Hôm nay,  

Ông Cha Và Ổ Chứa Nô Lệ Tình Dục

04/01/201300:00:00(Xem: 260836)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008 và đã góp nhiều bài viết giá trị. Bài mới sau đây mang tựa đề "Tu thành Linh Mục nhưng không thích làm "cha" thiên hạ." Công việc ông Cha này chọn là cải trang đi vào các động mãi dâm, những ổ chứa, ổ buôn người, giúp giải cứu những nạn nhân bị buộc làm nô lệ lệ tình dục.

Một hôm vợ tôi đi đâu về liệng ra 2 vé đi tham dự buổi tiệc gây quỹ tổ chức tại nhà hàng Paracell. Tôi hỏi:

- Ai đứng ra gây quỹ?

- Một ông Cha.

- Cha nào?

- Em không biết tên.

- Hay nhỉ?

- Em chỉ biết có một Cha đứng ra tổ chức để gây quỹ cho tổ chức cứu giúp những nạn nhân bán vào các động làm nô lệ tình dục ở các nước Đông Nam Á.

Vợ chồng chúng tôi thấy ai dù Thầy hay Cha đứng ra tổ chức đều rất sốt sắng tham dự.

Hôm đó vào ngày cuối tuần, chúng tôi đến đúng giờ mà sao thiên hạ tham dự đông thế, tìm mãi mới có chỗ đậu xe. Buổi tiệc hôm nay không thấy quảng cáo trên đài, trên báo mà sao thiên hạ bảo nhau đi đông thế. Chúng tôi vào trong thì các bàn đã đông đủ mọi người chờ giờ khai mạc.

Chả thấy ai giới thiệu tự nhiên nhìn thấy ông Cha xuất hiện trên sân khấu cầm micro tự giới thiệu linh mục Nguyễn-Bá-Thông, vợ tôi khèo vai tôi nói cha này đấy làm tôi cũng phì cười. Cha còn trẻ khoảng 36, 37 tuổi là cùng. Cha xưng "Con" với mọi người tham dự một cách tự nhiên.

Cha cho biết hôm nay tổ chức của Cha với Website onebodyvillage.com phối hợp với Hopetoday.com tổ chức bữa tiệc gây quỹ để giúp cho những người con gái và trẻ em bị bán vào các động mãi dâm ở vùng Đông Nam Á. Tổ chức này đã âm thầm hoạt động từ năm 1998 và đã cứu được biết bao nhiêu người kể cả trẻ em từ các động mãi dâm không phải cứu họ ra rồi để mặc họ muốn sống làm sao thì sống mà lập ra những làng nhỏ để họ sống, trong đó dạy học, huấn nghệ hầu có một nghề tự nuôi sống bản thân để sau này không quay về con đường cũ. Tổ chức đã thành lập nhiều làng ở Singapore, Campuchia và ở Việt Nam. Những nạn nhân được cứu ra thường mắc những bệnh xã hội được các bác sĩ ở bên Hoa Kỳ về bên ấy chữa bệnh như bác sĩ Nguyễn Thanh Tâm mà họ âm thầm đóng góp cả công và của. Thật đáng quí thay. Công việc của họ không bao giờ thấy họ lên đài tuyên bố này nọ.

Cha nói đưa ra những dẫn chứng lôi cuốn người nghe, mọi người chăm chú nghe cha nói quên cả ăn, cuối cùng Cha nói thôi bây giờ con xin mời quý ông bà, cô bác ăn đi đã chứ con chiếu những thước phim hay slide những cảnh con đã chứng kiến thì quý vô bác ăn mất ngon. Cha liền báo nhà hàng đem đồ ăn ra. Đồ ăn đem lên hết món này đến món khác ăn mệt nghỉ, tôi thấy nhà hàng cho ăn hậu hĩnh quá liền ghé tai vợ tôi nói nhỏ "Mình mua có $25 một vé mà cho ăn như vầy thì hết mẹ nó rồi còn đâu mà đóng góp gây quỹ." Vợ tôi nói: "Anh đi kiếm một cái bao thơ mình bỏ tiền vào đấy, ngoài phong bì đề dấu tên rồi đưa cho ban tổ chức." Tôi hỏi "Bao nhiêu?" Vợ tôi dơ một ngón tay. Tôi biết tôi phải làm gì rồi.

Trong lúc mọi người ăn tiệc có ca sĩ Tâm Đoan lên hát giúp vui 2 bài với sự điều hành của cô Christine Sa sôi động, làm cho thực khách vui theo ngoài ra cũng có một số thực khách lên giúp vui nữa, đó là những người có tấm lòng đáng quí.

Sau khi ăn xong, Cha lại lên bục nói cha nói chứ không giảng giáo lý, Cha nói những trường hợp mà cha đã trải qua trong các ổ mãi dâm cha phải thay tên đổi họ để trà trộn trong nơi chốn đó có khi giả làm người ngoại quốc như người Singapore để nghe những người gái VN nói chuyện với nhau vì đâu họ ra nông nỗi này. Phải vào tận hang ổ mới tìm ra đầu mối để đưa những tên đầu sỏ ra tòa. Công việc của Cha làm rất là nguy hiểm mất mạng như chơi nhưng Cha có niềm tin có ơn trên cứu giúp nên đã vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm.

Sau đó Cha đã cho chiếu những thước phim chiếu những cảnh những em bé 5, 6 tuổi bị bán vào các ổ mãi dâm bị hành xác như thế nào. 5, 6 tuổi biết cái gì? Để làm vật vui chơi cho những kẻ bịnh hoạn. Nhìn những cảnh ấy không ai cầm được nước mắt! Mọi người theo dõi trên màn ảnh cảnh tượng xảy ra như trong phim do một đạo diễn tài ba dàn dựng không ngờ ngoài đời lại có những cảnh xót xa, đau đớn, đốn mạt cùng cực như thế. Cả hội trường mấy trăm người im phăng phắc không một tiếng động nhưng thỉnh thoảng cũng có tiếng nấc của một vài người không cầm được lòng. Mặc dầu, buổi tiệc đã tàn từ lâu nhưng không ai muốn bỏ ra về trên bục Cha vẫn nói, nói những điều mà Cha đã trải qua trong các động, phải cải trang nhiều cách để không bị lộ một nhà tu đi trụy lạc nhưng cũng không tránh khỏi những trận đòn thừa sống thiếu chết của những đường dây buôn bán người vì chúng cho rằng người này không phải tay chơi thứ thiệt mà vào để lấy tin tức.

Sau đó có bác sĩ Thanh Tâm lên trình bày công tác y tế ở các làng mà tổ chức đã thành lập ở Việt Nam, Campuchia, Lào và Singapore. Họ đã đến các trại chữa bệnh cho các nạn nhân đã được cứu thoát ra từ các động, xây dựng họ có cuộc sống lành mạnh để không trở về con đường cũ. Bác sĩ Thanh Tâm là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị mà cha Thông là một trong chín thành viên.

Nói chung buổi tiệc gây quỹ rất thành công đã trình bày cho mọi người tham dự biết được việc làm của tổ chức mà lâu nay ít ai được biết.

Buổi tiệc gây quỹ chỉ chấm dứt khi nhà hàng cho biết đến giờ đóng cửa, mọi người ra về với tâm hồn nặng trĩu, thương cảm những nỗi bất hạnh của những người con gái bị bán vào những đường dây làm nô lệ tình dục. Mình may mắn được sống ở Mỹ có cuộc sống bình yên quá, đâu có biết các nơi trên thế giới còn có những cảnh đáng thương như vừa rồi đã được cha Nguyễn Bá Thông cho biết chính Cha suốt mười mấy năm nay đã lăn lộn vào sanh ra tử để cứu vớt những người lâm vào hoàn cảnh bi đát. Cha, hay quá! Tôi tự nhủ bữa nào phải "phỏng vấn" Cha mới được. Nói phỏng vấn cho oai chứ mình có phải nhà báo, nhà truyền thông đâu mà đi phỏng vấn! Nhưng mà nhất định phải gặp Cha, nghe cha trò truyện thêm.


Mấy ngày sau, tôi vào website và tìm ra được số phone của Cha Thông là số phone này (706) 825-3032 nhưng liêc lạc mấy lần không được phúc đáp, chỉ nghe lời nhắn là để lại tên và số phone sẽ gọi lại sau. Đợi mãi cũng không thấy Cha gọi lại, cũng hơi thất vọng rồi cũng quên đi. Bẵng đi một thời gian hơi lâu vào một ngày đẹp trời Cha gọi lại, ôi thật là sung sướng nỗi vui đến không sao kể xiết. Cha cho biết mới ở Campuchia về. À, thì ra lúc mình gọi Cha ở nước ngoài làm sao trả lời được.

- Thưa Cha, Cha đừng xin con với con tội chết.

- Chú là hàng Cha, hàng Chú con nhỏ tuổi phải xưng con mới phải phép.

- Thưa Cha con có đi tham dự buổi tiệc gây quỹ của cha ở nhà hàng Paracell, con thấy việc làm của Cha con thích quá, con muốn viết một bài báo về Cha, Cha có đồng ý không?

- Công việc của con cũng chưa được phổ biến lắm, nếu chú viết thì con cảm ơn lắm.

- Thế bây giờ Cha có rảnh không, con muốn biết đôi điều về Cha.

- Rảnh, chú cứ hỏi.

- Trước hết Cha cho con biết một ít về thân thế của Cha.

- Bố là Sĩ Quan QLVNCH huấn luyện nhảy dù, cấp bậc Trung Tá. Mẹ nữ quân nhân. Khi Sài Gòn mất vào tay Cộng sản thì bố mẹ đi vào tù trong lúc mẹ con mang thai con mới một tháng. Ở tù được 8 tháng gần đến ngày sinh, thấy mẹ con ốm yếu, kiệt sức sắp chết thì họ cho ra về để sanh. Bố con có nhắn ra nếu con gái thì đặt tên là... và con trai đặt tên là Nguyễn Bá Thông nên bây giờ tên con là Nguyễn Bá Thông dù đã vào quốc tịch Mỹ nhưng không đổi tên.

- Lúc sanh Cha ra chắc mẹ Cha gặp khó khăn lắm phải không?

- Dạ thưa đúng, sau này con được biết là mẹ con ở trong tù thiếu ăn nên kiệt sức tưởng là chết ở trong trại nên Cộng sản phải cho mẹ ra ngoài nếu có chết thì cũng đỡ mang tiếng. Mẹ con sanh con ra èo uột khó nuôi tưởng chết vì thiếu sữa mẹ con phải ăn bobo thay sữa nên tướng con nhỏ thó không giống như cha con tướng to lớn.

- Vâng con đã thấy Cha ở trên sân khấu, tướng nhỏ con, mặt búng ra sữa, dáng thư sinh mà đã khoác áo Cha. Rồi sau đó thế nào, thưa Cha?

- Mẹ con con sống lây lất nay chỗ này, mai chỗ kia. Ba con đi tù sau mười mấy năm mới được ra, sau đó có chương trình HO gia đình con đã được đi Mỹ. Vào Mỹ 05/02/93 HO15 và đến Chicago Illinois lúc đó con được 16 tuổi, học trung học. Sau đại học 2 năm người bạn gái khuyên con đi tu, con nghe theo ghi tên vào trường dòng đến ngày 5/6/2004 con được thụ phong linh mục và làm Phó Sứ cho 3 Giáo Sư các con chiên đoàn là người Mỹ. Con là người Á Châu đầu tiên và duy nhất địa phận Savannah ở Georgia. Hiện giờ người bạn Mỹ hồi xưa khuyên con đi tu đã ra bác sĩ sống gần bố mẹ con và săn sóc 2 cụ.

- Thưa Cha, Cha đã học ra Linh Mục sao không làm Mục Vụ mà lại tìm con đường gai gốc mà đi?

- Ở VN con có thời gian sống trong nghèo đói nên con thông cảm nỗi bất hạnh của những người cùng cảnh ngộ. Sang đến Mỹ khi thời gian học trung học con đến cùng bạn bè vào ngày thứ 6 mỗi tuần nấu ăn cho người vô gia cư. Từ năm 1999, con cùng các bạn đồng chí hướng về Campuchia sống với trẻ bụi đời mới phát hiện ra có những tổ chức buôn bán trẻ em để làm nô lệ tình dục. Từ đó con bàn với anh em làm sao cứu giúp những người đó ra khỏi các động. Cũng năm đó thay vì con đã học y khoa một năm rồi con xin vào học trường dòng để con có rộng thì giờ theo đuổi mục đích của con.

- Tổ chức của Cha đã cứu giúp được bao nhiêu người giải thoát ra từ các động?

- Ngày hôm nay có 583 em, cộng thêm 128 em trước đó nữa, số này chia ra làm mô hình gia đình cứ từ 7 đến 12 em làm một nhóm rồi có bác sĩ đến chữa bệnh cho họ và dạy cho họ một nghề thích nghi với năng khiếu của họ sau này ra khỏi trại có 1 nghề nuôi thân, không tìm đi vào đường cũ nữa. Tổ chức của con không có cứu giúp họ ra rồi bỏ mặc họ sống ra sao thì ra mà còn giúp họ tìm một cuộc sống mới. Các mô hình này rải đều khắp các nước Đông Nam Á không cứ ở VN.

- Việc cha ra vào VN, chính quyền sở tại có gây khó dễ cho Cha trong việc đi đứng?

- Họ có nói thẳng với Cha vào VN không được làm chính trị, chỉ làm công tác nhân đạo thôi.

- Cha làm công việc này có nguy hiểm không?

- Cá nhân bị các chính phủ bắt 14 lần và bị đánh thừa sống bán chết, có lần đổ máu tai và một lần gẫy xương sườn bên trái. Đến năm 2008, tổ chức của con mới ra công khai và có budget 150 ngàn của tư nhân. Tổ chức có mấy trăm anh em chỉ mình con ra mặt vì nghĩ họ còn có gia đình, còn con không vướng bận gì nên con chấp nhận mọi hiểm nguy.

- Động cơ nào thúc đẩy cha vào con đường này?

- Cũng do bốn câu thơ của cụ Phan Bội Châu

- Cha có thể cho biết bốn câu thơ như thế nào?

- "Sống tưởng công danh không tưởng nước
Sống lo phú quí chẳng lo đời
Sống mà như thế đừng nên sống
Sống tủi làm chi đứng chật trời."

(Bốn câu thơ trên Cha đọc chỉ một lần tôi ghi vội không biết có đúng không, nếu sai xin bỏ qua cho)

- Thưa Cha, gia đình có mỗi một người con mà Cha đi tu các cụ có phản đối không?

- Không những không phản đối mà còn khuyến khích nữa.

- Ngoài ra có ai phản đối cha không?

- Có hôm nọ trên đài phát thanh ở Houston phỏng vấn con về tổ chức của con, sau đó đài có cho thính giả gọi vào thì có một người gọi vào chửi con, nói xin lỗi chú :"Đ.M Cha không đi giảng mà làm chuyện ruồi bu." Con bị gọi 2 lần bị chửi.

- Tội nghiệp Cha quá. Xin ơn trên phò trợ Cha. Con cảm ơn Cha nhiều đã dành ít thì giờ cho con.

- Chào chú khi nào cần chú cứ gọi cho con.

- Kính Cha.

Nguyễn Kim Dục

Ý kiến bạn đọc
16/06/202216:04:49
Khách
Happy Father's Day.
Cám ơn Cha về những mục tiêu cao đẹp, quí hiếm.
23/01/201313:34:43
Khách
Cảm ơn tác giả đã viết một bài có ý nghĩa thực tế.Vị linh mục quên cả thân mình để cứu người giúp đời với một tấm lòng vị tha bác ái.Hy vọng sẽ có nhiều bàn tay chung góp sức cùng linh mục.
05/01/201320:29:12
Khách
Cháu đã đọc bài viết của chú Nguyễn Kim Dục, rất có ý nghĩa, thực tế, chúng ta nên bỏ chút thì giờ và đóng góp ít hiện kim để giúp đỡ các em nhỏ thoát khỏi cảnh nô lệ tình dục như vợ chồng chú Nguyễn Kim Dục đã đóng góp và xây dựng, kính chúc cô chú nhiều sức khoẻ.
04/01/201316:24:27
Khách
Cám ơn Cha!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,050,988
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến