Hôm nay,  

Thư Hồi Đáp Tác Giả Bài "Giấc Mơ Nước Mỹ"

11/01/201300:00:00(Xem: 122254)
viet-ve-nuoc-my_190x135Ngày12/10/2012, trang Việt Báo Viết Về Nước Mỹ có phổ biến nguyên văn một bài viết ngắn của tác giả Nguyên Giang gửi qua điện thư từ Việt Nam. Bài viết ngắn, tác giả 30 tuổi, cho biết đây là những câu hỏi mong được các chú bác anh em ở Mỹ trả lời. Sau đây là hồi đáp được viết bởi ông Nguyễn Công Bằng, chuyển về từ Texas.

Chào bạn trẻ Nguyên Giang,

Tình cờ tôi đọc được bài viết mang tựa đề "Giấc Mơ Nước Mỹ" do một người bạn gốc H.O. chuyển đến. Mấy ngày sau thì nhận được khá nhiều emails trung chuyển cùng nội dung. Rõ ràng là những lời trần tình của bạn đã gây được sự chú ý và trăn trở của khá nhiều người ở ngoài nước. Tuy nhiên, tôi chưa được dịp đọc một bài nào trả lời trực tiếp cho bạn.

Do lời kết: "Thôi thì các Chú, Bác anh em đồng bào ở Mỹ có ai còn tâm tình với những người bên này vui lòng trả lời dùm tôi, một thanh niên 30 tuổi những câu hỏi vừa nêu, để tôi khỏi khắc khoải về một nước Mỹ vô cùng lạ lẫm, và thần kỳ." của bạn, tôi dành thời giờ hồi đáp, tâm tình. Hy vọng đây cũng là phần nào những gì mà các "Chú, Bác" khác cũng muốn gửi đến bạn.

Thưa bạn,
Theo bạn chia sẻ, thì tuổi đời 30+ của bạn nhỏ hơn thời gian tôi "lưu vong" ở xứ Mỹ. Tôi muốn nhấn mạnh chữ "lưu vong" ở đây để bạn trẻ hiểu rằng: Kể từ năm 1975, khi ở quê nhà có hàng triệu người đau khổ vì không thoát được ngục tù CS, thì cùng lúc đó ở nửa vòng địa cầu bên kia cũng có hàng triệu người khác đau khổ khi không biết ngày nào được trở lại nơi chôn nhao cắt rốn. Khi cách xa đất nước rồi mới cảm nhận được cái hạnh phúc được sống từng giờ phút trên quê hương thân yêu của mình, bạn ạ!

Bây giờ, những người muốn được đặt chân tới Mỹ không phải chấp nhận đánh đổi tất cả để hy vọng đến được bến bờ tự do như hoàn cảnh nghiệt ngã ở giai đoạn trước ngày nước Mỹ bắt tay lại với chế độ cựu thù (năm 1995). Gần hai mươi năm qua, ai học giỏi và có thêm chút may mắn thì cũng có thể đến được xứ Mỹ này để học thêm, hoặc để thực nghiệm những gì muốn biết rõ. Cho đến nay, đã có hàng chục ngàn người trẻ VN đến Mỹ du học hay thăm viếng. Những người này chắc chắn đã tìm hiểu được những điều mà bạn khắc khoải. Nhưng ngược lại, điều tôi và có lẽ khá nhiều người khác muốn biết là: Những kinh nghiệm từ Mỹ đã và đang đóng vai trò gì cho công cuộc dân chủ hóa đất nước, để Việt Nam sớm xứng đáng cho người dân không phải nghĩ đến chuyện bỏ nước ra đi.

Với thời đại thông tin ngày nay, xứ Mỹ không còn là một bí mật gì to lớn. Người ở Mỹ, bao gồm cả người da trắng và các sắc dân da màu, đã chia sẻ với thế giới rất nhiều về xứ sở này. Đây là một đất nước có một lịch sử và nhiều ưu điểm đáng để nhân loại khâm phục, học hỏi. Tuy nhiên, nó không hoàn hảo mang tính "thiên đường" như một số người viễn tưởng. Điều đáng trân trọng nhất là ở xứ này, những người có nhân cách, ý chí và tài năng đều có thể tìm được cho mình một cuộc sống tương đối hạnh phúc. Như nhiều nước tự do khác, Mỹ là một xứ sở cho phép người ta vươn lên bằng khả năng và ý chí. Đại khái là vậy, không có gì lạ lắm đâu!

Điều tôi muốn nói rõ với bạn trẻ là thế này: Không phải Mỹ là đất nước duy nhất có thể cho con người môi trường để sống một cách lịch sự, nhã nhặn, văn minh và nhân bản. Hầu hết các nước tự do có nền dân chủ vững chắc đều có một ưu tính tương tự như vậy. Ở các nước này, xã hội cho phép những người có óc cầu tiến được học hỏi kiến thức bởi nhiều môi trường khác nhau, nên việc hấp thụ văn minh không phải là điều lạ. Nhưng đó không phải là biệt đãi cho các nước phương Tây.

Trước 1975, Miền Nam Việt Nam cũng đã từng được thế giới khen là Hòn Ngọc Viễn Đông. Thời đó, dù đang bị chiến tranh gây ra bởi chế độ Cộng sản từ miền Bắc, song tính cách lịch sự, nhã nhặn, văn minh và nhân bản đã là phong thái thường nhật của những người trí thức bình thường trong xã hội miền Nam. Ngay cả những người không thuộc thành phần có ăn học cao hay giàu sang, cũng ít nhiều có được nếp sống tốt đẹp đó. Do vậy, hy vọng bạn hiểu được rằng: lịch sự, nhã nhặn, văn minh và nhân bản... là bản sắc tự nhiên của các xã hội tiến bộ đúng nghĩa. Nếu những nét sống này bây giờ thiếu vắng ở nước mình, thì rõ ràng đó là hậu quả của một xã hội đang có quá nhiều điều bất thường.

Đối với những người phụ nữ "lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia" và bị ngược đãi, tôi cảm thông nỗi đau khổ của họ. Nhưng có lẽ vấn đề là câu hỏi: Tại sao đến giờ này mà vẫn còn có nhiều người phụ nữ phải liều mình lấy chồng ngoại chủng xa lạ, không cần tìm hiểu tính tình, gia cảnh và ngay cả tông tích? Tại sao những người phụ nữ chân chất này phải đánh đổi bản thân, và có người với cả nhân phẩm, để mong có được một lối thoát mơ hồ nào đó cho gia đình? Câu hỏi đó đáng để cho nhiều người suy gẫm lắm, bạn ạ!

Còn việc "cả thế giới phải nghe ngóng, chờ đợi mỗi mùa bầu cử Tổng Thống Mỹ" thì đó là chuyện chờ đợi tất nhiên đối với người lãnh đạo một siêu cường có ảnh hưởng lớn trên thế giới và đối với nhân loại. Nhưng khi sống ở Mỹ, chúng tôi biết được khả năng và giới hạn của các ông Tổng Thống. Họ không phải là siêu nhân, và tất nhiên cũng không phải là những "ông Trời". Nước Mỹ lớn nên Tổng Thống Mỹ có nhiều quyền lực cao nhưng các ông vẫn thường xuyên bị dân Mỹ chỉ trích những khuyết điểm cá nhân và sai lầm trong chính sách. Nước Việt ta cũng đã có thời đau khổ vì sự thay đổi và bất tín của những người lãnh đạo cao nhất của Mỹ. Cũng may là dân Mỹ rất nhân hậu nên xứ Cờ Hoa vẫn là quê hương thứ hai của hàng triệu người Việt tỵ nạn Cộng sản, và hàng trăm ngàn thân nhân di dân sau này.


Còn câu hỏi của bạn là "các Chú Bác những chiến hữu của Ba tôi ngày xưa được chìa khóa HO để đến thiên đường nước Mỹ, có còn nhớ đến bạn bè chiến hữu, quê hương hay không. Mà sao ai cũng chen chân bỏ lại “chùm khế ngọt” mà hân hoan làm kẻ lưu vong?" thì nếu nhìn kỹ, bạn đã thấy là có nhiều người vẫn không "hân hoan làm kẻ lưu vong" đâu, mà vẫn NHỚ đến đất nước và mấy chục triệu người còn ở quê nhà.

Vì nỗi NHỚ đó, hàng ngàn người đã sớm từ chối cuộc sống đầy đủ, bình an ở "thiên đường Mỹ" này để tìm đường trở lại quê hương giải cứu đồng đội và đồng bào đang sống trong ngục tù Cộng sản. Hàng trăm người đã âm thầm nằm xuống trên đường quay lại quê hương. Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, cũng đã có rất nhiều người tiếp tục dấn thân về nước đấu tranh, bất chấp hiểm nguy, tù tội. Gần đây cũng đã có một số người bỏ sự nghiệp to lớn ở xứ Mỹ để tìm đường hồi hương cùng anh chị em chí hữu ở quê nhà góp sức tranh đấu. Ở đâu cũng có kẻ quên người nhớ, nhưng không ai lại trâng tráo với phận lưu vong đâu bạn ạ!

Còn so với những "Người Mỹ Gốc Việt" cùng lứa tuổi với bạn đang sống "cách xa hai nửa bán cầu" , thì tất nhiên phải có nhiều điểm khác nhau. Môi trường xã hội, giáo dục và sinh sống khác nhau tất sẽ tạo nên những kiến thức, phong thái và mong đợi khác nhau. Những bạn trẻ ở Mỹ có những yếu tố và điều kiện mà bạn ở VN sẽ không thể nào có được, và ngược lại.

Nhưng điều đáng để chúng ta nói với nhau nhiều hơn là "vì sao, hấp lực gì mà hàng triệu người miền Nam đổ xô ra biển không định hướng những năm sau 1975 đến những năm 1990 và tiếp tục đến bây giờ bằng nhiều cách"

Bạn trẻ thân mến,
Ở đời, đại đa số con người đều ham sống và ích kỷ. Thông thường, không ai muốn phiêu lưu trong cảnh 'thập sinh nhất tử', và không ai sẵn sàng bỏ hết những tài sản đã dầy công xây dựng suốt đời để tham dự một hành trình biệt xứ mà tỷ lệ sống sót rất nhỏ bé. Nhưng sau khi Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, hàng triệu người đã đồng loạt có hành động bỏ nước ra đi, bất chấp hiểm nguy và những đe dọa sinh mạng trên đường tìm tự do. Điều đáng nói không phải là chỉ có người miền Nam từ khước chế độ mới, mà hàng trăm ngàn người dân ở miền Bắc Việt Nam cũng đã không muốn ở lại với đất nước khi mà chế độ miền Bắc đã chiến thắng được miền Nam. Trong hơn một thập niên vùng vẫy vượt thoát đó, ít nhất là hơn 100.000 ngàn người đã chết thảm trên đường tìm tự do. Vậy có phải chăng hai chữ Tự Do quan trọng và giá trị hơn cả tài sản và sinh mạng của con người?

Và cho đến ngày hôm nay, vẫn còn có vô số người đang âm thầm tranh đấu để giành lại những gì mà người Việt ta đã mất: Độc lập, Tự do và Hạnh phúc. Ngay thời điểm này, có hơn chục người trẻ chẳng nợ nần gì với chế độ VNCH, đã bị toà án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt tổng cộng 83 năm tù. Tất cả cũng chỉ vì hai chữ TỰ DO.

Bạn trẻ Nguyên Giang thân mến,
Tôi dành thời giờ viết những dòng hồi đáp này đến bạn vì cũng vào khoảng năm 30 tuổi, tôi đã bỏ cả gia đình ở Mỹ để tìm đường về nước chiến đấu. Lý do đơn giản là tôi không quên, và đến giờ này vẫn chưa quên, là ở Việt Nam vẫn còn có những chiến hữu của tôi đang sống trong khốn khổ, nhục nhằn. Và ở nơi chốn đó, hàng chục triệu đồng bào Việt Nam vẫn chưa có điều kiện để sống trọn vẹn như là những con người đúng nghĩa - ở cả mặt vật chất lẫn tinh thần.

Ngày nay, sau hơn 30 năm sống trên đất Mỹ, Việt Nam vẫn là quê hương của tôi chứ không bị biến thành "cố hương" chỉ vì thời gian quá lâu và khoảng cách quá xa. Tôi đã dành một phần lớn cuộc đời của mình để góp phần giành lại Tự Do cho các đồng bào kém may mắn ở bên nhà và tôi sẽ tiếp tục sống với niềm vui phụng sự đó cho đến khi ở quê hương mình: Dân lao động nghèo không phải bán rẽ sức lao động để chỉ đổi lấy miếng cơm, và những người phụ nữ Việt Nam khốn cùng sẽ không phải đem nhân phẩm hay cuộc đời để tìm một cơ may thoát khổ.

Và hơn cả, tôi muốn được góp sức cùng với những người Việt Nam có tâm huyết để hóa giải tình trạng độc tài, tham ô và bất công ở nước mình, để một ngày không xa, Việt Nam sẽ là một đất nước mà toàn thể người Việt, dù ở đâu và làm gì, cũng đều có thể ngẫng cao đầu hãnh diện về quê hương. Mơ ước của tôi là ở đất nước mình sau này: Cơm No Áo Ấm sẽ được bảo đảm, Công Bằng Xã Hội sẽ được nêu cao, và Nhân Phẩm Con Người sẽ được tôn trọng.

Khi đó, thực tế sẽ tự nó được giải đáp rất nhiều thắc mắc của các bạn trẻ về nước Mỹ.

Đầu Xuân Tết đến, tôi xin chúc bạn Nguyên Giang và các bạn trẻ một năm mới nhiều sức khỏe và thành công trong việc học, việc làm. Hy vọng rằng những lời tâm tình đầu năm này sẽ đem đến cho bạn được một số niềm vui nho nhỏ để vững lòng chờ đợi những niềm vui lớn hơn sẽ đến trong một tương lai thật gần.

Mong lắm thay!

Thân mến,
Texas ngày 9 tháng 1 năm 2013
Nguyễn Công Bằng

Ý kiến bạn đọc
20/02/201303:50:49
Khách
Thưa Bác Nguyễn Công Bằng !
Bẵng đi một thời gian hôm nay con mới vào được trang và con mới biết Những Câu Hỏi của con được quan tâm và chú ý ! Cám ơn Bác đã giải toả được những thắc mắc của con một phần nào. Kính chúc Bác vui khoẻ nhiều cống hiến cho Cuộc thi ! Và cũng cảm ơn những ý kiến chia sẻ đóng góp !
Trân trọng !
20/01/201318:40:24
Khách
Tui bị thiên hạ ghét vì ganh tỵ chứ tui không có ganh tỵ.
Vì những người ganh tỵ là ngu, bần tiện, không biết đọc sách Phật dạy heheh.
Nếu ai mà để ý sẽ thấy tỉ lệ người ganh tỵ ở Mỹ cao hơn VN là 100/1 chắc tại ở Mỹ khổ quá nên mới vậy.
25/02/201300:59:49
Khách

Nếu 'nick" 1n1nh chúc b là của bạn trẻ Nguyên Giang thì tôi xin cảm ơn bạn đã có lời hồi đáp.
Mời bạn xem thêm các suy nghĩ khác của tôi ở mạng cá nhân: www.congbang.net
Chúc bạn được nhiều an bình và thành công!
ncb
12/01/201321:16:41
Khách
Có sao nói vậy nghe, đừng có xấu che tốt khoe!!.
Xứ Mỹ này cày thấy bà, tiền là trên hết, kỳ thị, ganh tỵ, lường gạt, sạo là số một.
14/01/201308:30:36
Khách
Bai viet hay!
15/01/201317:27:02
Khách
Bạn conmeo ơi! Bạn đã suy bụng ta ra bụng người rồi! “Xứ Mỹ này cày thấy bà, tiền là trên hết, kỳ thị, ganh tỵ, lường gạt, sạo là số một,” Bạn không biết cày mà có tiền tốt hơn là cày chết bà mà vẫn bị đói khát sao? Còn ganh tị lường gạt và xạo: Tùy vào hạnh kiểm từng người, không phải ai cũng vậy!

Cám ơn tác giả Nguyễn Công Bằng đã có bài viết rất hay hồi âm cho bạn trẻ Nguyên Giang. Tác giả nói đúng, đây cũng là một số điểm trong những gì mà chúng tôi muốn nói với bạn Nguyên Giang.

Bạn Nguyên Giang, bạn còn rất trẻ, nếu cố gắng, bạn sẽ có cơ hội ra nước ngoài học tập. Đừng nãn long. Chúc bạn may mắn!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,836,459
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Nhạc sĩ Cung Tiến