Hôm nay,  

Chuyện Tình Yêu... Cuối Năm, Đầu Năm

25/12/201200:00:00(Xem: 288702)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong Cao Đắc Vinh tiếp tục viết, bổ túc dùm mấy dòng sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

Cuối năm, thời tiết bắt đầu trở lạnh. Tú pha cà phê, ngồi một mình... co ro trong cái rét đầu mùa.

Sống những ngày cuối tháng chạp, chàng thấy hoang mang một nỗi buồn như sắp đối diện năm mới tháng cũ trong cảnh giao thừa. Quay về phía phòng ngủ, nhìn nắng bình minh vừa len lỏi qua khung cửa, Tú tự hỏi: Kim vẫn trùm mền ngủ say hay đã thức giấc nhưng không muốn trở dậy để vợ chồng khỏi phải đối mặt nhau? Dầu sao thì Tú cũng tôn trọng sự cô đơn đầu ngày của vợ! Ý thức được tiếng lòng xa vắng ấy nên chàng di chuyển nhẹ nhàng, cố gắng giữ yên không gian ban mai này trong âm thầm lặng lẽ...

Không tiện rủ Kim đi thăm Thân vào sáng nay, Tú khoác chiếc áo lạnh, ra khỏi nhà vội vã vì chiều hôm qua đã hẹn vợ chồng Thân ở bệnh viện.

Tú và Thân là hai người bạn thâm niên, đồng môn, đồng khóa. Tú với Kim thành hôn trước Thân và Hoa chỉ một năm nên họ cũng là những cặp vợ chồng đồng lứa. Hai chàng trai thanh tú nổi bật trong xã hội ở độ tuổi 50. Tú có một con trai, Thân được hai gái. Họ đều sống cảnh gia đình lý tưởng: vật chất đầy đủ, ấm cúng nề nếp, vợ đẹp con khôn nhưng trong thực tế, vẫn khơng miễn nhiễm được những vấn đề của tình yêu! Kim và Hoa là những người đàn bà đẹp, sanh nở một hai lần, bề ngoài “trông mòn con mắt” luôn luôn mang niềm kiêu hãnh cho chồng mỗi khi tháp tùng ở chốn phồn hoa đô hội.

Sự nghiệp của họ thăng tiến khả quan kể từ lúc vào đời đến nay. Nếu chỉ dựa vào kinh tế, tài chánh để phân định sự thành cơng cao thấp thì Thân có phần vượt xa Tú vì chàng là chuyên viên đầu tư chứng khoán may mắn gặp thời vận trước đây. Những ưu điểm nổi bật ấy được xét là ưu tiên cá nhân nên từ đó, chính họ tạo nên những phức tạp nội tâm. Họ tự tôn, hướng ý nghĩ đến điều tối hảo của mình nên luơn quay về phía đối tượng để xét đoán hoặc sửa sai. Tình yêu đáng lẽ đủ điều kiện thăng hoa bởi ưu thế có sẵn thì lại mang mầu sắc chiếm hữu nên quan điểm về hạnh phúc đôi lứa cóphần lệch lạc! Họ khơng nhìn thấy khuyết điểm vì tính ưu việt mai phục sẵn. Sự bất đồng trong đời sống không sao tránh khỏi bởi ai cũng thấy mình là trọng tâm. Lập trường khi chia sẻ và tự ái không cho phép họ hạ mình do đó liên hệ vợ chồng mang nỗi buồn, hờn giận triền miên. Tình yêu ấy hiện hữu nhưng vô tình bị màn sương xám che phủ do chính lòng họ tỏa ra. Chỉ những lúc yêu nhau, quằn quại dưới sức ép của đam mê, thân thể như sự thật phơi bầy, họ mới hiểu rõ lửa tình dành cho nhau vẫn âm ỉ nóng ở nhiệt độ khó tưởng!

Thế rồi bỗng một hôm, bác sĩ khám phá Thân mang chứng bệnh ung thư ngặt nghèo. Từ đầu năm nay, trải qua những cuộc giải phẫu sinh tử, Thân vẫn hy vọng phục hồi vì tuổi trẻ và lòng nhiệt thành muốn sống bên vợ con. Đúng lúc Tú đến bệnh viện, chàng gặp bà bác sĩ trưởng đang chuyện trò với vợ chồng Thân. Hoa ngồi sát bên chồng, mặt phờ phạc như mất hồn vì lo lắng không ngủ suốt mấy đêm. Vị bác sĩ tuyên bố kết quả thử nghiệm và chia sẻ sự thật đau buồn về tình trạng ung thư khơng may đã lan sâu vào phần não bộ. Bệnh viện ngay lúc này đã bó tay và Thân sẽ phải ra đi dự đoán khoảng thời gian ngắn.

Tú lặng người, khơng ngờ đến đây để nghe bản án tử hình của bạn mình! Đau buồn hơn khi thấy Hoa khóc ngất, nước mắt chan hòa trên ngực chồng.

Tú đến gần bên Thân, khuôn mặt ốm yếu thất sắc bây giờ lại thêm đôi mắt tuyệt vọng, mệt mỏi nhưng mở to vì hụt hẫng! Những giọt lệ ứa ra từ đuơi mắt, ngập ngừng rơi trên má chàng rồi rớt xuống mặt Hoa cólẽ còn nóng hổi vì đột ngột đến từ tim để xót xa cho tình yêu của chàng với Hoa và hai con: Con lớn đã trưởng thành, còn cô út năm tới sẽ tốt nghiệp đại học...

Tú ngước mắt nhìn trần nhà, hy vọng, tuyệt vọng lẫn lộn với lời cầu khẩn tự đáy òng, hai dòng lệ chẩy ra từ lúc nào chàng cũng khơng hay! Thông cảm nỗi buồn tử biệt của bạn, miệng Tú vẫn không nói được một lời dù chỉ một lời an ủi bẽ bàng. Thế rồi, giữa khơng gian đau thương, vang lên một câu hỏi làm mọi người trong căn phòng ngơ ngác. Hình như Thân đã ý thức được số phận của mình nên thu hết can đảm để điều đình với tử thần:

-Theo bác sĩ, tơi có thể nào sống đến tháng sáu năm tới không?

Ngập ngừng trước sự đau đớn của bệnh nhân, vị y sĩ nửa ngạc nhiên, nửa đắn đo, suy nghĩ tìm câu trả lời ngắn gọn nên lảng tránh, tỉ mỉ hỏi lại chàng:

_ Vì đâu, ơng lại có câu hỏi vào một thời điểm chính xác như vậy?

Thân đăm đăm nhìn bà bác sĩ, chờ đợi sự chuẩn y cho một ước nguyện giản dị nhưng lại rất mong manh vừa lóe lên trong đầu. Chàng lạc giọng khi cất tiếng, tấm thân ốm yếu rung lên vì nức nở.

_ Bởi vì... Thưa bà, tôi mong ước được dự lễ ra trường của đứa con gái út trước khi từ giã cõi đời này! Tôi van xin bà...

Vị y sĩ ngỡ ngàng thấy bệnh nhân òa khóc như một đứa trẻ! Bỗng chốc, vẻ mặt bà căng thẳng, đảo mắt nhìn Thân bằng tất cả nội lực nhưng bất lực trước định mệnh. Bà cúi mặt, lật vài trang hồ sơ bệnh lý mà bà đã thuộc từng chi tiết. Cử chỉ ấy giúp bà trốn tránh thực tại đau thương vài giây phút nhưng rồi cuối cùng, bà vẫn phải ngước lên quan sát lại tấm thân yếu đuối, tàn tạ của Thân để mong sao có những chẩn đoán sai. Thế nhưng hoàn cảnh tuyệt vọng! Người y sĩ khơng thể dối lòng, dối tha nhân. Bà buông thõng câu trả lời lịch sự, cảm thông nhưng đầy kịch tính:

- No! Mister. Im so sorry...

Căn phòng trở nên hoang vu, một sự yên lặng đáng kinh hãi. The sound of silence có mùi tử khí vừa thốt ra. Trái tim như trống đập, toàn thân Tú rung lên khi nhìn Thân và Hoa, hai kẻ đang yêu, ôm nhau khóc ngất vì biết rằng định mệnh sắp lấy đi một người, con thuyền tình yêu của họ đã cận ngày cặp bến tử sinh.

Từ giã đôi bạn, Tú ra khỏi bệnh viện, đầu óc tận cùng đau thương trở nên trống rỗng. Trời mùa đông trong nắng vẫn còn mờ hơi sương, chàng muốn tìm quên nên lái xe về hướng biển, hy vọng tiếng sóng dập dìu vỗ vào bờ sẽ như điệu nhạc thiền cân bằng được tâm trí.

Kéo cao cổ áo, đi một mình trong cảnh bình minh. Tú lại tự hỏi câu hỏi tương tự như trước đây: Giờ này chắc Kim đã dậy hay vẫn nằm im trên giường? Hoa ra một ngày buồn và cả hai đang mất đi một ngày... buồn. Chàng uống vội ly cà phê một mình sáng nay, đang đi trên biển vắng một mình bây giờ và ngày cuối tuần sẽ lạnh lùng trôi... một mình.

Tình sống như đã chết! Tình chết như đang sống! Có lẽ vấn đề chọn lựa của chàng phải đặt ra ngay lúc này. Chia ly thường đau thương, đau thương để lại vết sẹo lòng như một bài học vô giá cho những người ở lại. Đôi khi, hạnh phúc mơ ước giản dị hôm nay coi rẻ như cho không, biếu không, lại xa vời như chuyện thiên đường ngày mai...

Tú thọc tay vào túi quần không phải tìm hơi ấm vì cái giá lạnh khơng còn cảm nhận nữa. Chàng tìm điện thoại, gọi Kim...

Giáng sinh đang về, một năm mới sắp đến, một tình yêu cũ sắp mới!

Hồng hơn, bình minh nối tiếp nhau nhưng Tú tự nhủ phải sống trọn cảnh bình minh khi mặt trời đang lên giữa biển xanh.

Cao Đắc Vinh

Ý kiến bạn đọc
31/12/201200:25:09
Khách
đời người rất ngắn ngủi, khi còn sống thì nên sống cho vui vẻ với người thân bạn bè xung quanh mình, tránh đi những hiềm khích giận hờn ích kỷ vu vơ không cần thiết, vì một khi ta nằm xuống rồi thì tất cả những gì ta đang mang trên cõi đời này sẽ chấm dứt hết đối với ta.
26/12/201208:08:09
Khách
Bài viết rất cảm động và có ý nghĩa. Phải. Người ta thường sống trong nước nhưng không biết mát. Không biết tận hưởng những gì mình đang có trong tay để đến khi mất rồi thì hối tiếc cũng đã muộn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,848,928
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến