Hôm nay,  

Ôi Giời! Tiệc Gây Quỹ

14/12/201200:00:00(Xem: 260519)
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, hai lần nhận giải thưởng, đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết từ ba năm qua. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
vb6_kinh_5
Bé Kinh 5 và Ông Già Noel 2012 tại tiệc gây quĩ.

Những năm gần đây, cứ đến cuối năm là thấy ồn ào những bữa tiệc gây quỹ. Đủ mọi lý do, nhưng nhiều nhất là gây quỹ từ thiện.

Rất nhiều hội đoàn, các tôn giáo, hội ái hữu v v...đua nhau quảng cáo trên TV và Radio. Người ta đi mời, đi bán vé...nhiều đến nỗi đôi khi một cuối tuần có đến hai ba chỗ mời.

Riết rồi đâm nhàm, tốn tiền quá nên ai cũng muốn né.

Ấy thế mà hai năm vừa qua, tôi và vài người bạn lại cả gan tổ chức buổi tiệc gây quỹ cho Hội bác ái Kinh 5 Foundation, thì có phải là xâm mình không.

Người chưa biết địa danh Kinh 5 thì chẳng biết nó nằm ở nơi nào trên cái đất nước VN hình chữ S; người biết rồi thì nói rằng dân Kinh 5 ở trong nước giàu thấy bà, ai cần các ông giúp đỡ nữa đâu.

Vậy nhân đây tôi xin nói sơ qua cái đất Kinh 5 yêu dấu quê hương tôi.

Năm 1954 khi một triệu người từ miền Bắc di cư vào Nam, Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ có hiến cho TT Ngô Đình Diệm rất nhiều đất điền còn hoang hoá, cỏ lau cao vượt đầu người, đầy dẫy chim muông, rùa, rắn, cá... ở miền Tây Nam phần gần tỉnh lỵ Rạch Giá, sau này gọi là tỉnh Kiên Giang.

Trung tâm của khu Dinh điền Cái Sắn này là quận Kiên Tân (Tân Hiệp). Từ đây dọc theo hai bên quốc lộ về hướng Rạch Giá có từ Kinh 1 đến Kinh 10. Nếu ngược lên hướng Long Xuyên thì đặt theo mẫu tự từ A, B, C cho đến H và có những con kinh hơi đặc biệt, có tên riêng như là Kinh Long Bình, Rivera, Thầy Ký... Như vậy tổng cộng có khoảng 20 con kinh đào, dài trung bình 10Km. Dân chúng ở hai bên bờ kinh, mỗi gia đình có 30mx1000m nghĩa là 3 hecta ruộng đất.

Trong vòng 20 năm, người dân di cư đã tạo dựng từ cánh đồng hoang vu đó thành một "Khu Trù Mật".

Đến cuối thập niên 80, những gia đình Kinh 5 hầu như 90% đã có người sinh sống ở nước ngoài. Trong bộ sách ngàn người của giải thưởng viết về nước Mỹ, dân kinh 5 đâu cũng sơ sơ góp trên 10 tác giả.

Nhờ ruộng lúa có sẵn, nhờ sự cần cù làm lụng và sự tiếp tế từ người thân ở hải ngoại, mà Kinh 5 mới có bộ mặt khá giả như hiện nay, với đường xi măng, kè đá hai ven sông, với nhà xây và xe cộ dập dìu.

Nếu Kinh 5 được như vậy rồi, thì tại sao lại phải cần giúp đỡ nữa?

Là tại vì "Kinh Tế Mới"!

Chắc chúng ta còn nhớ sau khi "đổi đời", rất đông dân chúng SG hoa lệ- Hòn ngọc Viễn Đông một thời- bị đưa đi vùng Kinh Tế Mới, để rồi gia đình của họ bị buộc phải trở lại thời kỳ "Đồ Đá".

Người khôn ngoan có dấu diếm được chút đỉnh thì liều trở về thành phố sống không có hộ khẩu; còn đa số người dân trở thành phó thường dân, sống cuộc đời lam lũ làm mướn làm thuê sống đắp đổi qua ngày.

Họ sống ở bờ con kinh Đòn Dông băng ngang Kinh 5. Con cái nheo nhóc, nhà cửa trống trước hụt sau.

Trong nhiều năm vừa qua, dân Kinh 5 hải ngoại ngoài sự giúp đỡ cho gia đình mình, cũng đã từng chia cơm xẻ áo cho những người dân Kinh Tế Mới đó. Những mái nhà tình thương, những bao gạo, những sự giúp đỡ tang gia có tiền mai táng người thân, người mù, tàng tật, bị bịnh hiểm nghèo, những TPB bị gạt ra ngoài lề xã hội....

Nhưng sự cần kíp nhất để giúp dân chúng là một bệnh viện nhỏ, tạm gọi là Trạm Xá phải được xây dựng.

Có người nói: "Đó là việc của nhà nước, của sở Y tế, chúng ta chẳng có trách nhiệm gì".

Nhưng than ơi, suốt mấy mươi năm qua, có ai đoái hoài gì đến cái trạm Y Tế đã được xây dựng mãi từ thời Ngô Tổng Thống đâu. Nó nhỏ bé và xuống cấp trầm trọng.

Người có tiền thì họ đi SG nằm ở Việt Đức, Việt Pháp, Nguyễn Trãi v v...với số tiền phòng khoảng 40 đô la một ngày, còn đa số biết trông cậy vào ai khi mà bệnh viện công đều quá tải, lại xa xôi... nguyên tiền xe cũng đủ phờ râu nói chi tiền khám bệnh, tiền thuốc men và ăn uống.

Trong những việc Kinh 5 Foundation đã làm như thư viện, phòng computer, trường học, cầu cống, giếng bơm... thì những người dân trong nước góp một nửa, còn một nửa là do Quỹ Bác Ái này đài thọ, thí dụ cây cầu mới hoàn thành là 20 ngàn đô la thì chúng tôi gửi về 10 ngàn.

Trạm Xá Kinh 5 dự trù chi phí là 50 ngàn, gồm một phòng khám bệnh, một phòng sanh, một phòng hậu sản khoa, hai phòng cho bác sĩ và y tá, phòng bệnh nhân với 4 giường, 2 nhà vệ sinh và các dụng cụ cùng bàn ghế, giường tủ. Nếu có thêm tiền thì sẽ xây phòng bệnh nhân rộng ra để có thể chứa 10 giường nằm.

Những con em của Kinh 5 trong ngành y tế trong nước cũng khá đông, họ sẵn lòng về phục vụ với một đồng lương công chức vừa đủ sống, cộng thêm phụ cấp của Kinh5 Foundation.

Con cháu ở hải ngoại gồm các Nha, Y, Dược Sĩ và Y tá mỗi năm sẽ thay phiên nhau về làm công tác từ thiện để phụ giúp, để truyền bá thêm kiến thức Y khoa tân tiến, và nhất là họ đem về thêm dụng cụ, thuốc men mà bản thân họ mua, hoặc là xin được ở nơi làm việc.

Tới đây tôi xin nói sơ qua về buổi tiệc gây quỹ hôm Chuá nhật 18-12-2011 năm ngoái.

Ba mươi bàn đầy kín chỗ tại nhà hàng Paracel.

Trước hết xin cám ơn LM Hải Đăng đã đường xa diệu vợi từ New Orleans về giúp anh chị em Kinh5 mà không chịu nhận chút "lỡi" nào cả.

Thứ hai là chúng tôi xin chân thành biết ơn người bạn qúi Cao Minh Hưng và Ngọc Bích, đã hết lòng trong việc từ thiện này, mà mời những MC, ca sĩ trong CLB Tình Nghệ Sĩ...toàn là những người đã có tài lại còn đẹp đẽ, nói năng khéo léo, ngọt ngào... mỗi lời nói ra đều làm nao nức lòng người, làm cho buổi tiệc hoàn toàn sinh động và kết quả không ngờ lại được đến như vậy.

Ngoài những người gốc Kinh5, còn rất nhiều bè bạn đã đến với chúng tôi, bạn cùng đơn vị, bạn viết văn Việt Bút, bạn cùng sở, bạn trong giao tiếp hàng ngày v v...

Xin Anh Cao Minh Hưng chuyển lời của Kinh5 Foundation cám ơn tới đài Globle TV, đài SBTN; tới tất cả thành viên Tình Nghệ Sĩ như Ca sĩ Ngọc Quỳnh, Hà Trúc Mai, Vũ Hùng, Hạnh Cư, Thanh Thanh...

MC Uyển Diễm đã vì lòng thương mà đến với anh chị em, nhất là cô ca sĩ Thúy Anh cùng một mầm non văn nghệ- cháu Đức Khang- hát dân ca với tiếng Việt quá hay và rõ ràng.

Cám ơn Anh Đỗ Đức Siêu và cô ca trưởng Lee Lee Trương cùng với ban hợp xướng Ngàn Khơi đã cống hiến hai bài hợp ca rất hay.

Trong những ngày cuối năm, Kinh 5 Foundation còn nhận được tiền từ những buổi tiệc của người Kinh5 tổ chức ở Dallas, San Jose, Portland, Seattle...

Hy vọng Trạm xá sẽ được hoàn thành trong năm tới.

Có vài chuyện bên lề tôi xin kể lại cho vui:

-Chai rượu Louis XIII với giá mua quá cao là $1,700, đã được LM Hải Đăng và MC Thúy Anh tung hứng "dụ khị" hai đại gia Bao Phan và Hồ Nguyễn đấu lên tới 2,800 đồng. Kết quả sau cùng, hai ngài ấy thay vì đã "Đưa nàng về dinh" lại tặng cho chúng tôi để đem đi đấu chỗ khác.

Tiền lời trong bữa tiệc gây quỹ năm 2011 và các nơi khác gửi về là $12,546.00

Khi biết được số tiền Trạm Xá dự chi cho phòng sanh là 7,000 đô, ai ủng hộ thì sẽ được khắc tên "Sơn son thiếp vàng" ngay phòng này, tôi bèn "khuyến mãi" ông Bao Phân: "Ông giúp cho món tiền này đi. Chúng tôi hứa là ngoài việc khắc tên ông, còn treo ảnh chân dung ông thật lớn trong phòng này, biết đâu các sản phụ khi nhìn thấy nhan sắc ông, họ sẽ dễ sanh hơn (!) Ông ta liền mỉm cười rất vui vẻ.

Năm nay, mùa Noel lại về.

Ban Điều Hành Kinh 5 Foundation lại tổ chức tiệc Noel năm 2012.

Hội Kinh 5 Foundation lập ra không phải để làm những chuyện gì to lớn, cũng không làm gì xa xôi như câu "Làm phúc nơi nao mà để cầu ao rách nát", chỉ mong giúp đỡ những cảnh đời khốn khổ kế bên.

Đây là buổi tiệc gây quỹ lần thứ hai. Năm ngoái cũng vào dịp Noel đã kiếm được hơn 12 ngàn, cộng với tiền ủng hộ, đã xây sửa 25 căn nhà "Mái Ấm Nghèo".

Năm nay đang tiếp tục xây Nhà Thương Kinh 5. Chi phí lên tới gần 50 ngàn.

Ngoài ra những sự giúp đỡ lúc cần kíp như giúp người nghèo có tiền mua hòm, phát gạo cứu đói lúc giáp hạt sắp Tết, tiền đi nhà thương và tiền thuốc, thăm viếng cho quà người bịnh nằm liệt.

Hội cũng bảo trợ phần nào thực phẩm cho Mái Ấm Hoa Hồng tại SG cho các trẻ em sống ngoài đường phố, đi đánh giày, bán báo v v... Nhà Khuyết Tật và Trường Tình Thương vùng Rạch Giá- Hà Tiên.

Năm nay kết quả buổi tiệc rất khả quan, lại được giúp đỡ phần Văn nghệ rất rộn ràng của Tuấn Châu, Mai Lệ Huyền và rất đông ca nhạc sĩ đến "hát chùa" hầu chung một bàn tay cưu mang những phần đời bất hạnh.

Người Kinh 5 khắp các nơi đã về tụ hội hơn 300 người, cộng với quan khách nữa nên nhà hàng Emerald Bay rộng rãi là thế mà cũng trở nên chật chội với 40 bàn.

Nghe ban tổ chức nói là được gần 10 ngàn, một Công ty của người Kinh 5 matching gấp đôi số tiền này.

Những người Kinh 5 ở nơi khác, kể cả nước Úc xa xôi không tới dự được đã gửi cho 15 ngàn. Tổng cộng số tiền đã lên tới 35 ngàn.

Thật là một kết quả không ngờ.

Sau hết, nhân mùa Noel, chúng tôi xin kính chúc qúi vị lễ Giáng Sinh an lành, một năm mới đầy hạnh phúc.

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
16/08/201605:12:22
Khách
Tôi có biết tác giả Viết Tân là một Mạnh Thướng Quân của Kinh 5. Ông là một đại gia cở trung ở Mỹ. Ông thường bỏ tiền nhà ra góp phần xây dựng cho Kinh 5 như làm lại cầu đường, trường học, giúp TPB VNCH v...v... Việc làm của tác giả tôi rất ngưỡng mộ và kính phục.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,399,324
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Nhạc sĩ Cung Tiến