Hôm nay,  

Vợ Bỏ!

20/04/201300:00:00(Xem: 269352)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Ông là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu.

Ông hàng xóm khu chung cư người Việt từ hồi bị vợ bỏ đâm ra đổi tính đổi nết, đang hiền như con gái bỗng dưng cục cằn thô tục, đang lành như Bụt bỗng dưng trở nên cám lợn dở hơi.

Bình thường, đậu lộn vào ô xe chỗ của ông, ông yên lặng lái xe ra đậu xa xa ngoài đường. Nhưng tối hôm qua, người bị vợ bỏ dộng cửa nhà người đậu xe nhầm, đập ầm ầm, chửi trời chửi đất, chửi văng xích địa, chửi luôn hàng xóm. Bao nhiêu ngôn ngữ hàng tôm hàng cá vừa tiếng Việt vừa tiếng Anh, ông hàng xóm sổ tuốt tuột vào mặt vào tai người nhầm chỗ đậu.

— Đ… mày! F… you!

Người kia biết tội, cứ liên tục mở miệng xin lỗi,

— Em lạy quan bác! Em xin quan bác! Em nhầm! Quan bác bỏ qua.

Tối, nửa đêm về sáng, ông mở nhạc hết bài Đàn Bà, “Ôi đàn bà lại là con dao làm tim nhỏ máu…”, lại tới bài Lầm, “Anh đã lầm đưa em sang đây…”, nghe buồn nẫu ruột nẫu gan. Nửa đêm thanh vắng, âm thanh nhạc sến vang dội len lỏi qua bốn bức tường phiền tai chung cư. Nhưng hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau, người người chép miệng nói, thôi, nhịn, bỏ qua.

Sáng, người bị vợ bỏ mở cửa lái xe đi làm, cô hàng xóm sát vách liếc trộm nhìn vào thấy chai bia trống rỗng nằm la liệt trên thảm. Cô thông báo,

— Bên trong chai bia đen ngòm tàn thuốc lá!

Chiều đi làm về, người bị vợ bỏ đi bộ ra đầu ngõ ghé tiệm tạp hóa 7-Eleven mua mấy két bia và nguyên một cây thuốc Malboro. Con nít trong xóm có đứa ngỗ nghịch, đi theo lấy đá chọi. Người bị vợ bỏ dừng lại, mở miệng nói cám ơn, tay móc bóp, trong đó có bao nhiêu tiền, ông ta chia đều cho đám con nít. Cô hàng xóm thông báo bản tin cho mọi người trong chung cư, rồi buông lời kết luận,


— Thằng chả mát rồi, mát thiệt tình. Bả biết chi không? Cho đám con nít tiền xong, thằng chả lại đi bộ về nhà, lấy mớ tiền khác, rồi lại đi bộ ra đầu ngõ mua bia mua thuốc. Cứ như vậy. Gần một tuần rồi. Mà bà chị nhìn coi, mới gần một tuần, thằng chả người gầy xanh lét, thịt da biến đâu mất tiêu, nhìn cứ như con chàng hiu.

Nữ phóng viên đài CCCC (Chung Cư Cây Cam) xuống giọng, nói thì thào,

— Hôm qua tui còn nhìn thấy thằng chả xé mấy cái áo cũ, cuộn tròn lại giống như sợi dây thừng. Mắt còn liếc nhìn lên trần nhà như đang tìm chỗ để treo sợi dây…

Tối thứ Sáu, hoạt cảnh ông hàng xóm bị vợ bỏ vẫn tiếp diễn trên sân khấu của Chung Cư Cây Cam như thường lệ. Hoạt cảnh kéo dài cho tới nửa đêm về sáng của ngày thứ Bẩy, tự nhiên hoạt cảnh ngừng, thôi diễn. Căn phòng trọ của người đàn ông bỗng tự nhiên trở nên yên lặng, yên phăng phắc, không “lại là con dao” mà cũng chẳng “anh đã lầm”… Không ai hiểu chuyện chi đã xảy ra. Có người tự nhiên nhớ tới lời của cô hàng xóm, mọi người trong chung cư yên lặng hồi hộp chờ đợi giây phút đèn xanh đèn đỏ của xe cấp cứu và xe cảnh sát chớp sáng một góc của Chung Cư Cây Cam.

Nguyên ngày Chúa Nhật, người người trong khu chung cư tấp nập kéo đến gõ cửa hỏi người nữ phóng viên đài CCCC, nhưng cũng không ai biết chi thêm. Có người đề nghị phá cửa xông vào nhà, nếu không xác của thẳng chả sình thối, mất vệ sinh toàn khu phố. Có người nói gượm hẵng, để coi…

Sáng thứ Hai, căn phòng vẫn tiếp tục yên lặng như tờ. Người trong chung cư lại kéo tới tổng đài CCCC, hỏi thăm tin tức. Tổng đài đóng cửa kín mít, ngay phía trước dán bản tin ngắn ngủn, cộc lộc:

— Về rồi!

Tối thứ Hai, trong nhà lại thấy râm ran tiếng đọc kinh Mân Côi của đôi vợ chồng son. Tiếng đọc kinh của ông chồng lần này nghe có vẻ to và sốt sắng hơn cả tiếng cô vợ.

Nguyễn Trung Tây

Ý kiến bạn đọc
27/04/201316:29:53
Khách
Ở đâu có người Việt Nam thì ở đó sẽ có lắm chuyện thị phi.Chuyện rất thực tế,cảm ơn tác giả./.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,442,066
Tại Hoa Kỳ, trong Tháng Năm có lễ Mother's Day. Năm nay, Lễ Mẹ là Chủ Nhật của tuần lễ thứ hai ngày 8-5-2011. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Giang Thiên Tường là chuyện dành cho mùa lễ me. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết và bổ tục địa chỉ liên lạc cùng sơ lược tiểu sử.
Ngày ấy đã là quá khứ chìm trong 36 năm, mà sao mỗi khi nhớ đến, tôi vẫn buồn rầu
Còn 5 tháng nữa mới tới ngày khai mạc Đại hội Không Quân thu hẹp trong phi đoàn cũ của tôi
Tác giả hiện là cư dân Virginia, có ba tập truyện ngắn đã xuất bản. Sau đây là bài viết đặc biệt của ông nhân dịp kỷ niệm 30 Tháng Tư: chuyện một việt kiều về thăm mộ bạn cũ và chuyện người nghĩa quân VNCH biến khu mộ của các đồng đội cũ thành nơi thờ cúng các anh hùng liệt nữ.
Tôi đến Mỹ năm 1993, lúc khu East-San Diego của City Height chưa phát triển rộng lớn
Những khái niệm về tháng tư; thời gian trên cuốn lịch thay đổi
Bài viêt sau đây được dịch từ nguyên tác, Home is Where You are Happy, đăng trên báo Time số ra ngày 8-7-1985. Tác giả Henry Grunwald là một di dân đến Hoa Kỳ khi đã 17 tuổi và trở thành tổng-biên-tập gốc Áo của tuần báo TIME. Bài viết nói lên những nhận xét và cảm nghiệm sâu sắc về ý nghĩa hai chữ quê hương dưới cái nhìn của một di dân.
Tác giả cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, đồng thời cũng là một nhà giáo kỳ cựu. Trước 1975 ông từng dạy học ở một số trường như: Trường Sinh Ngữ Quân Đội Sài Gòn, Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Hội Việt-Mỹ (Sài Gòn, Đà Lạt) Trường Chánh Trị Kinh Doanh, Đại Học Văn Khoa, Viện Đại Học Đà Lạt.
Tác giả là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù nhân, định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông kể về một cựu sĩ quan cảnh sát.
Tôi ngồi viết những dòng này cho Bạn, khi mà 36 năm đã trôi qua
Nhạc sĩ Cung Tiến