao giải thích cho bà Mary ngày mai đây! Hà toát mồ hôi.

Giữa lúc bối rối, Hà vô tình xem qua mẫu thuế 1040, bất ngờ thấy hàng chữ "itemized deductions" or "standard deduction". Hà reo lên mừng rỡ. Tia sáng chân lý đã ló dạng! Chữ "or" của sở thuế rất lợi hại. Uncle Sam cho tay này, lấy tay khác! Nói một cách dễ hiểu, bà Mary được phép dùng tiền thua bài để trừ tiền thắng bài, nhưng trừ vào mục "khấu trừ chi tiết" (itemized deduction) do đó mất đi "khấu trừ tiền chuẩn" (standard deduction) và phải đóng thêm $700 đô.

Hà vừa mừng vừa lo. Mừng vì đã tìm được cách giải thích cho bà Mary, nhưng lo vì đây là một vấn đề có tính cách khá chuyên môn, biết làm sao bà ấy hiểu được. Hà tự nhủ, chỉ còn vài tháng nữa tới mùa thuế, Hà sẽ thông báo cho mọi khách hàng của mình là phải đem hết giấy tờ liên hệ đến thắng bài, thua bài để giải quyết ngay, chớ không đợi tới lúc bị audit nữa.

Hà nghĩ thế nào mình cũng nhận lời bà Mary, về chơi thành phố Williams vắng lặng, quên đi những căng thẳng trong việc làm, tận hưởng những đêm trăng miền quê mà Hà ít được dịp hưởng dù lúc còn ở Việt Nam hay khi tới Mỹ. Nhưng quan trọng hơn, Hà sẽ có dịp hàn huyên với bà Mary, an ủi, khuyên giải những nỗi buồn của bà, ráng thuyết phục bà tìm những thú vui tinh thần như vui cảnh thiên nhiên, âm nhạc thay vì tìm quên trong trò chơi cờ bạc rất có hại, tán gia bại sản. Bà Mary là người Mỹ rất tốt, đã cho mình những giây phút vui tươi, an ủi của tình bạn.... thì đây là lúc phải đáp lại lòng tốt của bà, cảm tạ một người Mỹ, một nước Mỹ đã cưu mang mình.

Giang Thiên Tường

Ý kiến bạn đọc
21/10/202110:11:14
Khách
cialis without a doctor prescription <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis price</a>
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,812,592
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến