Hôm nay,  

Ông Noel và Bé Emilie

25/12/201200:00:00(Xem: 283530)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục và trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

Bé Emilie, sáu tuổi, học sinh tiểu học ở trường Sandy Hook, New Town, bang Connecticut cùng 19 em khác bị một tên thanh niên bắn chết ngày Thứ Sáu 14 tây tháng Mười Hai năm 2012. Sáu cô giáo và bà hiệu trưởng cũng bị thảm sát cùng ngày.

Ông Neol đứng trước cổng Thiên Đàng hai tay dang rộng đón bé Emilie:

- Con mau lại đây với ta!

Bé Emilie chạy đến ôm chầm lấy ông khóc nức nở:

- Ông ơi, sao con bị người ta bắn chết như vày hả ông? Con đâu có làm gì hại ai đâu? Ông xem lại sổ ông ghi năm nay đi, đâu có tên con trong danh sách những bé hư xấu! Sao vậy ông?

Ông Noel rơi nước mắt:

- Ta biết Emilie ơi! Ta biết! Con là và những bạn xấu số của con là những đứa bé ngoan dưới trần vì vậy giờ đây chúng con được lên Thiên Đàng với ta.

- Ông ơi, con không muốn lên Thiên Đàng! Con chỉ muốn ở với cha mẹ và anh em con để đi học và xem cây Noel ngày lễ tới này thôi!

Ông Noel nghe Emilie nói mà lòng quặn thắt:

- Con ơi ta biết vậy và biết là anh em và cha mẹ con buồn lắm. Ông muốn nói với con điều này là Trời đã định số phàn của các con phải chịu như vậy để con người biết thương yêu nhau hơn và biết quý những gì mình đang có.

- Như vậy là sao ông? Con không hiểu? Emilie hỏi.

- Con à mỗi người sinh ra đều có số phần không ai muốn được theo ý mình nhưng mỗi cuộc đời mang theo nó một ý nghĩa và đóng một vai trò mà Thượng Đế giao cho.


Như các con đây mới sinh ra đời được sáu bảy năm mà phải bị lấy đi mạng sống một các tàn nhẫn như vậy phải là do theo ý Trời định.

Đầu tiên là số phần con ở trần thế chỉ có được bấy nhiêu năm và các con bị chết một cách oan uổng và kinh khiếp là để thức tỉnh con người vì chỉ biết chạy theo vật chất và ham muốn thấp hèn mà quên đi những người thân và gía trị của cuộc sống trong từng ngày. Các con đã hy sinh cuộc sống của mình để làm việc đánh thức lương tri con người đó Emilie à.

- Nhưng ông ơi con thương cha mẹ, anh em, bạn con và cô giáo lắm. Emilie khóc.

- Ông biết là con nhớ cha mẹ anh em và bạn bè cùng thấy cô lắm nhưng ông nói để cho con mừng là rồi con sẽ được gặp lại họ hết ở trên cỏi Thiên Đường này. Chẳng những vậy mà ngay giờ đây con sẽ gặp lại mười chín bạn con bị chết cùng này và cả sáu cô và bà hiệu trưởng đang chờ con.

- Thiệt hả ông? Con cảm ơn ông quá. Emilie reo lên.

- Không phải chỉ có vậy mà con sẽ thấy một cây Noel đẹp chưa từng có ở dưới trần như con mong muốn trước khi qua đời và vô số quà mà con và các bạn con sẽ được mở ra trong ngày Giáng Sinh đó!

- Thiệt vậy hả ông? Thôi con hết buồn rồi ông! Ông dẫn con vào để con gặp bạn con và các cô giáo đi ông.

Emilie tung tăng nắm tay Ông Noel bước qua cổng Thiên Đàng trong tiếng ca vang của các vị thiên thần.

Xin thương nhau thật nhiều và nhận biết ra rằng cuộc sống thật là mỏng manh. Tưởng niệm Emile và các em bị thảm sát cùng các nhà giáo dục đã hy sinh đời mình cho thế hệ tương lai.

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,836,459
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả được ký bút hiệu và tên thật. Thời VNCH, ông là một nhà giáo. Từ 1972-1975, là giáo chức biệt phái về nguyên quán,
“Dân số cho” tại nước Mỹ là 78 triệu con. “Công nghiệp” phục vụ chó năm 2015 là 60,6 tỷ mỹ kim. Nhiều chuyện khác thường. Mời đọc bài mới của Kông Li.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Viết Về Nước Mỹ 2014, với 14 bài, trong đó có bài “Chú Lính Mỹ,” Phùng Annie Kim đã nhận giải danh dự.
Lễ Tạ Ơn đầu tiên của gia đình tôi trên đất Mỹ tại Thành Phố Westminster, Nam California, cách đây mười chín năm. Lúc đó chúng tôi mới đến Mỹ được vài tháng.
Tác giả là cư dân Orange County và là giáo chức tại một trường trung học ở Los Angeles. Với bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, “Người Lao Công,” chuyện một nữ sinh viên có bố là lao công trong trường đại học,
Nhạc sĩ Anh Bằng, tên thật Trần An Bường, sinh năm 1926 tại Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa, từ trần ngày 12 tháng 11, 2015 (90–91 tuổi) tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001.
Tôi bắt đầu vào đại học năm đầu sau khi tới Mỹ hồi đầu năm chín hai. Một trong những môn nhiệm ý của tôi là môn Cảm Thức về Nghệ Thuật, Art Appreciation, do bà đảm trách.
Nhạc sĩ Cung Tiến